Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Tim Hà Nội

(4.4) - 93 đánh giá

Bệnh viện Tim Hà Nội là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa hạng nhất về tim mạch của cả nước nói chung và miền Bắc nói riêng.

Bệnh viện Tim Hà Nội với 2 cơ sở cùng các lợi thế như trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao trong lĩnh vực tim mạch, tận tâm với bệnh nhân sẽ làm điểm sáng nếu bạn đang cân nhắc chữa trị vấn đề về tim. Sau đây, Chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản khi đi khám tại bệnh viện.

1. Giờ làm việc

Bệnh viện Tim Hà Nội hoạt động trong các khung giờ cố định:

  • Từ thứ Hai – Bảy: 6 giờ – 16 giờ 30
  • Chủ nhật: Không làm việc

Bệnh viện bắt đầu phát số khám từ 6 giờ. Do đó, bạn nên tranh thủ đi sớm để tránh chờ đợi quá lâu.

2. Cách đặt lịch hẹn khám

Bạn có thể đặt hẹn qua số điện thoại: (024) 3942 e0046 (cơ sở 1) hoặc thông qua website chính thức của bệnh viện. Hãy có mặt tại nơi khám trước ít nhất 20 phút.

Đặt hẹn khám trước giúp bạn chủ động thời gian, sắp xếp lịch trình hợp lý để đến bệnh viện. Thêm vào đó, bệnh viện cũng sẽ có quá trình bố trí nhân lực nhằm phục vụ bệnh nhân tốt nhất có thể. Ngoài ra, bạn nên đặt hẹn khám trước 24 giờ và sẽ được nhân viên xác nhận lịch hẹn thông qua điện thoại.

Chú ý

  • Bệnh viện hoàn toàn có quyền hủy lịch khám đã đăng ký nếu bệnh nhân điền sai thông tin liên lạc hoặc không thể gọi điện cho bệnh nhân.
  • Trong trường hợp không đặt lịch hẹn trước, bạn hãy lấy số thứ tự và làm theo chỉ dẫn.

3. Quy trình khám tại Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 1

Khi đến bệnh viện khám, chữa bệnh, bạn sẽ có thể thực hiện các quy trình như sau:

  • Lấy số thứ tự đóng tiền ở quầy tiếp đón
  • Đóng tiền khám
  • Đo huyết áp
  • Phân phòng khám cho bệnh nhân
  • Khám và cho chỉ định
  • Đóng tiền chỉ định
  • Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện theo chỉ định
  • Làm các chỉ định
  • Gặp bác sĩ đọc kết quả và lấy đơn thuốc
  • Lĩnh thuốc và mua thuốc.
  • 4. Quy trình khám tại Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2

    • Đến quầy tiếp đón để được nhân viên hướng dẫn thủ tục. Nếu chưa có số thứ tự, bạn sẽ đăng ký và lựa chọn khám với thạc sĩ hay với giáo sư
    • Nhận sổ và phiếu khám, đóng tiền khám
    • Đo huyết áp, chiều cao và cân nặng
    • Vào khu vực khám để bác sĩ thực hiện xét nghiệm chỉ định lâm sàng
    • Lấy mẫu máu xét nghiệm. Bệnh nhân có thể nhận kết quả sau 3 giờ tùy thuộc chỉ số xét nghiệm
    • Sau khi hoàn thành các xét nghiệm, bạn sẽ được chỉ định đến gặp bác sĩ để đọc kết quả và lấy đơn thuốc
    • Nên mua thuốc tại quầy của bệnh viện.

    5. Chi phí trung bình

    Bảng dưới đây bao gồm một số chi phí mà bạn có thể tham khảo khi đến khám tại Bệnh viện Tim Hà Nội:

    6. Câu hỏi thường gặp đi khám

    Cần mang theo những gì khi đi khám?

    Khi đến khám tại Bệnh viện Tim Hà Nội, bạn hãy nhớ mang những giấy tờ sau:

  • Thẻ Bảo hiểm Y tế (nếu có)
  • Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (nếu đối tượng khám dưới 6 tuổi)
  • Giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám (nếu có)
  • Đơn thuốc của bác sĩ, loại thuốc đang sử dụng (nếu có)
  • Kết quả xét nghiệm trong vòng 6 tháng trở lại.
  • Có được chọn bác sĩ khám không?

    Bạn có thể lựa chọn bác sĩ chữa trị cho mình nếu lịch hẹn của bạn trùng với lịch làm việc của bác sĩ.

    Nên đi khám vào lúc nào?

    Quá trình khám bệnh thông thường kéo dài trong khoảng 1 – 3 giờ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, số lượng chỉ định cận lâm sàng và số lượng bệnh nhân khám trong ngày. Với các bệnh nhân có kết quả khám bất thường hoặc cần phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu, thời gian khám có thể kéo dài hơn.

    • Thời gian cao điểm đông bệnh nhân khám rơi vào khoảng 9 – 11 giờ sáng
    • Bạn có thể đến khám vào buổi chiều do ít bệnh nhân hơn
    • Số lượng bệnh nhân đến khám vào mùa hè không nhiều so với các thời điểm còn lại
    • Ngày rằm và mùng 1 âm lịch, bệnh viện thường vắng hơn.

    Với những thông tin cung cấp trong bài, hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết nếu đang muốn đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội

    Địa chỉ bệnh viện

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Viêm khớp cùng chậu do rối loạn hay thoái hóa: Cách đối phó với bệnh hiệu quả

    (65)
    Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

    Quy tắc dinh dưỡng cơ bản cho người bệnh thận mạn

    (90)
    Bệnh thận đái tháo đường là bệnh làm giảm chức năng thận xuất hiện ở một số người có bệnh tiểu đường. Nó có nghĩa là thận của bạn không làm ... [xem thêm]

    Tác hại khôn lường khi dùng miếng dán thải độc chân

    (49)
    Chỉ cần dán miếng dán thải độc chân, mọi chất độc từ cơ thể sẽ được hút ra hết. Đây là những quảng cáo có cánh và nhiều người đã phải tiền ... [xem thêm]

    Răng bị mẻ ở trẻ nhỏ nên xử lý như thế nào?

    (48)
    Răng bị mẻ ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến và có thể hồi phục nhanh chóng nếu được chăm sóc đúng cách sau chấn thương. Tuy nhiên, dù vậy, là cha ... [xem thêm]

    Ý nghĩa nụ hôn: 12 kiểu hôn phổ biến của đàn ông

    (17)
    Ý nghĩa nụ hôn không chỉ thể hiện tình cảm mà còn tiết lộ một phần nội tâm bên trong và cách anh ấy “yêu”… trên giường. Nếu là một phụ nữ tinh ... [xem thêm]

    [Infographic] Cách phòng tránh và sơ cứu khi bị sét đánh

    (13)
    Gãy xương là một tình trạng không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Việc sơ cứu gãy xương đúng cách sẽ giúp cho ... [xem thêm]

    Chuẩn bị gì trong hộp thức ăn trưa cho con?

    (25)
    Trẻ từ 1 tới 3 tuổi phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, vì vậy bé cần được bổ sung đầy đủ calo và chất dinh dưỡng để duy trì tốc độ ... [xem thêm]

    7 loại thực phẩm sẽ gây hại nếu ăn sai giờ

    (55)
    Mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định đóng vai trò khác nhau trong cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, liệu bạn có biết rằng mỗi loại ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN