Khi bé không chịu bú mẹ, đâu là nguyên nhân?

(4.31) - 41 đánh giá

Bé đang bú sữa mẹ bình thường bỗng đột ngột ngưng bú khiến các mẹ hết sức lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này sẽ tiết lộ cho mẹ nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe của bé.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, vì vậy mà các mẹ cần hết sức lưu ý khi con có biểu hiện không chịu bú mẹ. Việc tìm hiểu nguyên nhân và có cách giải quyết kịp thời là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé.

Bé không chịu bú mẹ

Các bà mẹ có thể sẽ gặp phải tình huống con mình từ trước giờ luôn bú mẹ rất ngon lành, đột nhiên bé không chịu bú mẹ nữa. Hiện tượng này thường chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày hoặc có thể kéo dài lâu hơn.

Đây là một điều hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên mẹ cần bình tĩnh để xem xét nguyên nhân sâu xa bên trong, thay vì cảm thấy buồn bực vì nghĩ rằng bé không thích bạn nữa.

Tại sao bé không muốn bú mẹ?

Có nhiều lý do khiến con không muốn bú mẹ nữa. Trẻ có thể từ chối bú mẹ ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển. Lý do bao gồm:

  • Bé cảm thấy khó khăn để ngậm đầu ti của mẹ đúng cách và lượng sữa mà bé bú không đủ để hấp thụ. Thất vọng nhiều lần sẽ làm bé bỏ bú;
  • Bé cần được hướng dẫn làm thế nào để bú đúng cách với những điều cơ bản. Các mẹ có thể gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về sữa mẹ và cho con bú để tìm hướng giải quyết;
  • Bé bị vẹo cổ cho nên việc bú ở một trong hai phía khiến bé bị đau. Trong trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị;
  • Trẻ dễ bị trào ngược và bú mẹ với sự khó chịu, đau nhức;
  • Con bạn có thể đang bị đau miệng do nhiễm trùng cổ họng hay bị cảm lạnh;
  • Bé bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi làm con trẻ khó thở khi đang bú sữa mẹ;
  • Nhiễm trùng tai cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu khi bú. Đưa trẻ tới gặp bác sĩ để xử lý nhiễm trùng nhanh nhất là điều cần thiết lúc này;
  • Có thể bé đang mọc răng;
  • Sữa mẹ không đủ cho bé, các mẹ nên cho bé uống thêm sữa bột ngoài;
  • Môi trường ồn ào làm bé bị phân tâm hay gián đoạn khi đang cho bú;
  • Bé bị giật mình khi mẹ phản ứng lại việc bé cắn đầu ti;
  • Bé không được bú trong thời gian dài chẳng hạn như khi bạn chuyển nhà hay trở lại với công việc.

Ngoài những nguyên nhân trên, vẫn còn những lý do khác ít phổ biến hơn giải thích việc bé bỏ bú:

  • Con của bạn không thích vị hay mùi của kem dưỡng da hoặc nước hoa mà bạn thoa lên vùng ngực. Bé yêu thích mùi tự nhiên, vì vậy bạn hãy cố gắng không sử dụng các sản phẩm có mùi hương quá nồng;
  • Sữa mẹ có mùi lạ, có thể là do sự nhạy cảm đối với các loại thực phẩm nhất định hoặc do chu kỳ kinh của mẹ trở lại;
  • Các mẹ bị nhiễm trùng vú hoặc bị viêm vú có thể khiến cho mùi vị của sữa trở nên mặn. Khi bé đã bú xong, mẹ cần tiếp tục cho sữa chảy ra để làm sạch vú. Khi bệnh viêm vú của bạn cải thiện, độ mặn sẽ giảm.

Cách giúp mẹ“ gọi” sữa về để cung cấp đủ sữa cho bé

Khi nguyên nhân khiến bé bỏ bú là do bạn không đủ sữa khiến bé không nhận được lượng sữa cần thiết, chán nản và dẫn đến bỏ bú thì bạn cần dùng các biện pháp để tăng lượng sữa cung cấp hằng ngày cho bé. Bạn cần phải vắt hoặc ép sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa trong một thời gian. Cần thực hiện việc này nhiều lần khi bé mới sinh. Nếu con của bạn lớn hơn, sau khi cho trẻ bú, bạn nên vắt sữa để tạo đủ lượng sữa cho lần kế tiếp bú. Tiếp theo, bạn có thể cho trẻ uống sữa bằng bình, cốc hoặc muỗng trong thời gian chờ đợi.

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia về sữa mẹ nếu bạn không chắc chắn về cách tốt nhất để thực hiện việc này. Việc vắt sữa sẽ giúp giữ nguồn cung cấp sữa cho bé, hơn thế còn ngăn ngừa tình trạng ngứa hoặc viêm vú. Mẹ luôn phải cung cấp đủ sữa cần thiết cho đến khi bé đã sẵn sàng tìm đến bú mẹ.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé bỏ bú, đừng quên giải pháp dành cho các mẹ khi bé không chịu bú bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mỹ phẩm hết hạn sử dụng: Nhận biết sớm kẻo gây hại cho da!

(36)
Bạn quá bận rộn nên thường bỏ qua những dấu hiệu của mỹ phẩm hết hạn sử dụng như màu sắc, chất hay mùi của sản phẩm đã thay đổi? Sự chủ quan ... [xem thêm]

Các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống

(57)
Yoga rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời giúp bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống, có thể ... [xem thêm]

Cải thiện thính lực – điều trong tầm tay

(86)
Thính lực sẽ giảm sút khi chúng ta lớn lên và già đi. Đây là điều mà hầu hết mọi người đều nhận thấy. Có 2 trường hợp phổ biến dẫn đến việc ... [xem thêm]

Hen suyễn có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?

(41)
Hen suyễn là một bệnh mãn tính ở đường hô hấp khiến cho việc thở trở nên khó khăn. Khi bị hen suyễn, ống dẫn khí của bạn bị viêm dẫn tới kết quả ... [xem thêm]

5 lý do vì sao bố mẹ nên xem thể thao với con

(67)
Trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ thành người tốt, bạn sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, không thể thiếu cách khuyến ... [xem thêm]

Mách bố mẹ cách điều trị khi bé yêu bị kiến ba khoang tấn công

(45)
Kiến ba khoang rất có hại đối với trẻ. Chúng có thể gây ra tình trạng phỏng da hoặc ảnh hưởng đến mắt nếu chạm phải. Phỏng da Paederus là một kích ... [xem thêm]

Quan hệ qua hậu môn: lạ thì có lạ nhưng…

(42)
Ngày nay con người đã không còn chỉ thích “yêu” theo lối truyền thống, họ còn phát hiện ra các vị trí nhạy cảm khác như hậu môn để thực hiện việc ... [xem thêm]

Tại sao tâm trạng mẹ bầu dễ thất thường?

(80)
Từ khoảng thời gian sau sáu tháng cho đến lúc sinh con, cơ thể mẹ bầu có thể tồn tại 2 cảm giác trái ngược nhau, vừa trông ngóng bé con chào đời, lại vừa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN