Đeo nút bịt tai chống ồn khi ngủ có an toàn không?

(3.73) - 15 đánh giá

Sử dụng nút bịt tai khi ngủ là cách chống ồn hiệu quả cho những người khó ngủ hoặc phải ngủ ở những nơi quá ồn ào. Thế nhưng, việc sử dụng nút bịt tai thường xuyên liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của tai không?

Cùng tìm hiểu lợi ích và rủi ro của việc sử dụng nút bịt tai chống ồn khi ngủ trong bài viết sau.

Lợi ích khi đeo nút bịt tai chống ồn khi ngủ

Đeo nút bịt tai khi ngủ có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Đối với nhiều người, nút bịt tai là cách duy nhất giúp họ không bị những âm thanh như tiếng xe trên đường cao tốc hay tiếng ngáy của người khác làm phiền.

Một âm thanh lớn có thể đánh thức bạn ra khỏi một giấc ngủ sâu. Sau khi bị đánh thức, bạn cần một khoảng thời gian để trở lại giai đoạn ngủ sâu như trước đó.

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng. Theo một báo cáo năm 2006, giấc ngủ chất lượng thấp trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ:

  • Cao huyết áp
  • Đột quỵ
  • Bệnh tiểu đường
  • Đau tim
  • Béo phì
  • Phiền muộn

Một báo cáo khác từ năm 2012 cũng cho rằng, giấc ngủ chất lượng kém làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.

Tác dụng phụ khi đeo nút bịt tai đi ngủ

Đeo nút bịt tai thường xuyên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ tiềm ẩn.

Theo thời gian, nút bịt tai có thể gây nên tình trạng tích tụ ráy tai. Tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề như mất thính giác tạm thời và ù tai. Để loại bỏ ráy tai tích tụ, bạn cần sử dụng thuốc nhỏ tai để làm mềm ráy tai hoặc nhờ các dịch vụ lấy ráy tai chuyên nghiệp.

Nút bịt tai cũng có thể gây nhiễm trùng tai do vi khuẩn bám và sinh sôi trên nút. Nhiễm trùng tai thường gây đau tai và có thể dẫn đến mất thính giác nếu không được điều trị đúng cách.

Các loại nút bịt tai phù hợp để đeo đi ngủ

Nút bịt tai thường được chia thành các loại có lỗ thông hơi và không có lỗ thông hơi. Nút bịt tai thông hơi có một lỗ nhỏ, giúp cân bằng áp suất trong tai. Do đó, chúng rất hữu ích khi bạn đi máy bay hoặc lặn biển.

Theo Healthline, nút bịt tai thông hơi bao gồm nhiều loại với các chất liệu khác nhau, chẳng hạn như:

  • Nút bịt tai bằng sáp: Loại nút bịt tai này dễ dàng uốn nắn theo kích cỡ tai của bạn. Đây là một lựa chọn tốt để đeo khi đi ngủ và đi bơi vì chúng không thấm nước.
  • Nút bịt tai bằng silicon: Nút bịt bằng silicon cứng có thể tái sử dụng, nhưng chúng thường không thoải mái khi ngủ, đặc biệt là nếu bạn có thói quen nằm một bên. Nút bịt tai bằng silicon mềm tương tự loại bằng sáp và mang lại cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên, một số người thấy rằng chúng không có hiệu quả chống ồn tốt như các loại khác.
  • Nút bịt tai bọt biển: Nút tai bọt là lựa chọn rẻ tiền nhất. Chúng rất mềm mại nên thường được dùng để đeo lúc ngủ. Tuy nhiên, vật liệu xốp khiến chúng trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Do đó bạn cần thay thế chúng thường xuyên.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng nút bịt tai tùy chỉnh. Nút bịt tai tùy chỉnh được làm dựa trên khuôn tai của bạn và có thể tái sử dụng. Loại nút này thường khá đắt tiền, nhưng công dụng ngăn tiếng ồn của nó rất tốt. Thậm chí, nó có thể ngăn cả tiếng đồng hồ báo thức lẫn cảnh báo khẩn cấp. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng nó.

Cách sử dụng nút bịt tai chống ồn

Sử dụng nút tai đúng cách giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Cách sử dụng nút bịt tai an toàn như sau:

  • Dùng tay xoa tròn nút bịt tai cho đến khi nó gọn vừa đủ để cho vào trong tai
  • Kéo vành tai hướng lên trên và ra phía sau
  • Chèn nút bịt tai vào sâu vừa đủ để ngăn âm thanh. Không cố gắng đẩy nó vào quá sâu bên trong tai, vì có thể nó sẽ gây kích thích màng nhĩ.

Nếu bạn sử dụng nút bịt tai dùng một lần, đặc biệt là loại bọt biển, bạn cần thay nút vài ngày một lần để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, để kéo dài tuổi thọ của nút bịt tai chống ồn, bạn có thể rửa sạch chúng mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Tuy nhiên, hãy chắc rằng nút bịt tai đã hoàn toàn khô ráo trước khi được cho vào tai.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 quan niệm sai lầm về giấc ngủ có thể gây hại sức khỏe

(71)
Bạn thường xem tivi hay uống rượu trước khi ngủ để thư giãn? Đây chính là những quan niệm sai lầm về giấc ngủ có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe ... [xem thêm]

Chứng ngưng thở khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(34)
Một trong những nguyên nhân phổ biến và thường bị bỏ qua của bệnh cao huyết áp là chứng ngưng thở khi ngủ. Theo nghiên cứu, gần 50% những người được ... [xem thêm]

Uống nước trước khi đi ngủ: Coi chừng lợi bất cập hại

(23)
Bổ sung nước cho cơ thể là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, uống nước trước khi đi ngủ đôi lúc sẽ gây ra những bất lợi cho giấc ngủ ... [xem thêm]

Ngủ chung với thú cưng có an toàn không?

(10)
Hầu hết những người nuôi thú cưng đều để thú cưng ngủ chung với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trước thực tế xu hướng này ngày càng phổ biến, ... [xem thêm]

Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc đã tàn phá nhan sắc của bạn như thế nào?

(20)
Bên cạnh việc làm cơ thể uể oải, tâm trạng cáu gắt thì việc thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da và sức khỏe ... [xem thêm]

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

(87)
Định nghĩaHội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng xảy ra khi ngủ sâu. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa đầu buổi ... [xem thêm]

Cách hết mất ngủ nhờ tập thể dục

(47)
Mất ngủ được định nghĩa là khó ngủ hoặc ngủ không ngon, không sâu giấc. Những người bị mất ngủ thường cảm thấy không hài lòng với giấc ngủ kèm ... [xem thêm]

Mộng du

(51)
Bạn có thói quen ngồi bật dậy hoặc đi lại trong vô thức vào nửa đêm? Bạn thường xuyên lầm bầm trong lúc ngủ? Bạn rất có thể đang mắc bệnh mộng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN