Kiểm soát bệnh thận với những mẹo nhỏ từ bữa ăn

(3.83) - 44 đánh giá

Kiểm soát bệnh thận hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều người. Những mẹo nhỏ khi lựa chọn thực phẩm dưới đây sẽ là cách giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và đối phó với bệnh hiệu quả.

Khi bị bệnh thận, việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp bảo vệ cơ quan này khỏi những tổn thương. Điều này cũng góp phần kiểm soát các bệnh khác như tiểu đường và cao huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần duy trì khi mắc bệnh thận.

Những mẹo chung cho bữa ăn kiểm soát bệnh thận

  • Bạn không nên bỏ bữa ăn hoặc ăn trễ hơn nhiều giờ. Nếu không cảm thấy đói, bạn cũng nên cố gắng ăn 4–5 bữa nhỏ thay vì 1–2 bữa ăn lớn;
  • Nếu gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về những cách giúp bổ sung calo vào chế độ ăn uống. Chất béo lành mạnh như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải sẽ là lựa chọn tốt. Nếu không mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng nên sử dụng mật ong và đường để bổ sung lượng calo và tăng thêm năng lượng;
  • Bạn không nên tự ý dùng bất kỳ vitamin, khoáng chất, chất bổ sung hoặc các sản phẩm thảo dược nào mà không tham vấn bác sĩ trước đó;
  • Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về việc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn nói chung. Tiêu thụ một lượng lớn rượu cũng góp phần gây hại cho thận đấy.

Kiểm soát bệnh thận đồng nghĩa với kiểm soát lượng protein

Ăn quá nhiều protein sẽ gây áp lực cho thận. Nhưng nếu không ăn đủ, bạn sẽ dễ trở nên yếu, mệt mỏi và có nhiều khả năng bị nhiễm trùng. Để tiêu thụ đủ lượng chất đạm, bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Hạn chế thức ăn giàu chất đạm, bạn chỉ nên dùng từ 142–198g mỗi ngày hoặc thấp hơn nếu bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu;
  • Các loại thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt, gia cầm, hải sản. Sữa và các sản phẩm sữa, đậu, hạt, bánh mì, mì ống, ngũ cốc và rau cũng chứa protein;
  • Lòng trắng trứng chứa nguồn protein nguyên chất và cung cấp protein có chất lượng cao nhất với tất cả axit amin thiết yếu. Đối với chế độ ăn uống kiểm soát bệnh thận, lòng trắng trứng cung cấp protein với lượng photpho ít hơn các nguồn protein khác như lòng đỏ trứng hay thịt.

Muối (Natri)

Để hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn, bạn nên áp dụng những điều sau:

  • Không nêm thêm muối vào thức ăn;
  • Đọc nhãn thực phẩm và tìm hiểu hàm lượng muối trên bao bì sản phẩm;
  • Tránh các món ăn nhiều muối như bánh quy, khoai tây chiên và bỏng ngô;
  • Tránh ăn thịt, cá, thịt gia cầm hun khói có nhiều muối và các loại thịt đóng hộp. Chúng bao gồm thịt giăm-bông, thịt heo xông khói, bánh mì kẹp xúc xích và thịt hộp;
  • Không sử dụng các thành phần thay thế muối, trừ khi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cho phép sử dụng. Hầu hết các thành phần thay thế muối có hàm lượng kali cao. Bạn nên sử dụng chanh, thảo mộc và các loại gia vị khác để tạo hương vị cho bữa ăn;
  • Hạn chế tần suất ăn uống tại nhà hàng. Phần lớn các loại thực phẩm chế biến sẵn tại nhà hàng và tiệm ăn nhanh chứa lượng muối rất lớn.

Hạn chế dùng kali để kiểm soát bệnh thận

Nếu cần hạn chế kali, bạn nên nhớ những điều sau:

Chọn các loại trái cây chứa hàm lượng kali thấp như việt quất và quả mâm xôi.

  • Quả việt quất chứa các chất chống oxy hóa là anthocyanidin. Chúng cũng chứa các hợp chất tự nhiên giúp giảm viêm. Quả việt quất là nguồn cung cấp vitamin C, mangan (một hợp chất giữ cho xương chắc khỏe) và chất xơ;
  • Quả mâm xôi chứa chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật với tên gọi axit ellagic, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa tổn thương tế bào. Mâm xôi là nguồn thực phẩm giàu mangan, vitamin C, chất xơ, folate và vitamin B. Bên cạnh đó, quả mâm xôi còn có đặc tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và quá trình hình thành khối u.

Chọn các loại rau khác có lượng kali thấp như dưa chuột và củ cải.

Phốt-pho

  • Bạn nên theo dõi kế hoạch ăn uống để biết được mình đã tiêu thụ bao nhiêu sữa và các sản phẩm từ sữa;
  • Hạn chế các loại hạt, bơ đậu phộng, đậu lăng, các loại đậu hạt và cá mòi. Bạn cũng nên hạn chế các loại thịt xông khói như xúc xích, bologna và bánh mì kẹp xúc xích;
  • Tránh uống nước ngọt và nước giải khát có phốt-phát hoặc axit phosphoric;
  • Tránh dùng bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.

Khi đang chạy thận hoặc đã ghép thận, bạn nên thực hiện theo chế độ ăn uống đặc biệt mà bác sĩ đã tư vấn. Chế độ ăn uống cũng sẽ thay đổi theo thời gian khi tình trạng bệnh thay đổi. Bạn nên khám bác sĩ, xét nghiệm định kỳ và làm việc với chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm kiểm soát bệnh thận hiệu quả nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 lầm tuởng tai hại về các bí quyết giảm cân thường gặp

(72)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

5 lí do khiến bạn đột ngột mất kinh dù không mang thai

(61)
Kinh nguyệt đôi khi gây khó chịu cho bạn nhưng nếu đến ngày mà bạn không thấy xuất hiện kinh nguyệt thì rõ là không vui và bạn sẽ thấy nhiều vấn đề ... [xem thêm]

Ăn uống gì để da không còn khô?

(93)
Bạn có biết, có một cách chăm sóc làn da khô của bạn vừa không hề tốn kém, vừa không cần lo về thành phần hóa học từ mỹ phẩm mà lại rất hiệu quả ... [xem thêm]

Hai triệu chứng không thể kiểm soát khi mang thai bạn cần biết

(60)
Mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu khi mang thai. Có những triệu chứng rất phiền toái và có khả năng gây nguy hiểm, khiến mẹ ... [xem thêm]

5 lý do bạn nên sử dụng thực phẩm đông lạnh

(80)
Chắc chắn chúng ta ai cũng muốn nấu cho gia đình của mình những bữa ăn nóng hổi và đầy tươi ngon. Tuy nhiên, thời gian có thể là vấn đề làm bạn khá đau ... [xem thêm]

10 mẹo giúp bạn phục hồi mặt tâm lý tốt hơn

(95)
Phục hồi tâm lí là khả năng chịu đựng và vượt qua được những tình trạng căng thẳng và những thay đổi trong cuộc sống. Dưới đây là 10 mẹo giúp bạn ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Trưng Vương

(35)
“Bệnh viện Trưng Vương có tốt không?” và “Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương như thế nào?” là những câu hỏi được rất nhiều bệnh ... [xem thêm]

Prolactin là gì? Khi nào thì mức prolactin cao?

(81)
Prolactin là một hormone (nội tiết tố) quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cơ thể. Bình thường ở cả nam và nữ đều có một lượng nhỏ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN