Chảy nước mắt sống: Triệu chứng không thể xem thường

(3.97) - 55 đánh giá

Bạn có thể chảy nước mắt khi cảm động, vui mừng, đau lòng, tổn thương… là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên chảy nước mắt sống không rõ nguyên nhân thì liệu đây có phải là một tình trạng đáng lo ngại?

Chảy nước mắt sống là một tình trạng không hề hiếm gặp. Những hiểu biết về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này sẽ giúp bạn tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Chúng tôi sẽ cùng bạn điểm qua một số vấn đề cần quan tâm quanh triệu chứng chảy nước mắt sống này nhé!

Nước mắt sống là gì?

Nước mắt sống là tình trạng nước mắt chảy tràn trên mặt bạn mà không rõ nguyên nhân.

Về bản chất, nước mắt được sinh ra có nhiệm vụ giữ ẩm, đồng thời làm sạch bề mặt nhãn cầu, giúp bạn nhìn rõ hơn. Thông thường, nước mắt sau khi sinh ra sẽ được dồn về góc trong mắt rồi được dẫn vào lệ đạo rồi xuống mũi. Vì lý do nào đó mà bạn bị tắc lệ đạo sẽ gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống.

Hiện tượng chảy nước mắt sống có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn cả là ở trẻ em dưới 12 tháng và những người trên 60 tuổi. Tình trạng hay chảy nước mắt sống có thể chỉ xảy ra ở một mắt hay cả hai bên mắt.

Nguyên nhân khiến bạn hay chảy nước mắt sống

Nguyên nhân chính gây chảy nước mắt là tắc tuyến lệ và mắt sản xuất quá nhiều nước mắt.

1. Chảy nước mắt do tắc tuyến lệ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mắt sống ở trẻ em và người lớn là do tuyến lệ bị bít tắc hay quá hẹp. Hẹp tuyến lệ có thể dẫn đến tình trạng sưng hoặc viêm ở mắt. Đa số trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt sống và sẽ tự hết sau vài tuần khi tuyến lệ đã phát triển hoàn thiện.

Nếu tuyến lệ bị hẹp hoặc bị chặn, nước mắt sẽ không thể chảy ra và lâu ngày sẽ tích tụ trong túi nước mắt. Nước mắt ứ đọng trong túi nước mắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến viêm bên phần mũi ngay cạnh mắt.

2. Mắt sản xuất quá nhiều nước mắt

Mắt bạn khi bị kích thích có thể tiết ra nhiều nước mắt hơn bình thường. Các kích ứng sau đây có thể là nguyên nhân khiến mắt bạn sản xuất nhiều nước mắt hơn mức bình thường:

  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Viêm kết mạc nhiễm trùng
  • Vết thương hay vết xước ở mắt
  • Một số chất như khói thuốc, hành tây
  • Lộn mí – mí mắt dưới bị lộn ra phía ngoài
  • Lông quặm – hiện tượng lông mi mọc quặp vào trong mắt

Trong một số trường hợp, trong nước mắt của bạn có thể chứa lượng chất béo lipid cao. Điều này sẽ khiến mắt càng trở nên khó chịu và làm mắt sản xuất nhiều nước mắt hơn.

3. Nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khác gây chảy nước mắt sống. Một số tình trạng bên dưới cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn hay chảy nước mắt sống:

  • Khô mắt
  • Viêm bờ mi mãn tính
  • Bệnh liệt mặt (Bell’s palsy)
  • Dị ứng, đặc biệt là dị ứng hoa cỏ
  • Viêm giác mạc – nhiễm trùng giác mạc
  • Loét giác mạc – vết loét mở hình thành trên mắt
  • Tác dụng phụ gây ra bởi một số loại thuốc điều trị

Làm thế nào để điều trị tình trạng hay chảy nước mắt?

Các giải pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân bạn bị chảy nước mắt sống. Tùy vào các nguyên nhân khác nhau sẽ có các giải pháp điều trị cụ thể:

Kích ứng: Nếu bạn chảy nước mắt sống do viêm kết mạc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xem xét trong vòng một tuần để xem các triệu chứng có đỡ hơn không rồi sau đó mới kê thuốc kháng sinh.

Lông mọc quặm: Cách điều trị quặm mi dưới thường là nhỏ nước mắt nhân tạo để kéo dài mi. Nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật rút ngắn mi để điều trị nhão mi phối hợp với tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới để loại trừ tác nhân gây co quắp.

Lộn mí: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp gây tê cục bộ, khi đó phần da và cơ xung quanh mắt sẽ được căng lại. Một số trường hợp nghiêm trọng thì bạn sẽ phải tiến hành các phẫu thuật tạo hình phức tạp khác.

Tắc tuyến lệ: Phương pháp điều trị tối ưu là phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi, nghĩa là tạo một ra đường thoát mới giúp nước mắt chảy vào mũi trở lại.

Nếu thường xuyên bị đỏ mắt, suy giảm thị lực, đau và sưng mắt xuất hiện cùng tình trạng chảy nước mắt sống thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Cách ngăn ngừa chảy nước mắt sống

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt sống diễn biến nặng hơn.

1. Bổ sung axit béo omega 3 vào chế độ ăn

Hấp thụ axit béo omega 3 có thể giúp hạn chế tình trạng khô mắt rất hữu hiệu. Bạn có thể tăng cường dưỡng chất này trong khẩu phần ăn bằng một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích… Bạn cũng có thể bổ sung omega 3 từ các loại rau xanh, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, hạt.

2. Massage mắt bằng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Một nghiên cứu trên động vật đã quan sát thấy việc bôi mật ong có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng hữu hiệu. Bạn có thể thêm 3 muỗng canh mật ong vào cốc nước ấm rồi sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp và massage nhẹ nhàng trên mắt.

3. Tẩy tế bào chết với tinh dầu cây trà

Một nghiên cứu cho thấy tẩy tế bào chết ở mí mắt bằng tinh dầu cây trà có thể làm giảm nhẹ sự khó chịu ở những người bị viêm bờ mi. Bạn lưu ý là phải pha loãng dung dịch tinh dầu tràm trà với nước sạch trước khi thực hiện tẩy tế bào chết. Đồng thời, bạn hãy tránh để dung dịch vấy vào mắt vì có thể gây kích ứng.

4. Uống trà ô long để giảm dị ứng

Nếu bạn bị chảy nước mắt sống do dị ứng phấn hoa thì uống trà ô long có thể là một phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng của bạn. Theo một nghiên cứu, trà ô long rất hữu hiệu trong việc làm giảm các triệu chứng dị ứng mắt như chảy nước mắt và ngứa. Ngoài ra, trà ô long cũng có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi rất hiệu quả.

5. Rửa mắt với tinh chất nghệ

Nghệ có thể được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt sống rất hữu hiệu. Trong nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin có thể ức chế sự giải phóng histamine, giúp ức chế dị ứng mắt. Để rửa mắt, bạn cho 1/2 muỗng cà phê bột nghệ vào cốc nước ấm sạch và trộn đều. Bạn có thể thoa đều hỗn hợp làm sạch phần ngoài và mí mắt của bạn.

Các giải pháp tự nhiên có thể giúp làm sạch và thư giãn mắt, nhờ đó hạn chế tình trạng chảy nước mắt sống quá nhiều.

Đôi mắt là bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể nên bạn cần thận trọng với bất kỳ triệu chứng nào xảy ra. Tình trạng chảy nước mắt sống không quá nguy hiểm nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên và khiến bạn khó chịu thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với thị lực lâu dài.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn gì để trị mụn tuổi trưởng thành?

(98)
Bạn nghĩ rằng mình là người duy nhất đang chịu đựng cơn ác mộng mang tên mụn khi trưởng thành? Thực ra có rất nhiều bạn bè đồng cảnh ngộ với bạn ... [xem thêm]

Tác hại của khói thuốc lá với trẻ nhỏ: Hãy từ bỏ điếu thuốc ngay

(40)
Khói thuốc lá gây rất nhiều tác hại cho trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu là người yêu thương con, bạn hãy tránh xa điếu thuốc để phòng chống tác hại của khói ... [xem thêm]

5 lý do vì sao bố mẹ nên xem thể thao với con

(67)
Trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ thành người tốt, bạn sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, không thể thiếu cách khuyến ... [xem thêm]

Mất khả năng cương cứng do nghiện phim người lớn

(63)
Bạn có từng thắc mắc liệu xem quá nhiều phim khiêu dâm có thể gây ra vấn đề về khả năng quan hệ tình dục ở nam giới, ví dụ như chứng rối loạn cương ... [xem thêm]

4 cuộc gặp bác sĩ mà phụ nữ nên xếp lịch định kỳ

(12)
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức y khoa, mỗi người cần được khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/năm để kịp thời sàng lọc, phát hiện sớm và phòng ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm tốt cho âm đạo của phái đẹp

(25)
Chế độ ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vùng kín, vì vậy bạn đừng nên bỏ qua những thực phẩm tốt cho âm đạo nhé.Chìa khóa ... [xem thêm]

Khởi đầu ngày mới đầy năng lượng với các bài tập buổi sáng

(100)
Người bị chứng đau đầu luôn phải trăn trở tìm những biện pháp giảm đau. Bởi lẽ, cơn đau cùng những triệu chứng đi kèm luôn khiến người ta suy kiệt: ... [xem thêm]

Bạn có biết các xét nghiệm giúp chẩn đoán xơ gan?

(10)
Xơ gan gây ra những tổn thương trên gan. Từ đó, ngăn chặn gan thực hiện chức năng quan trọng như hỗ trợ tiêu hóa và thải độc tố khỏi cơ thể. Chẩn đoán ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN