Nguyên nhân gai cột sống lưng: Không hẳn chỉ do tuổi tác

(4.5) - 78 đánh giá

Nguyên nhân gai cột sống lưng phần lớn là do tuổi tác. Song bên cạnh đó, bệnh còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác.

Cột sống lưng là phần xương bằn phía sau lồng ngực, giữa 2 xương bả vai. Nó kéo dài từ dưới cổ đến đầu thắt lưng. Cột sống lưng là một phần của cột sống. Nó có nhiệm vụ giữ cho thân hình bạn thẳng đứng và uyển chuyển trong các hoạt động thường ngày như đi đứng, xoay chuyển…

Gai cột sống lưng là bệnh khiến bạn cảm thấy đau nhức ở phần lưng mỗi khi bước đi hoặc thay đổi tư thế. Bệnh làm cản trở mọi hoạt động sống thường ngày nếu cơn đau diễn ra thường xuyên và tăng nặng theo thời gian. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể khiến bạn bị mất khả năng vận động.

Dù bệnh xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi nhưng những triệu chứng có liên quan đến gai cột sống lưng như đau thắt lưng, tê mỏi từ xương bả vai lan xuống cánh tay… lại thường xuất hiện ở đối tượng từ 20-35 tuổi. Lý do là vì đây là những người thường xuyên mang vác vật nặng trên lưng như ba lô đựng laptop, sách vở hoặc làm công việc có tính chất ít vận động (văn phòng, lễ tân, bán hàng…).

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống lưng

Xương sống là nơi bị tác động nhiều nhất khi bạn đi đứng, khuân vác vật nặng, cúi lên cúi xuống. Bệnh gai cột sống lưng thường xảy ra ở người cao tuổi. Vấn đề xuất phát từ phần bao xơ đĩa đệm (là đĩa tròn nằm giữa 2 đốt sống) bị lão hóa và xẹp đi theo tuổi tác. Điều này khiến các đốt sống gần nhau tiếp xúc trực tiếp nên bị mòn dần do ma sát. Từ đó, các gai xương hình thành gây cảm giác đau đớn khi bệnh nhân di chuyển, cử động.

Ngoài lý do tuổi tác, bệnh gai cột sống lưng còn do 3 nguyên nhân chính sau:

Bệnh viêm khớp cột sống mãn tính

Tình trạng viêm khớp mãn tính gây ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống. Theo thời gian, các sụn dần bị mài mòn khiến nó thô ráp khiến 2 bề mặt xương đốt sống cọ xát trực tiếp lên nhau. Khi đó, cơ thể sẽ tự vận hành quy trình điều chỉnh “sự cố” trên. Tuy nhiên, quy trình này cũng đồng thời khiến các gai xương hình thành.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Canxi lắng đọng quá nhiều ở các dây chằng và gân

Đây là trường hợp gai cột sống lưng phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Tuổi càng cao, cột sống ngày càng thoái hóa. Tình trạng này diễn ra đồng thời với quá trình lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat khiến các xương đốt sống ngày càng mất nước và bị canxi hóa.

Gai cột sống lưng do chấn thương

Các chấn thương quá mạnh lên phần lưng sẽ khiến các xương hoặc khớp ở cột sống bị hư hại. Phản ứng tự chữa lành của cơ thể sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống.

Những yếu tố nguy cơ khác làm tăng cường khả năng gây ra nguyên nhân gai cột sống lưng bao gồm:

– Thường xuyên chơi thể thao cường độ mạnh

– Ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế

– Thường xuyên mang ba lô hoặc vật nặng trên lưng

– Ngồi lâu trước máy tính

– Tình trạng thu hẹp lồng ngực

– Mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

– Loãng xương

– Nhiễm trùng cột sống

– Khối u ở cột sống

Tất cả yếu tố nguyên nhân gai cột sống lưng cho thấy rằng dù là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tư thế, dáng người nhưng cột sống cũng rất dễ bị tổn thương. Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là tập thể dục để cột sống luôn dẻo dai, uyển chuyển, không đặt áp lực quá nặng lên cột sống, không ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế…

Dù đau thắt lưng hoặc đau lưng là một phần trong triệu chứng gai cột sống lưng nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đau lưng đều là dấu hiệu của bệnh. Nếu cơn đau kéo dài, bạn cần đi khám bệnh ngay. Dựa vào những thông tin bạn cung cấp như thời gian cơn đau xuất hiện, mức độ đau… kèm với triệu chứng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán phù hợp. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm như chụp X-quang hoặc quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để có được kết luận chính xác.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chất ngọt nhân tạo có thể gây vô sinh ở phụ nữ

(70)
Mọi người đều biết việc uống nước ngọt (hay còn gọi là soda, nước giải khát có gas) không mang lại lợi ích cho sức khỏe, vì thức uống này chứa rất ... [xem thêm]

Cách nuôi con ăn dặm kiểu Tây cho bé từ 1 đến 2 tuổi

(43)
Chúng tôi gợi ý cho bạn thực đơn chi tiết của một ngày khi bạn muốn nuôi con ăn dặm kiểu Tây với đầy đủ dưỡng chất cần thiết.Khác với cách ăn dặm ... [xem thêm]

Viêm bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(63)
Viêm bao quy đầu là tình trạng liên quan đến sức khỏe vùng kín của nam giới. Nó có thể gây ra nhiều tác động lớn nếu không được chữa trị đúng cách.Quy ... [xem thêm]

Giật mình vì 8 thói quen của bố mẹ có thể làm hư con

(80)
Khi dần lớn lên, trẻ bắt đầu biết quan sát, tìm hiểu học hỏi về cơ thể mình, về những gì mình làm được và tất cả mọi thứ xung quanh thông qua chính ... [xem thêm]

Sự trinh trắng: Một quyết định mang tính cá nhân

(87)
Đôi lúc có vẻ như mọi người trong trường đang bàn tán về việc ai đó còn trinh tiết không hay đã “mất”. Đối với cả nam lẫn nữ, áp lực thỉnh thoảng ... [xem thêm]

Những biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường

(17)
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ có gì khác so với nam giới? Chúng tôi chia sẻ với bạn ngay dưới đây!Theo một nghiên cứu của tạp chí Annals of ... [xem thêm]

Muốn con tăng chiều cao, đừng bỏ qua việc tập luyện thể dục

(29)
Một người cao lớn có nhiều cơ hội, hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Muốn con tăng chiều cao, hãy cùng con tập các bài tập căng cơ, cổ và kéo giãn cột sống. ... [xem thêm]

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh scurvy

(87)
Bệnh scurvy (bệnh scorbut) là một chứng bệnh ít người biết đến. Nguyên nhân gây bệnh là tình trạng thiếu vitamin C liên tục trong nhiều ngày.Bệnh scurvy là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN