Điều trị ung thư vú khi mang thai và sau sinh

(4.36) - 94 đánh giá

Điều trị ung thư vú khi mang thai, bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị một trong các phương pháp dưới đây tùy thuộc vào giai đoạn mang thai. Nếu bạn đang trong giai đoạn mang thai cuối, bác sĩ sẽ tạm ngừng việc chữa trị cho đến khi bạn sinh con xong. Nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cai sữa cho bé để tiếp nhận điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được thực hiện rất an toàn trong hầu hết mọi giai đoạn mang thai. Rất nhiều thai phụ bị ung thư vú có thể lựa chọn hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hoặc phẫu thuật bảo tồn tuyến vú. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú sẽ loại bỏ hoàn toàn bầu vú bao gồm cả núm vú.

Trong khi đó, phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thì chỉ cắt bỏ khối u hoặc chỉ cắt bỏ một vùng rộng gây bệnh đến ranh giới giữa mô ngực ung thư và mô ngực bình thường. Vì có thai, nên bác sĩ thường sẽ đề nghị bạn phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bầu ngực. Bởi vì không phải phụ nữ nào sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bầu ngực cũng cần phải xạ trị, nhưng nếu phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thì bắt buộc phải xạ trị.

Việc xạ trị không bao giờ được khuyên dùng cho phụ nữ có thai. Nếu bác sĩ chỉ định bạn phẫu thuật bảo tồn tuyến vú thì có thể là bạn đang trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn sẽ xạ trị sau khi thai nhi được sinh ra đời. Do những thay đổi của bầu ngực trong suốt thời kỳ mang thai cũng như việc cần thiết tránh gây mê trong thời gian dài, người ta sẽ không tái tạo vú ngay sau khi phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn bầu vú.

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn đang mang thai trong 3 tháng giữa thai kỳ và chỉ định hóa trị sau khi phẫu thuật thì bạn có thể chọn phẫu thuật bảo tồn bầu vú thay vì phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn (nếu có thể). Bởi vì việc xạ trị sẽ được thực hiện ngay sau khi hóa trị, và sau khi bạn sinh con.

Bác sĩ sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết dưới cánh tay bạn (bạn có thể sẽ phải xét nghiệm sinh thiết). Nếu mọi kiểm tra trước khi phẫu thuật đều cho thấy rằng các hạch bạch huyết đều chứa tế bào ung thư, thì bạn sẽ phải phẫu thuật loại bỏ toàn bộ các hạch bạch huyết này. Nếu không thì bạn chỉ cần làm xét nghiệm sinh thiết các hạch liên quan đến khối u để xem các hạch đó có tế bào ung thư hay không. Nếu xét nghiệm sinh thiết cho thấy các hạch này đã bị di căn, bạn phải phẫu thuật loại bỏ chúng để duy trì được hệ bạch huyết.

Việc làm xét nghiệm sinh thiết các hạch liên quan đến khối u sử dụng một lượng rất nhỏ các chất phóng xạ, không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, chất nhuộm màu xanh được sử dụng cùng với các đồng vị phóng xạ để nhận biết các hạch này thì không được dùng cho thai phụ. Bác sĩ sẽ xem xét xét nghiệm sinh thiết hạch vùng này có thích hợp chỉ định cho bạn hay không. Dù là loại phẫu thuật nào, thì bạn cũng phải được gây mê. Điều này khá an toàn với thai phụ mặc dù vẫn tồn tại nguy cơ sảy thai rất nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai.

Hóa trị

Điều trị ung thư vú khi mang thai có thể được chỉ định hóa trị. Việc điều trị bằng steroid rất cần thiết, nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ và thường rất an toàn cho thai nhi. Cần tránh thực hiện hóa trị khi mang thai trong 3 tháng đầu, bởi vì có thể gây ra tổn thương cho thai nhi hoặc sảy thai.

Thông thường, hóa trị 3 tháng tiếp theo của thai kỳ đều an toàn. Dù một số bằng chứng chứng minh rằng một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh sẽ bị thiếu cân và sinh non nhưng hầu hết mọi thai phụ được điều trị trong giai đoạn này đều sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, bạn nên dừng hóa trị 3, 4 tuần trước khi sinh để tránh nhiễm trùng trong hoặc sau khi sinh. Bạn sẽ tiếp tục thực hiện hóa trị sau khi sinh con. Cần tránh nuôi con bằng sữa mẹ trong khi đang hóa trị, bởi vì một số thuốc sẽ đi qua máu vào trong sữa mẹ.

Xạ trị

Các chuyên gia không khuyến khích xạ trị trong mọi giai đoạn thai kỳ, bởi vì dù liều lượng có rất thấp đi chăng nữa vẫn tồn tại rủi ro cho thai nhi. Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng giữa thai kỳ và phải hóa trị, thì bạn có thể sẽ phải xạ trị sau khi sinh con. Nếu phẫu thuật bảo toàn tuyến vú phù hợp với bạn và bạn đang mang thai trong 3 tháng cuối, việc xạ trị sẽ được tạm hoãn cho đến khi bạn sinh con và hoàn tất hóa trị.

Hormone liệu pháp

Nếu bạn căn bệnh ung thư vú của bạn dương tính với receptor của estrogen (có nghĩa là hormone estrogen kích thích tế bào ung thư phát triển) thì bạn sẽ phải điều trị hormone. Thai phụ mắc ung thư vú thường sẽ có estrogen receptor dương cao hơn so với phụ nữ không mang thai.

Thuốc thường được chỉ định phổ biến nhất là tamoxifen và goserelin (Zoladex). Những thuốc này không được dùng trong suốt thai kỳ và cho con bú. Bạn cần có một cuốn sổ ghi lại tất cả các loại thuốc đã sử dụng trong thai kỳ.

Liệu pháp trúng đích

Liệu pháp điều trị trúng đích sẽ giúp ức chế sự phát triển và di căn của ung thư. Chúng tập trung vào quá trình xử lý các tế bào ung thư phát triển. Liệu pháp được dùng phổ biến nhất là uống thuốc trastuzumab (Herceptin), thường được dùng để điều trị ung thư vú loại HER2 dương tính.

Liệu pháp trúng đích thường không được khuyên dùng trong thời kỳ mang thai, bạn không nên cho con bú ít nhất là 6 tháng kể từ liều cuối của thuốc trastuzumab.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chăm sóc vùng kín sau phục hồi âm đạo không phẫu thuật

(82)
Một khi quyết định sinh con theo đường âm đạo, bạn sẽ phải chuẩn bị cho việc trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể không chỉ trong quá trình sinh mà ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi chồng bị rối loạn cương dương?

(93)
Rối loạn cương dương ở người trẻ đang ngày càng phổ biến, đừng lo lắng mà hãy bình tĩnh cùng chồng vượt qua nếu anh ấy có dấu hiệu mắc bệnh nhé. ... [xem thêm]

Giúp con vượt qua tác dụng phụ của điều trị ung thư phổi

(26)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự ... [xem thêm]

Giảm thị lực sau khi sinh, phụ nữ cần làm gì?

(96)
Tình trạng giảm thị lực sau khi sinh có thể khiến bạn thấy mắt bị mờ và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Làm sao để bạn có thể cải thiện ... [xem thêm]

Khoét chóp cổ tử cung

(13)
Tìm hiểu về khoét chóp cổ tử cungKhoét chóp cổ tử cung là gì?Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung để loại bỏ ... [xem thêm]

Thủy đậu và rubella không giống nhau như bạn nghĩ

(84)
Thủy đậu và rubella là hai bệnh có triệu chứng tương tự nhau khiến mọi người rất dễ nhầm lẫn. Điểm khác nhau rõ rệt nhất trong triệu chứng hai bệnh ... [xem thêm]

Muốn cải thiện sức khỏe, hãy trồng ngay cho mình một cây hương thảo

(46)
Ngoài việc dùng làm gia vị, cây hương thảo còn có nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe như giảm căng thẳng, điều trị chứng sa sút trí tuệ ... [xem thêm]

Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ

(29)
“Sinh mổ bao lâu thì lành” là câu hỏi của nhiều thai phụ khi nghe bác sĩ chỉ định sinh theo phương pháp này. Sau ca sinh mổ, cơ thể bạn cần nhiều thời gian ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN