Huyết áp bình thường: 5 điều nên biết càng sớm càng tốt!

(4.18) - 57 đánh giá

Dù huyết áp cao hay huyết áp thấp đều có thể gây ra một số tình trạng bất lợi đối với sức khỏe của bạn. Vậy huyết áp bình thường của bạn là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Các tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp cũng nhưng những biến chứng do chúng gây ra đã không còn quá xa lạ nữa. Vậy huyết áp bình thường là bao nhiêu và làm thế nào để biết rõ hơn cũng như duy trì được mức huyết áp bình thường? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Huyết áp bình thường

Huyết áp bình thường là mức huyết áp vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp, huyết áp bình thường sẽ ở dưới mức 120/80 mmHg. Đây là mức huyết áp bình thường đối với những người có sức khỏe tốt. Ở mức huyết áp này, nguy cơ bị các bệnh tim mạch và đột quỵ của bạn sẽ thấp hơn.

2. Huyết áp không bình thường

Huyết áp của bạn không phải luôn ổn định hay giữ cùng một chỉ số huyết áp mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của bạn ngay tại thời điểm đó. Chỉ cần một hoạt động nhỏ như thay đổi vị trí, tư thế cũng có thể dẫn đến tình trạng huyết áp bất thường. Ngoài ra, caffeine hay thuốc lá, stress cũng sẽ làm huyết áp tăng đột ngột.

Huyết áp không bình thường có 2 dạng:

• Huyết áp cao: Bạn sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp nếu bạn luôn có chỉ số huyết áp cao hơn 140/90 mmHg. Khi bị cao huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu. Thực tế, huyết áp cao không tạo ra triệu chứng nào, thỉnh thoảng có thể xuất hiện cơn đau đầu nhẹ.

• Huyết áp thấp: Tình trạng chỉ số huyết áp của bạn luôn thấp hơn 90/60 mmHg được xem là huyết áp thấp. Có rất nhiều nguyên nhân thông thường làm hạ huyết áp của bạn, ví dụ như tập thể dục. Tuy nhiên, việc hạ huyết áp đột ngột có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não, gây suy giảm chức năng đa cơ quan.

3. Huyết áp bình thường trong thai kỳ

Tình trạng huyết áp thai kỳ thường gặp

Tăng huyết áp là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Nguyên nhân thường gặp là do mẹ bầu đã trên 30 tuổi, có đa thai, gia đình có tiền sử bị cao huyết áp hoặc thay đổi thời tiết, chế độ dinh dưỡng kém và bị thiếu máu trầm trọng.

Các biến chứng của huyết áp thai kỳ

• Tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng do tăng huyết áp, gây ra nhiều thương tổn đến các cơ quan khác, thường là thận. Tiền sản giật có các triệu chứng như đau đầu, khó thở, đau bụng, giảm thị lực, buồn nôn, tiểu ít, suy giảm chức năng thận và gan…

Phụ nữ mang thai lần đầu, đã trên 40 tuổi, béo phì, mang đa thai hoặc có tiền sử bị các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh lupus… sẽ khó duy trì được huyết áp bình thường và có khả năng bị tiền sản giật cao hơn.

Nguyên nhân bị tiền sản giật có thể là do nhau thai cần nhiều máu nhưng các mạch máu lại nhỏ, không cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

• Sản giật

Sản giật là tình trạng khởi phát cơn co giật hoặc hôn mê ở phụ nữ mang thai, là biến chứng nặng của tiền sản giật. Bệnh này hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng, có các triệu chứng như động kinh hay bất tỉnh. Em bé có thể bị nhẹ cân, sức khỏe kém, hoặc nặng hơn là xảy ra tình trạng thai chết lưu.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sản giật: phụ nữ mang thai dưới 20 hoặc trên 35 tuổi, mang thai lần đầu, mang đa thai có tiền sử bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận hoặc các bệnh liên quan đến mạch máu khác, bị suy dinh dưỡng hoặc có chế độ ăn uống không tốt.

• Hạ huyết áp thai kỳ

Đôi khi, phụ nữ mang thai cũng có thể không duy trì được huyết áp bình thường mà lại bị hạ huyết áp do sự gia tăng lưu lượng máu để nuôi dưỡng thai nhi. Nguyên nhân cũng có thể là do mẹ bầu mang đa thai, có tiền sử bị hạ huyết áp hay các bệnh thận, tim mạch, thiếu máu hoặc mất nước. Thiếu vitamin B12 và axit folic cũng làm hạ huyết áp thai kỳ.

Duy trì huyết áp bình thường trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai nên thường xuyên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem mình có đạt mức huyết áp bình thường hay không, theo dõi tình trạng huyết áp và tử cung của mình. Ngoài ra, phụ nữ trong thai kỳ nên chú ý dùng thuốc và hoạt động thể chất theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng các món quá mặn hay đồ uống có cồn.

4. Mức huyết áp bình thường theo độ tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Huyết áp sẽ tăng dần khi bạn lớn lên. Trẻ sơ sinh sẽ có chỉ số huyết áp thấp nhất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không có nguy cơ gặp các vấn đề về huyết áp nên sẽ không được kiểm tra các chỉ số này thường xuyên.

Để biết được mức huyết áp bình thường của trẻ, bác sĩ cần phải dựa trên cân nặng, chiều cao và độ tuổi của chúng. Trẻ được xem là tiền cao huyết áp nếu chỉ số huyết áp của chúng cao hơn so với 90% trẻ ở cùng độ tuổi, có chiều cao và cân nặng tương tự. Nếu cao hơn so với 95% thì trẻ đang bị cao huyết áp.

Thanh thiếu niên, người trưởng thành và người cao tuổi

Bắt đầu từ lứa tuổi thanh thiếu niên trở đi, mức huyết áp bình thường được quy định là dưới 120/80 mmHg. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách đọc chỉ số huyết áp để tự kiểm tra hàng ngày. Con số ở trên “120” là huyết áp tâm thu, chỉ áp lực trong động mạch của bạn trong lúc cơ tim co lại. Số dưới “80” là huyết áp tâm trương, chỉ huyết áp khi cơ tim của bạn đang giãn ra. Nếu có một trong 2 con số này quá cao đều sẽ được xem là tình trạng huyết áp bất thường.

Khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120–140 và tâm trương trong khoảng 80–90 thì bạn đang bị tiền cao huyết áp. Những người bị hạ huyết áp sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90.

Tuy nhiên, do huyết áp tăng theo độ tuổi, mức huyết áp bình thường của những người 60–64 tuổi có thể lên đến 134/78 mmHg.

5. Cách duy trì huyết áp bình thường

Bạn nên duy trì mức huyết áp bình thường phù hợp với mình. Thậm chí hãy cố gắng hạ huyết áp thấp hơn so với bình thường vì có rất nhiều tác nhân khiến huyết áp tăng cao lên. Huyết áp cao đồng nghĩa với nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch cũng như tổn hại sức khỏe sẽ cao hơn.

Khi bạn càng lớn thì vấn đề duy trì huyết áp bình thường càng quan trọng. Bạn nên duy trì lối sống lành mạnh để chỉ số huyết áp được ổn định hơn:

Giữ cân nặng ở mức phù hợp nhờ vào chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị cao huyết áp.

Học cách đo huyết áp để kiểm tra huyết áp thường xuyên, đảm bảo duy trì mức huyết áp bình thường cũng như kịp thời điều chỉnh nếu nhịp tim bình thường có xảy ra thay đổi.

Tuân theo chế độ ăn uống kiểm soát huyết áp. Bạn không nên ăn các loại thực phẩm quá mặn. Thay vào đó, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau củ và trái cây, đồng thời tránh xa các loại thức uống ngọt để ngăn ngừa các biến chứng huyết áp.

Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo gợi ý của bác sĩ để có các hoạt động phù hợp với tình trạng thể chất của mình, tránh làm huyết áp tăng quá cao hay hạ xuống quá thấp.

Chúng tôi đã làm rõ hơn về huyết áp bình thường cũng như gợi ý để bạn có thể duy trì được mức huyết áp bình thường tốt hơn. Bạn hãy cố gắng áp dụng và theo dõi chỉ số huyết áp của mình thường xuyên để bảo đảm sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 cách đặt tay khi ngồi thiền để tìm lại sự bình yên

(64)
Thiền là phương pháp giúp ta sống trọn vẹn với hiện tại, tìm được bình an trong tâm hồn và còn có lợi ích giúp cải thiện chuyện ấy. Tuy nhiên, không ... [xem thêm]

Có nên cho con ăn dặm bằng ăn trái cây rau quả?

(79)
Bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm bằng cách cho bé ăn trái cây hoặc rau quả. Cho tới khi bé được sáu tuổi, mục tiêu chính lúc này là để bé ăn càng ... [xem thêm]

Sản phẩm “gốc thực vật”: Xu hướng tất yếu để bảo vệ sức khỏe

(18)
Hiện nay, sản phẩm “gốc thực vật” đang dần trở thành xu hướng sống xanh giúp ngăn ngừa hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe. Một số dòng sản ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm biến đổi gen phổ biến nhất

(25)
Hiện nay, các loại thực phẩm biến đổi gen (GMO) ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tác động của các loại thực phẩm này đối với sức khỏe con người ... [xem thêm]

Cách xây dựng quy trình chăm sóc từng loại da

(29)
Có rất nhiều ý kiến về cách chăm sóc da, tùy thuộc vào chủ đề bạn tìm kiếm trên mạng mà có nhiều đánh giá sản phẩm khác nhau hoặc nhiều bài viết của ... [xem thêm]

Cách chọn giày tốt để bảo vệ cho đôi chân của bạn

(81)
Bạn thường thấy đau chân mỗi khi mang giày dép lâu? Hãy tham khảo cách chọn giày tốt cho đôi chân của mình để luôn thấy thoải mái trong vấn đề đi lại ... [xem thêm]

Bệnh lậu ở nam có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng ngừa

(75)
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới đôi khi chỉ là đau họng hay tiểu rát nên các đấng mày râu rất dễ chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không điều trị, các ... [xem thêm]

Tập luyện sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(77)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN