Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách phòng chống mụn cóc

(3.52) - 67 đánh giá

Mụn cóc thường mọc trên bàn tay hoặc ngón tay và cần được điều trị dứt điểm nhằm ngăn ngừa mụn lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc cho người khác.

Tuy nhiên, mụn cóc thường có thể tái phát sau khi điều trị và nó có thể làm người bệnh phải điều trị dai dẳng mà không dứt bệnh.

Mụn cóc thường gặp là mụn phát triển trên da gây ra bởi một loại virus gọi là human papillomavirus (HPV). Virus này khiến các tế bào trên lớp ngoài của da nhanh chóng phát triển.

Các virus gây bệnh có thể truyền nhiễm sang người khác khi tiếp xúc với hạt mụn này hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn tắm, quần áo…

Nốt mụn thường có màu trùng với màu da, nhưng cũng có thể có màu đen (nâu hoặc xám đen), phẳng và mịn trên bề mặt da.

Phân loại mụn cóc

Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, và được xác định theo các khu vực nổi mụn trên cơ thể và hình dạng của nốt mụn.

Mụn cóc thông thường

Nếu bạn nhìn thấy các nốt mụn trên mặt, hãy kiểm tra bàn tay trước tiên vì virus gây bệnh có thể lây từ tay sang mặt thông qua việc gãi ngứa hoặc cắn móng tay.

Mụn cóc thông thường có những đặc điểm sau:

  • Mụn phát triển nhiều nhất trên các ngón tay, xung quanh móng và trên mu bàn tay
  • Thường xảy ra ở những nơi da bị xước, chẳng hạn như do cắn móng tay hoặc cắt tỉa móng
  • Mụn thường là chấm nhỏ màu đen
  • Sờ vào cảm thấy sần sùi

Mụn cóc chân

Mụn cóc chân có những đặc điểm sau:

  • Phát triển thường xuyên nhất trên lòng bàn chân
  • Có thể phát triển thành các cụm dày đặc
  • Mụn thường phẳng hoặc mọc ẩn bên trong (khi đi cảm giác đau do cấn phải nốt mụn ẩn)
  • Có thể gây đau như đạp phải sỏi đá
  • Mụn là những chấm màu đen

Mụn cóc phẳng

Dạng mụn này có những đặc điểm sau:

  • Mụn có thể mọc ở bất cứ nơi nào, ở trẻ em thường bị nổi ngay trên mặt, nam giới thường bị trong khu vực mọc râu và phụ nữ thì trên chân
  • Nhỏ hơn và ít sần sùi hơn các mụn cóc khác
  • Có khuynh hướng phát triển với số lượng lớn, từ 20–100 nốt mụn

Mụn cóc dạng sợi mảnh

Mụn cóc sợi mảnh có những đặc điểm sau:

  • Mụn là những sợi dài hoặc mập như ngón tay mọc trên da
  • Thường phát triển trên mặt: xung quanh miệng, mắt và mũi
  • Mụn phát triển rất nhanh
  • Khi virus HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể thường không thể chống lại virus gây ra mụn cóc.

Ai thường bị mụn cóc?

Bất cứ ai đều có thể gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, các đối tượng sau có nguy cơ nhiễm virus HPV cao hơn người khác, bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên
  • Những người cắn móng tay hay cắt tỉa móng bị trầy xước
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu

Ở trẻ em, mụn cóc thường tự biến mất mà không cần điều trị, nếu mụn không làm trẻ thấy đau hoặc khó chịu.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mẹ có nên tự chữa trị mụn cóc cho trẻ?

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Virus human papillomavirus (HPV) chính là thủ phạm gây ra mụn cóc, và những vết trầy xước trên da sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho virus thâm nhập vào cơ thể. Đương nhiên, chúng có thể lây lan từ người sang người. Bạn có thể bị mọc mụn do chạm vào mụn cóc hoặc đồ dùng của người bệnh.

Thông thường, các nốt mụn này phải qua khoảng vài tháng để phát triển kích thước và xuất hiện trên da nên hầu như không ai phát hiện ra có các nốt mụn bất thường đang mọc trên cơ thể mình.

Phòng chống

Để giảm nguy cơ lây lan virus gây bệnh này, bạn nên:

  • Không tỉa, cắt hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virus
  • Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên nốt mụn rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh
  • Đừng cắn móng tay nếu có mụn gần các móng
  • Giữ bàn tay khô ráo nhất có thể, vì da ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn phát triển nhiều hơn
  • Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc
  • Sử dụng dép tắm và đồ dùng riêng để không lây bệnh cho người xung quanh.

Hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện theo các phương pháp phòng chống là cách tốt nhất để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và tránh lây lan cho người khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Loại yoga bạn đang tập liệu có thích hợp?

(38)
Thật là khó chịu khi bạn tập yoga vài lần rồi mà vẫn chưa tìm được loại yoga phù hợp. Đừng quá lo lắng, bởi những lời khuyên hữu ích từ Hello Bacsi sau ... [xem thêm]

Đối tượng nào cần phải sàng lọc phát hiện đái tháo đường típ 2?

(58)
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường tiến triển âm thầm nên giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Do đó, xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp phát ... [xem thêm]

Nhận diện sớm tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh

(43)
75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ ... [xem thêm]

Phương pháp luyện bé ngủ bằng cách bế lên đặt xuống

(72)
Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống là một phương pháp luyện ngủ khá nhẹ nhàng. Đây là phương pháp luyện ngủ không nước mắt nhưng đòi hỏi rất ... [xem thêm]

Bệnh dại và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân

(74)
Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm có thể lây lan qua nước bọt. Bạn cần nắm được các thông tin cần thiết về bệnh này để biết cách bảo ... [xem thêm]

Chụp X-quang trong COPD có hiệu quả?

(100)
Một trong những xét nghiệm đầu tiên giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là chụp X-quang COPD. Thông qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được tình ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh ung thư biểu mô tế bào gan?

(90)
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm đã lấy đi mạng sống của nhiều người. Trong những năm qua, tỉ lệ mắc ung thư ngày càng gia tăng, đặc biệt là ung thư gan. ... [xem thêm]

Bạn sút cân đột ngột? 9 nguyên nhân khiến bạn phải đi khám bác sĩ ngay!

(58)
Có thể bạn cảm thấy vui mừng vì sụt cân nhanh chóng ngay cả khi chưa bắt đầu kế hoạch giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn bị sút cân đột ngột không chủ đích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN