Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hẹp động mạch cảnh?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch cảnh bao gồm:
- Hút thuốc lá;
- Huyết áp cao;
- Nồng độ lipit không bình thường hoặc cholesterol cao;
- Khẩu phần ăn với nhiều chất béo bão hòa;
- Kháng insulin;
- Bị tiểu đường;
- Bị béo phì;
- Có lối sống ít hoạt động;
- Gia đình có tiền sử bị chứng xơ vữa động mạch, chứng hẹp động mạch vành hoặc động mạch chủ;
- Độ tuổi: đàn ông nhỏ hơn 75 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn phụ nữ trong cùng nhóm tuổi. Phụ nữ trên 75 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Người bị bệnh về động mạch vành có nguy cơ cao để phát triển thành bệnh hẹp động mạch cảnh.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ hẹp của động mạch và các triệu chứng xảy ra. Các phương pháp điều trị có thể chia làm hai nhóm điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.
Nếu mức độ hẹp động mạch từ 70-99% và đã xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (CEA) để loại bỏ các mảng bám trên động mạch.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán hẹp động mạch cảnh dựa trên bệnh sử và khám lâm sáng các triệu chứng một cách kỹ lưỡng. Khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để phát hiện các âm thanh bất thường từ động mạch cảnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm khác để đảm bảo kết chẩn đoán, bao gồm:
Bác sĩ cũng có thể cần chụp CT mạch máu (CTA) và chụp MRA (chụp cộng hưởng từ mạch máu) trước khi tiến hành phẫu thuật để xác định rõ hơn khu vực cần phẫu thuật.