Nếu đi giày cao gót khi mang thai bạn dễ gặp 6 rủi ro

(3.53) - 88 đánh giá

Đi giày cao gót khi mang thai có phải là một sự lựa chọn thông thông minh? Câu trả lời là không bạn nhé vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả hai mẹ con.

Dù bác sĩ luôn khuyến cáo rằng bà bầu không nên mang giày cao gót trong suốt thời gian thai nghén nhưng không ít phụ nữ vẫn làm điều này. Thực tế, ngoài việc gây cảm giác khó chịu, đi giày cao gót khi mang thai còn gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng khác.

Những tác hại nếu đi giày cao gót khi mang thai

1. Co rút cơ bắp chân

Khi mang giày cao gót trong một thời gian dài, cơ bắp của bạn luôn ở trong tình trạng căng cứng và dễ dẫn đến chuột rút. Chứng co rút này thường nghiêm trọng hơn trong thời kỳ mang thai.

2. Đau lưng

Giày cao gót làm thay đổi tư thế đứng của bạn. Cơ xương chậu bị đẩy về phía trước, thắt lưng cong nhiều hơn, tư thế này tạo rất nhiều áp lực lên vùng chậu và khớp sau, do đó làm đau nhức khớp vùng hông. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, các dây chằng ở lưng được nới lỏng để giữ bé, khi đi giày cao gót sẽ kéo căng chúng và gây đau nhức.

Mời bạn xem thêm bài Mẹ đã biết cách khỏi đau lưng khi mang bầu?

3. Mất cân bằng

Khi mang thai, lực chân của bạn trở nên yếu đi do cân nặng tăng và sự thay đổi của hormone. Bên cạnh đó, trọng tâm của cơ thể cũng bị thay đổi, nên khi đi giày cao gót sẽ khiến chân chịu gánh nặng nhiều hơn. Do đó, bạn sẽ dễ mất thăng bằng và té ngã, gây nguy hiểm.

4. Giãn cơ

Cũng giống như vùng bụng và vùng lưng, dây chằng vùng bắp chân cũng dần nới lỏng theo sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi mang giày cao gót, cơ bắp chân sẽ giãn nở. Bạn sẽ thấy đôi giày bỗng trở nên chật hơn, gây đau đớn và khó chịu.

5. Sưng tấy chân

Trong thời kỳ mang thai, chứng phù nề, sưng chân thường xuyên xảy ra. Việc mang giày cao gót sẽ khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.

6. Sẩy thai

Mang giày cao gót có nguy cơ sẩy thai rất cao do bạn dễ bị vấp ngã. Vì vậy, hãy mang giày bệt để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Làm gì nếu bạn vẫn cần đi giày cao gót khi mang thai?

Đi giày cao gót khi mang thai là việc không tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn hãy chú ý khi mang giày cao gót:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể mang giày cao nhưng thấp hơn một chút so với bình thường. Sau đó, cơ của bạn sẽ yếu dần và lỏng lẻo, lúc này bạn nên hạn chế đi giày quá cao.
  • Mua giày dép thoải mái, không gây bí, chật chội.
  • Không nên mang giày gót nhọn cao, gót nhọn thấp và giày platform. Gót càng nhọn bạn càng khó giữ thăng bằng.
  • Bạn không nên mang giày cao gót suốt cả ngày, hãy cho chân thời gian nghỉ ngơi. Tháo giày ra, thư giãn chân và mang giày lại. Lót thêm miếng đệm không phải là một ý tưởng hay vì nó sẽ làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, ảnh hưởng đến việc đi bộ. Ngoài ra, dây chằng quá căng thẳng cũng sẽ dẫn đến sự căng cơ và mất ổn định.
  • Tránh đi bộ hoặc đứng quá lâu trên giày cao gót. Nếu bạn bắt buộc phải mang giày cao gót, hãy dành thời gian để ngồi chứ không đứng hay đi.
  • Thay giày cao gót bằng giày đế bằng cho những hoạt động hàng ngày.
  • Nếu bạn cảm thấy khó chịu do đi giày cao gót, hãy massage chân và tập thể dục cho các cơ.

Nhiều người nghi ngờ đi giày cao gót khi mang thai là nguyên nhân gây chứng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch có thể là do di truyền, có tiền sử huyết khối… Đi giày cao khi mang thai có thể gây rủi ro cho mẹ và bé. Vì vậy, bạn cần thận trọng trong trường hợp này nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Trắc nghiệm] Bạn nên làm gì để nói không với rác thải nhựa?

(22)
Rác thải nhựa đã trở thành vấn đề lớn gây ô nhiễm môi trường và được hầu hết quốc gia trên thế giới quan tâm. Vậy bạn cần thay đổi gì để nói ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì khi con mê game và internet?

(62)
Thiếu niên ngày nay phải đối mặt với rất nhiều thứ làm cho chúng bị xao lãng và quên đi những mục tiêu quan trọng cho tương lai. Trong thế giới truyền thông ... [xem thêm]

Người tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra đường huyết thường xuyên thế nào?

(92)
Mục đích của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là để giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, rất nhiều ... [xem thêm]

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không?

(33)
Viêm lộ tuyến cổ tử cung (hay viêm cổ tử cung lộ tuyến) là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có ... [xem thêm]

Loại sữa nào tốt cho mẹ bầu khi bị đái tháo đường thai kỳ?

(58)
Nếu bị chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ, bạn có thể có rất nhiều thắc mắc, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Trong đó, câu hỏi đái tháo ... [xem thêm]

Những dấu hiệu của trường mầm non mà bạn không nên cho con học

(16)
Nếu đang phân vân giữa muôn vàn các trường mầm non, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào có được sự chọn lựa ưng ý và tránh những trường ... [xem thêm]

8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến bạn nên cẩn thận

(49)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

Đồ chơi tình dục có nguy hại đến tình cảm vợ chồng?

(13)
Ý nghĩ về sự nguy hại của đồ chơi tình dục có thể khiến bạn cho rằng đây là thứ “xấu xa” cho đến khi bạn khám phá một số lợi ích của món đồ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN