Hiệu quả của dinh dưỡng và vận động với bệnh viêm xương khớp

(3.77) - 44 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm xương khớp là bệnh gì?

Viêm xương khớp (bệnh khớp thoái hóa) là bệnh mà các khớp trở nên đau và cứng, thường gặp ở đầu gối, háng và xương sống. Đôi khi những khớp khác như khớp ở bàn tay vẫn có thể xuất hiện triệu chứng. Trong các khớp xương này có một bộ phận gọi là sụn, sụn có chức năng đệm khi hai đầu xương ở các khớp này chạm vào nhau. Khi bị viêm khớp, sụn bị hủy hoại và mất khả năng đệm cho xương, do đó sẽ không còn hàng rào bảo vệ giữa hai đầu xương nữa. Các xương sẽ cọ xát vào nhau khi bạn cử động dẫn đến các khớp trở nên sưng và đau đớn.

Viêm xương khớp do thoái hóa không thể chữa trị được, nhưng bạn có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng cách giữ cân nặng hợp lý và tập các bài tập thể dục phù hợp thường xuyên. Bạn nên tránh các hoạt động mạnh và các môn thể thao va chạm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm xương khớp là gì?

Các triệu chứng của viêm xương khớp thường nặng dần lên từ từ theo thời gian. Triệu chứng đầu tiên có thể là đau ở khớp xương. Cơn đau sẽ nặng hơn khi tập thể dục và sẽ giảm đau khi nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển lên, các khớp sẽ trở nên kém linh hoạt. Bạn có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, nhưng nó sẽ dần dần biến mất trong ngày. Khi tình trạng viêm khớp trở nên nặng hơn, các khớp trở nên kém linh hoạt, không co duỗi được và bạn có thể nghe thấy tiếng kèn kẹt khi đang đi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu bị đau hoặc cứng ở khớp và không giảm sau vài tuần. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xương khớp là gì?

Nguyên nhân thường do tuổi già, chấn thương, béo phì hoặc những yếu tố khác. Tình trạng viêm xương khớp xảy ra khi sụn bên trong khớp bị bào mòn hoặc hủy hoại do tuổi tác. Khi sụn bị hỏng, các xương sẽ cọ xát vào nhau khi bạn cử động làm cho các khớp trở nên sưng và đau đớn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm khớp?

Viêm xương khớp rất phổ biến ở người trong độ tuổi 70. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi mắc chứng bệnh thừa cân. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng sau độ tuổi 55 thì phổ biến ở nữ hơn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp, bao gồm:

  • Độ tuổi: nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi
  • Giới tính: phụ nữ có thể dễ mắc bệnh hơn, chưa rõ nguyên nhân tại sao
  • Béo phì: cơ thể càng nặng thì sẽ càng làm tăng áp lực phải chịu lên khớp, từ đó dễ làm khớp bị tổn thương hơn. Ngoài ra, mô mỡ còn tạo ra những protein có hại gây phản ứng viêm ở khớp
  • Bị chấn thương: chấn thương trong khi chơi thể thao hay từ tai nạn có thể tăng nguy cơ bệnh viêm khớp
  • Công việc nặng nhọc: nếu công việc của bạn làm tăng áp lực lên khớp, khớp đó có thể dần bị viêm khớp
  • Di truyền: một số người bị di truyền căn bệnh viêm khớp
  • Dị tật xương: một số người bị dị dạng xương khớp bẩm sinh hay khiếm khuyết sụn có thể dễ bị viêm khớp hơn
  • Các bệnh khác: bệnh tiểu đường hoặc bệnh thấp khớp khác như bệnh gút và viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp?

Thông thường, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán viêm xương khớp thông qua khám lâm sàng và chụp X-quang.

Đầu tiên, khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ kiểm tra:

Bên cạnh đó, chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ phát hiện một số vấn đề như:

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm khớp?

Mục tiêu chữa trị là để kiểm soát cơn đau và ngăn chặn sự phá hủy khớp. Biện pháp chữa trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào lối sống và mức độ viêm khớp. Đối với những cơn đau nhẹ, bạn có thể dùng acetaminophen để giảm đau. Đối với những cơn đau nặng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau thuộc nhóm kháng viêm không steroid. Bạn có thể chườm lạnh hoặc dán miếng cao nóng vào chỗ bị đau để giảm bớt triệu chứng. Miếng cao dán nóng hoặc ngâm khớp bị tổn thương trong nước nóng có thể làm giảm bớt triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng. Trong khi đó, chườm lạnh sẽ giúp làm giảm phản ứng viêm sau khi chơi thể thao.

Đối với viêm khớp quá nặng, bác sĩ sẽ cho bạn tập vật lý trị liệu trong một thời gian để bảo tồn khả năng vận động của khớp. Đó thường là những bài tập không tác động mạnh lên các khớp bị tổn thương như bơi lội, đạp xe đạp. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ bắp. Thay đổi lối sống và giữ cân nặng vừa phải cũng rất quan trọng. Đôi khi, bác sĩ có thể tiêm thuốc kháng viêm có chứa steroid vào khớp để giúp khớp có thể vận động được. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm những chất nhờn bổ sung cho khớp như axit hyaluronic. Bạn có thể dùng những dụng cụ hỗ trợ cho việc đi lại như nạng hay khung đi để giảm bớt áp lực lên các khớp bị tổn thương.

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị bạn phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thay thế khớp của bạn bằng một khớp nhân tạo, làm sạch vùng xung quanh khớp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm xương khớp?

Để hạn chế diễn tiến bệnh viêm xương khớp, bạn nên:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

13 loại thực phẩm có thể khiến bạn đầy bụng

(28)
Một số loại thực phẩm có nhiều chất xơ, đường, kháng tinh bột có thể khiến bạn bị đầy bụng và khó chịu. Do đó, bạn nên lưu ý và tìm hiểu kỹ các ... [xem thêm]

Tương tác thuốc và những điều bạn nên biết

(57)
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngày nay, bạn có nhiều cơ hội để tìm kiếm thông tin về sức khỏe và chăm sóc bản thân tốt hơn bao ... [xem thêm]

Cho con bú sữa bột kết hợp với sữa mẹ như thế nào?

(52)
Sữa bột trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, liệu có nên cho trẻ sơ sinh bú sữa bột kết hợp với sữa mẹ không? Muốn biết câu trả ... [xem thêm]

5 thói quen giúp gắn kết gia đình giữa bố mẹ và con cái

(90)
Muốn hình thành bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào, bạn cần có thời gian để xây dựng. Tương tự vậy, muốn gắn kết gia đình, tạo sợi dây liên kết với ... [xem thêm]

9 nguyên nhân khiến hơi thở của bé nặng mùi

(59)
Hơi thở của bé nặng mùi là nguyên nhân khiến con thiếu tự tin trong giao tiếp, vui chơi cùng bạn bè. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Chúng ... [xem thêm]

Sán lá gan và những điều bạn cần biết để phòng ngừa nó

(99)
Sán lá gan là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm thường xảy ra khi bạn ăn đồ sống. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu sán lá gan nguy hiểm như thế nào đối với sức ... [xem thêm]

5 mẹo đơn giản để bé không cắn bạn nữa

(94)
Bạn thường xuyên bị bé cắn và rất khó chịu, đau đớn vì điều này. Hãy tìm hiểu lý do và khắc phục để bé không cắn nữa nhé. Thích cắn là hành vi ... [xem thêm]

Trắng da hiệu quả nhờ axit kojic

(45)
Các sản phẩm có chứa kojic acid thực sự là sự lựa chọn lý tưởng cho việc làm đẹp. Nó còn có công dụng làm giảm mụn trứng cá và làm mờ vết sẹo.Tại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN