Hướng dẫn cách làm mứt me ngon dẻo cho ngày Tết

(3.96) - 69 đánh giá

Mứt me là một món ăn rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Nếu biết cách làm mứt me, bạn có thể tự làm tại nhà để đảm bảo an toàn và phù hợp với khẩu vị của mình.

Mứt là một trong những món đặc trưng của ngày Tết. Hầu như bất cứ gia đình nào cũng thường mua mứt để đãi khách trong dịp năm mới. Trong các loại mứt, mứt me có lẽ là món ăn rất quen thuộc.

Tuy nhiên, việc mua mứt me ở bên ngoài có thể không đảm bảo vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, mứt me được bán ở ngoài có rất nhiều đường, điều này không tốt cho những người đang giảm cân và bị bệnh tiểu đường.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tự làm mứt me tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh vừa điều chỉnh vị ngọt theo sở thích từng người. Ngoài ra, me còn có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, như:

  • Chữa lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng lan khắp cơ thể
  • Phòng ngừa đau họng
  • Điều trị sốt rét khi dùng me với các loại thảo dược khác
  • Lá me trị vàng da và viêm loét
  • Kiểm soát cholesterol – do me chứa nhiều niacin, một loại vitamin B
  • Kiểm soát huyết áp, phòng ngừa béo phì
  • Điều trị táo bón
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Thanh lọc máu
  • Tốt cho máu
  • Làm đẹp da

Hiện nay, có rất nhiều loại mứt me với đa dạng hương vị. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các cách làm mứt me ngon.

Cách làm mứt me xanh

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg me chua xanh
  • 800g đường trắng
  • Muối

Các bước làm mứt me xanh

Bước 1: Bạn rửa sạch me và dùng dao gọt một đường thẳng ở lưng me. Bạn hòa tan muối hột trong 2 lít nước. Sau đó, bạn cho me vào ngâm khoảng 6 giờ và vớt ra phơi nắng trong vài giờ cho đến khi vỏ me bong hết.

Bước 2: Sau khi vỏ me bong hết, bạn ngâm lại me vào nước cũ khoảng 6 giờ nữa. Tiếp theo, bạn dùng dao rạch một đường thẳng bên hông me để cạy hột và rửa sạch chất nhờn bên trong trái me.

Bạn xâm chung quanh me để lấy bớt nước chua, sau đó rửa sạch lại với nước.

Bước 3: Bạn đặt một nồi nước lên bếp và vặn lửa lớn. Nước sôi, bạn thả me vào nhúng sơ, sau đó cho ngay vào một chậu nước lạnh, rồi lấy me ra ngay để ráo nước.

Bước 4: Bây giờ, bạn có thể dùng cân để lấy lượng me và đường bằng nhau. Bạn xếp me ra nồi, rắc một lớp đường lên trên cùng và ướp qua đêm.

Ngày hôm sau, bạn để me lên vỉ lưới, gác lên chảo lửa nhỏ. Khi nước đường hơi nóng, bạn múc từng thìa nước đường rưới lên trái me.

Bước 5:

Khi nước đường ráo và bám vào me, bạn rắc vani vào, trộn đều với me và đem gác lên vỉ.

Sau khi chắc chắc vani và đường đã bám vào me, bạn gắp me ra khay, đem phơi nắng cho ráo đường rồi dùng giấy kính gói lại.

Cách làm mứt me ngào đường

So với cách làm mứt me xanh, cách làm mứt me ngào đường có phần đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1kg me
  • 800g đường trắng
  • 100g mè trắng
  • 1 củ gừng

Các bước làm mứt me ngào đường

Bước 1: Bạn đem me rửa sạch vỏ, bỏ vô nồi, đổ nước ngập mặt me và đun sôi. Sau đó, bạn tắt bếp và chắt bỏ nước.

Bước 2: Bạn cho mè trắng vào chảo và rang chín mè. Bạn nên vặn lửa nhỏ để tránh làm cháy mè.

Bước 3: Bạn bóc vỏ me và cho phần ruột vào chảo. Sau đó, bạn cho 500ml nước vào nồi và đun vừa để quẩy tan thịt me.

Bước 4: Sau khi thịt me tan ra, bạn cho đường vào và khuấy đều tay.

Bước 5: Khi me và đường sánh đặc, bạn cho gừng băm nhỏ vào chảo. Tiếp theo, bạn rắc mè rang vào và đảo đều tay trong 5–7 phút.

Bước 6: Bạn tắt bếp và để mứt me thật nguội trước khi bỏ vào hũ thủy tinh. Bạn cũng có thể gói mứt me vào giấy kính để mang ra đãi khách trong ngày Tết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm mứt me viên. Bạn làm tương tự đến bước 4 của cách làm mứt me ngào đường. Sau đó, tắt bếp, để me hơi nguội và bạn vò mứt thành viên tròn. Tiếp theo, bạn lăn mứt qua lớp đường hoặc đường ớt là hoàn thành.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ba mẹ đừng thờ ơ dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em!

(75)
Bạn có thể bỏ qua những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em vì dễ nhầm lẫn với các biểu hiện tâm lý bình thường như buồn bã, khóc lóc… Làm sao bạn ... [xem thêm]

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà dành cho chị em

(31)
Khi bị trĩ, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì sự sưng đau ở vùng hậu môn. Nếu chỉ bị trĩ ở mức độ nhẹ, bạn có thể thử các cách chữa bệnh trĩ tại ... [xem thêm]

Điểm danh 10 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

(79)
Da người là “đất sống” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Bình thường các loại vi khuẩn này không gây bệnh nhưng khi gặp điều ... [xem thêm]

Hương liệu tạo mùi: Sát thủ thầm lặng trong sản phẩm tẩy rửa

(50)
Thói quen sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu tạo mùi khiến ngôi nhà trở thành nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Mùi hương có thể trở thành “sát ... [xem thêm]

Bụi phấn đang ngày một đe dọa sức khỏe của giáo viên

(13)
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về những tác hại của bụi phấn. Nhiều người cho rằng khi hít phải bụi phấn, nó hoàn toàn vô hại vì không gây ra bất kỳ ... [xem thêm]

Vì sao đau đầu gối khi chơi thể thao?

(35)
Khi bắt đầu tập luyện thể thao, chắc hẳn mỗi người đều nhận thức được những nguy cơ chấn thương tiềm ẩn, từ chạy bộ, đạp xe đến chơi bóng đá ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cá nục có được không?

(35)
Theo các chuyên gia, bà bầu ăn cá nục với lượng hợp lý sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Có chế độ ăn uống ... [xem thêm]

Ăn gì tốt cho gan: Bạn đã áp dụng đúng cách?

(58)
Ăn gì tốt cho gan là một vấn đề khá phổ biến mà những người quan tâm sức khỏe thường thắc mắc. Thực tế, có rất nhiều thực phẩm tốt cho gan bạn có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN