Hormone tăng trưởng (hormone GH)

(3.91) - 92 đánh giá

Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm hormone tăng trưởng (hormone GH)

Bộ phân cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH) là gì?

Hormone tăng trưởng (GH) sản sinh bởi tuyến yên và đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của cơ thể. Nồng độ hormone GH quá cao hay quá thấp đều có khả năng dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Hàm lượng hormone tăng trưởng quá cao ở trẻ em thường liên quan đến hội chứng người khổng lồ. Trong khi đó, tình trạng này ở người trưởng thành có thể do khối u lành tính ở tuyến yên và kéo theo bệnh to đầu chi.
  • Nồng độ hormone GH quá thấp sẽ khiến trẻ nhỏ còi cọc hoặc thậm chí là mắc bệnh lùn.

Do đó, để định lượng loại nội tiết tố này trong cơ thể, các chuyên gia sẽ cần dùng đến một loại xét nghiệm máu đặc thù là xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH).

Khi nào bạn cần tiến hành xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH)?

Bố mẹ sẽ cần đưa bé đến bệnh viện và làm xét nghiệm hormone GH nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng nào như sau:

  • Tốc độ tăng trưởng chậm hơn bình thường
  • Tầm vóc thấp bé hơn so với những trẻ em khác cùng tuổi
  • Dậy thì muộn
  • Chậm phát triển xương (phát hiện khi chụp X-quang)

Ngoài ra, thủ thuật xét nghiệm này cũng sẽ cần thiết cho việc chẩn đoán một số tình trạng, bệnh lý ở người trưởng thành liên quan đến thiếu hụt hormone GH hoặc suy tuyến yên, ví dụ như:

  • Loãng xương
  • Mệt mỏi, sụy nhược
  • Cholesterol cao
  • Giảm khả năng gắng sức

Điều cần thận trọng

Bạn cần biết gì trước khi tiến hành xét nghiệm hormone tăng trưởng (GH)?

Thực tế, nồng độ hormone tăng trưởng có thể thay đổi liên tục trong ngày bởi thời gian và một số yếu tố khác như tập thể dục, ăn uống, căng thẳng… Do đó, bạn cần lưu thời điểm lấy máu để làm xét nghiệm và so sánh.

Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm hormone GH cũng có thể sai lệch bởi tác dụng của một số loại thuốc hoặc hoạt chất, bao gồm:

  • Các loại thuốc và hoạt chất có thể làm tăng nồng độ GH: các chất kích thích, arginine, dopamine, estrogen, glucagon, histamin, insulin, levodopa, methyldopa, và acid nicotinic
  • Các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ GH: corticosteroid và phenothiazines

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hay hoạt chất nào như trên, hãy báo với bác sĩ trước khi làm bất kỳ xét nghiệm máu nào, bao gồm cả xét nghiệm hormone GH.

Một vấn đề khác bạn cần lưu ý là rất ít trường hợp người có vóc dáng thấp bé do thiếu hụt hormone tăng trưởng. Thay vào đó, tình trạng này thường liên quan đến bệnh lý, rối loạn di truyền.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi xét nghiệm hormone GH?

Bạn phải tuân theo tất cả các hướng dẫn chuẩn bị của bác sĩ. Chúng có thể kể đến như:

  • Nhịn ăn vài giờ trước khi xét nghiệm
  • Dùng thuốc theo toa một vài ngày trước khi xét nghiệm
  • Tập thể dục trước khi thử nghiệm
  • Dừng uống những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Quy trình thực hiện của xét nghiệm hormone tăng trưởng là gì?

Nồng độ hormone tăng trưởng (GH) trong máu có thể thay đổi một cách nhanh chóng, vì vậy có thể cần lấy mẫu máu nhiều lần vào những ngày khác nhau. Yếu tố tăng trưởng giống Insulin 1 (IGF-1) biến đổi chậm hơn và có thể được tiến hành xét nghiệm đầu tiên.

Chuyên viên xét nghiệm máu sẽ:

  • Quấn băng đàn hồi (garô) xung quanh cánh tay bạn để chặn dòng chảy của máu. Điều này giúp cho các tĩnh mạch dưới băng lớn hơn vì vậy có thể dễ dàng đưa kim vào tĩnh mạch.
  • Làm sạch da bằng cồn.
  • Đưa kim vào tĩnh mạch và lấy mẫu máu.
  • Tháo garô khỏi cánh tay khi thu thập đủ máu.
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông trên vết kim châm sau khi rút kim ra.
  • Đè lên vùng lấy máu và sau đó dán băng lại.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm hormon tăng trưởng (GH)?

Bạn có thể gỡ băng và bông trong khoảng 20 – 30 phút. Bạn sẽ được định ngày để lấy kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm. Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Hormone tăng trưởng (GH)
Nam giớiThấp hơn 5 nanogram trên mỗi ml (ng / ml) (ít hơn 226 picomoles mỗi lít [pmol / l])
Phụ nữThấp hơn 10 ng / ml (ít hơn 452 pmol /l)
Trẻ emThấp hơn 20 ng / ml (ít hơn 904 pmol /l)

Giá trị cao

Nồng độ GH cao có thể là do chứng bệnh khổng lồ hoặc bệnh to đầu chi. Những bệnh lý này gây ra bởi khối u lành trong tuyến yên (u tuyến). Trong trường hợp này, nồng độ yếu tố tăng trưởng giống Insulin 1 (IGF-1) cũng sẽ cao.

Nồng độ GH cao cũng có thể do bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc do nhịn đói. Những yếu tố này không làm nồngđộ IGF-1 tăng cao.

Giá trị thấp

Nồng độ hormone tăng trưởng thấp có thể chỉ ra tình trạng:

  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng.
  • Suy tuyến yên (chức năng tuyến yên kém).

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm Pap

(97)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm PapBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cổ tử cungTìm hiểu chungXét nghiệm Pap là gì ?Xét nghiệm Pap, hay còn gọi là xét nghiệm ... [xem thêm]

Điện cơ

(42)
Điện cơ là gì? Điện cơ (Electromyography – EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng ... [xem thêm]

Cholesterol và triglycerid

(93)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm cholesterol và tryglyceridBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm cholesterol và triglycerid là gì?Xét nghiệm cholesterol ... [xem thêm]

Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)

(94)
Chọc hút bằng kim nhỏ là gì? Chọc hút bằng kim nhỏ là thủ thuật sử dụng một cây kim nhỏ và rỗng đâm xuyên qua da một cách nhẹ nhàng vào tổn thương để ... [xem thêm]

Nội soi dạ dày (Gastroscopy)

(31)
Hình: Nội soi dạ dày Ghi chú: Nội soi dạ dày (gastroscopy) còn được gọi là nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, nội soi dạ dày tá tràng, nội soi ... [xem thêm]

Chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ não

(88)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ nãoBộ phận cơ thể/mẫu thử: đầu và mặtTìm hiểu thêmChụp CT sọ não là gì?Chụp cắt lớp vi tính (chụp ... [xem thêm]

Kháng thể kháng peptide citrullinated dạng vòng

(89)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng peptide citrullinated dạng vòng (Cylic Citrullinated Peptide Anibody, CCP IgG anti-CCP)Bộ phận cơ thể/Mẫu ... [xem thêm]

Áp lực bàng quang và xét nghiệm Bonney

(88)
Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết mụn cóc sinh dục (Human Papilomavirus)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: mô bất thường của mụn cócTìm hiểu chungXét nghiệm áp lực bàng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN