Bé mới biết đi lúc nào cũng dồi dào năng lượng nhất. Bạn có thể giúp bé cưng trở nên hoạt bát và thông minh hơn với 10 hoạt động vừa học vừa chơi.
Ở giai đoạn tập đi, bé yêu lúc nào cũng tinh nghịch và thích đi đứng, vui chơi cả ngày. Lựa chọn hoạt động vui chơi thích hợp không chỉ giúp con cảm thấy thoải mái mà còn giúp bé học hỏi được nhiều điều về thế giới. Chúng tôi xin mách nhỏ với bạn 10 hoạt động bổ ích vừa học vừa chơi cho bé mới biết đi ngay trong bài viết dưới đây.
1. Cho bé mới biết đi nhận biết các con vật
Một trong những điều cơ bản nhất mà bé cần học là khả năng nhận diện các con vật. Hãy sử dụng các thẻ có vẽ hình và ghi tên các loài động vật hoặc những con gấu nhồi bông để chỉ cho bé.
- Bằng cách này, mỗi khi chơi bất cứ một món đồ chơi nào, bé đều sẽ chú ý đến tên của món đồ chơi đó.
- Từ đó, bé sẽ học được cách nhận diện đồ chơi và học được cách đánh vần.
- Bạn cũng có thể dùng cách này để dạy bé về số, các loại hình dạng và từ ngữ.
2. Chọn một ký tự mỗi ngày
Chọn một ký tự cho mỗi ngày, chẳng hạn chữ “B”. Hãy cho bé tham gia các hoạt động có liên quan đến chữ cái mà bạn đã chọn.
- Bạn có thể làm cho bé món thịt bò, cho bé xem hình một chú bê con…
- Dạy cho trẻ hiểu cấu trúc của chữ B bằng cách cho bé dùng đất sét để nặn thành chữ này.
3. Trò chơi ghép từ
Ghép từ là một trò chơi nổi tiếng trên thế giới dành cho mọi lứa tuổi. Luật chơi của trò này rất đơn giản và linh hoạt. Do đó, bạn có thể dễ dàng cho bé chơi.
- Ghép từ là cách tốt nhất để giúp bé mới biết đi hứng thú với việc học.
- Hướng dẫn bé và bạn bè chơi trò này. Hãy bắt đầu bằng cách ghép những từ dễ.
- Bé không cần phải tuân theo các quy tắc, chỉ cần sử dụng bảng chữ cái là đủ.
4. Bánh chữ
Bạn có thể dạy cho bé các ký tự bằng cách dùng những món ăn:
- Làm một cái bánh nhỏ và cho bé dùng sirô để viết chữ lên đó.
- Dạy bé cách sắp xếp các chữ cái đúng thứ tự để tạo thành 1 từ.
- Hãy cho bé một phần thưởng nhỏ, chẳng hạn một chiếc bánh mà bé thích mỗi khi bé ghép đúng.
5. Hạt đậu
Đây là một hoạt động giúp bé học mọi thứ xung quanh và giữ cho bé ngồi yên trong một khoảng thời gian dài. Bạn hãy cho bé dùng hạt đậu để sắp thành các chữ cái, số, hình dạng…
- Để bé phân loại thành từng nhóm.
- Để tăng thêm niềm vui, hãy chuẩn bị keo và cho bé dán các hạt đậu vào tờ giấy.
- Hoạt động này có thể giúp bé ngồi yên trong nhiều giờ đấy.
6. Mì ống vui nhộn
Thực phẩm là đồ chơi… tại sao không? Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là một ít dây và rất nhiều mì ống.
- Viết các chữ cái bằng những nét lớn và để trẻ dùng dây sắp lại đúng thứ tự.
- Nếu bạn muốn có thêm màu sắc, hãy nấu mì ống và tạo hình cho chúng.
- Bạn cũng có thể thử sử dụng phô mai để làm keo dán cho trò chơi này.
7. Làm bánh
Hoạt động này có thể giúp bạn dạy cho bé một vài phép tính đơn giản.
- Khi học được công thức để làm bánh muffin, bé cũng sẽ có một khái niệm cơ bản nhất về toán học.
- Bạn cũng có thể dạy bé giá trị dinh dưỡng của các thành phần có trong món bánh muffin.
- Sau khi nướng, hãy giúp bé trang trí món bánh muffin với tên của bé. Mỗi cái bánh sẽ là một ký tự tương ứng với tên của bé.
8. Đồ chơi cầu vồng
Trẻ nhỏ thường thích những món đồ chơi có nhiều màu sắc càng tốt. Vì vậy, bạn hãy sử dụng những món đồ chơi này để dạy cho bé về cầu vồng.
- Chọn các món đồ có màu của cầu vồng và sắp xếp chúng theo thứ tự.
- Lúc này, hãy yêu cầu bé chọn những món đồ chơi có màu sắc tương tự. Với trò chơi này, bé sẽ biết cách nhận diện, phân biệt các màu sắc khác nhau và có kỹ năng sắp xếp cơ bản.
9. Bảng cảm xúc
Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc của bản thân. Cách nhận ra cảm xúc, thể hiện cảm xúc và kiểm soát nó. Tốt nhất, để dạy bé về điều này, bạn hãy sử dụng các hình dạng khác nhau:
- Sử dụng các hình dạng cơ bản và xoay chúng để dạy cho trẻ những cảm xúc.
- Một nửa vòng tròn có thể là một nụ cười, quay nó lại sẽ là một cái chau mày.
- Khuyến khích bé thể hiện cảm xúc của bản thân.
10. Kiểm soát hành vi
Kỷ luật là điều mà cha mẹ luôn cố gắng để dạy cho con. Để giúp bé tuân theo các quy tắc cơ bản mà không cảm thấy khó chịu, bạn có thể sử dụng những bảng thời gian đầy màu sắc.
- Treo bảng thời gian này ở một vị trí mà bé có thể nhìn thấy mỗi ngày và dùng nó để ghi lại các hành vi của bé.
- Dán 1 mặt cười cho 1 hành vi tốt và 2 mặt cười cho một hành vi cực kỳ tốt! Bằng cách này, bé mới biết đi sẽ biết khi nào mình làm đúng và khi nào mình làm sai.
- Mỗi khi bé làm đúng mà bạn không cần phải nhắc nhở, hãy khen bé. Qua một thời gian, bạn sẽ thấy con mình có rất nhiều thay đổi đấy.
Đây là những hoạt động thú vị và đơn giản mà bạn có thể giúp vừa học vừa chơi. Bên cạnh đó, những hoạt động này còn giúp bé mới biết đi có những kiến thức cơ bản nhất về cuộc sống và dễ dàng thích ứng với việc học khi lớn lên.