Nguy cơ đột quỵ do động vật cắn

(4.24) - 58 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn là gì?

Huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn được chỉ định chỉ trong việc điều trị chứng nhiễm nọc độc do vết cắn của rắn.

Bạn nên dùng huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn như thế nào?

Huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn được sử dụng bằng cách truyền tĩnh mạch với tốc độ không vượt quá 1ml mỗi phút hoặc được pha loãng trong 500 ml dung dịch truyền tĩnh mạch (dung dịch natri clorua hoặc dung dịch Dextroza 5%) và được sử dụng càng nhanh chóng càng tốt trong hơn 1 – 2 giờ đồng hồ. Khi pha loãng huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn, bạn nên hòa trộn bằng cách khuấy nhẹ là lắc đều để tránh tạo bọt. Bạn nên bổ sung dịch truyền mỗi giờ đồng hồ cho đến khi vết sưng ở chỗ bị cắn dừng tiến triển và các dấu hiệu và các triệu chứng toàn thân cũng biến mất. Khi đã dùng đầy đủ liều lượng thuốc, thường có thể thấy được sự cải thiện của các dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân.

Bạn nên bảo quản huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ 20C – 80C, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn cho người lớn như thế nào?

Liều khởi đầu phụ thuộc vào sự ước tính lượng nọc độc như sau:

  • Nếu lượng nọc độc nhỏ (gây tình trạng sưng phù tại nơi vết cắn đang tiến triển nhưng không có các triệu chứng toàn thân), bạn nên sử dụng 5 lọ thuốc nhỏ (50 ml).
  • Nếu lượng nọc độc vừa phải (gây tình trạng sưng phù vượt quá vị trí của vết cắn, có các triệu chứng toàn thân nhẹ và/hoặc xuất hiện tình trạng bất thường ở máu và sự đông máu), bạn nên sử dụng 5 đến 10 lọ thuốc nhỏ (50 đến 100 ml).
  • Nếu lượng nọc độc lớn (gây ảnh hưởng tại nơi vết cắn lan rộng và phát triển nhanh, xuất hiện các triệu chứng toàn thân và dấu hiệu của sự tan máu hoặc đông máu), bạn nên sử dụng 10 đến 20 lọ thuốc nhỏ (100 đến 200 ml) hoặc nhiều hơn.

Liều dùng huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em và người lớn nhẹ cân (cân nặng cơ thể nhỏ hơn 40 kg) có thể dùng lên đến hơn 50% liều lượng huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn.

Huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn có những dạng và hàm lượng nào?

Huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn có dạng và hàm lượng là: thuốc tiêm 10 ml.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn?

Tác dụng ngược nghiêm trọng và không thể phục hồi của huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn là góp phần làm tăng nhiều biến chứng hơn bao gồm mày đay, đau khớp, sốc, phản ứng phản vệ.

Các triệu chứng của phản ứng ngược bởi huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn hầu như đều có thể chịu được và nếu có trở nặng, chúng có thể được điều trị theo triệu chứng, các triệu chứng của phản ứng ngược có tính này bao gồm khó thở, hạ huyết áp, bệnh huyết thanh.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào được điều chế từ huyết thanh rắn, cần phải xem xét đầy đủ để phát hiện ra sự tồn tại của tình trạng mẫn cảm nguy hiểm.

Bác sĩ sẽ xem lại kỹ lưỡng tiền sử bệnh của bệnh nhân, bao gồm bất kỳ báo cáo nào về bệnh hen suyễn, chứng mày đay hoặc các biểu hiện dị ứng khác;

Nếu bạn có các phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với ngựa hoặc với thuốc tiêm huyết thanh ngựa trước đây, bạn nên thực hiện một cuộc xét nghiệm thích hợp để phát hiện chứng mẫn cảm (xét nghiệm ở da) ở mỗi bệnh nhân trước khi sử dụng huyết thanh ngựa, không kể đến tiền sử bệnh.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số các loại thuốc không nên được sử dụng chung với nhau, nhưng trong các trường hợp khác hai loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng chung với nhau thậm chí nếu có xuất hiện sự tương tác thuốc. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng thuốc của bạn, hoặc các biện pháp đề phòng khác có thể cần thiết. Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa nào khác.

Nguy cơ tăng cao mức độ nghiêm trọng của chứng sốc phản vệ khi thuốc này được sử dụng chung với thuốc chẹn thụ thể β.

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến huyết thanh miễn dịch nọc độc rắn ?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe nào.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Bạn chỉ dùng thuốc khi cần thiết và chuyên viên y tế sẽ tiêm thuốc giúp bạn.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bạn sẽ được bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chỉ định và theo dõi khi sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Những phương pháp điều trị hở van tim hiện nay

(98)
“Bệnh hở van tim có chữa được không?” là câu hỏi thường gặp ở những người được chẩn đoán mắc bệnh hở van tim. Thực tế, cách điều trị bệnh ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào gây đau bắp tay?

(11)
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bắp tay, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Đối với đau bắp nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà, nhưng hãy đến ... [xem thêm]

Loại sản phẩm thay thế nicotine nào thích hợp với bạn?

(79)
Liệu pháp thay thế nicotine (NRT) có thể giúp giảm các triệu chứng cai nghiện khó khăn và sự thèm muốn mà 70% đến 90% người hút thuốc cho là lý do duy nhất ... [xem thêm]

18 lợi ích của bắp cải đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

(21)
Bắp cải là loại rau củ rất quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình Việt. Thế nhưng, phần lớn chúng ta lại chưa biết hết lợi ích của bắp cải đối ... [xem thêm]

Bạn đã chữa đau mắt đỏ đúng cách chưa?

(52)
Hiện tượng đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt có thể phòng ngừa. Thời gian phát bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên và cách điều trị.Ngày nay, ... [xem thêm]

Tác dụng tuyệt vời của quả mít bạn muốn mua về ăn ngay

(66)
Quả mít (hay trái mít) là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc mà bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng ở chợ và siêu thị. Không chỉ hấp dẫn với hương ... [xem thêm]

Dây rốn quấn cổ thai nhi: Có nguy hiểm như mẹ bầu vẫn nghĩ?

(28)
Hầu hết các mẹ bầu thường tỏ ra rất lo lắng khi nghe bác sĩ cho biết bé cưng đang bị dây rốn quấn cổ. Song thực tế là bạn có nên quá lo lắng khi bé ... [xem thêm]

Đau nửa đầu bên trái và những điều cần biết

(57)
Cơn đau nửa đầu bên trái xuất hiện bất ngờ có thể là dấu hiệu đáng báo động. Để điều trị hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN