Cách sử dụng tinh dầu giúp bạn sành sỏi như một chuyên gia

(4.44) - 98 đánh giá

Tinh dầu từ lâu đời đã là một liệu pháp tự nhiên được ưa chuộng trong làm đẹp và chữa bệnh. Nếu biết cách sử dụng tinh dầu cho nhiều mục đích khác nhau, bạn không những thành thạo như chuyên viên spa mà còn có thể sành sỏi chẳng kém một chuyên gia trị liệu!

Tinh dầu được sử dụng như một phương pháp duy trì sức khỏe và nhan sắc và đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của tinh dầu, cách chọn tinh dầu thiên nhiên và cách sử dụng tinh dầu để có thể tự chăm sóc bản thân mình tốt hơn nhé!

Tinh dầu là tinh túy của cây cỏ

Tinh dầu là một loại chất lỏng được chiết xuất từ thực vật thiên nhiên như rễ, lá, thân cây, hoa, cỏ bằng công nghệ chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc công nghệ xuất dung môi.

Nhiều người ví tinh dầu như là phần tinh túy nhất của cỏ cây, nên có tác dụng mạnh hơn 100 lần so với thảo dược sấy khô. Mỗi lọ tinh dầu sẽ được tạo ra từ nhiều thành phần khác nhau nên sẽ mang mùi hương rất độc đáo.

Cách phân loại tinh dầu theo độ nguyên chất

Tinh dầu có nhiều loại với chất lượng và giá thành khác nhau. Nếu xét về độ nguyên chất, tinh dầu có hai loại.

• Tinh dầu nguyên chất: Tinh dầu nguyên chất được sản xuất 100% từ các thành phần từ thiên nhiên và không chứa bất kỳ chất hóa học độc hại nào. Thậm chí, tinh dầu nguyên chất có thể ăn uống được theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoại trừ một số loại tinh dầu thiên nhiên như quế và bách xù tránh ăn uống trực tiếp hoặc bôi lên da, những tinh dầu nguyên chất khác rất an toàn cho và mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

• Tinh dầu không nguyên chất: Tinh dầu không nguyên chất còn gọi là tinh dầu tổng hợp là loại tinh dầu thiên nhiên đã qua pha chế, không chứa thành phần tự nhiên 100%. Thậm chí tinh dầu không nguyên chất có thể chứa nhiều tạp chất hoặc hóa chất độc hại khác. Nếu hít nhiều có thể gây nhức đầu hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Cách chọn tinh dầu nguyên chất

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại tinh dầu đủ mọi loại và màu sắc, hương vị khác nhau như sả chanh, tràm, cam, chanh, bưởi… Giá tinh dầu cũng rất đa dạng tùy theo thương hiệu và dung tích. Để có thể lựa chọn được tinh dầu nguyên chất đảm bảo chất lượng, bạn cần lưu ý đến một số dấu hiệu phân biệt dưới đây:

• Thành phần: Bạn hãy trộn loại được chiết xuất hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa hóa chất pha tạp. Trung bình mỗi lọ tinh dầu chứa từ 50–500 loại hợp chất khác nhau có tác động tích cực đến sức khỏe.

• Mùi hương: Tinh dầu nguyên chất có mùi hương nhẹ, thoang thoảng, không nồng, tạo cảm giác rất dễ chịu và thoải mái. Mùi hương phai nhanh trong không khí. Bạn có thể xông nhiều giờ trong ngày.

• Giá thành: Tinh dầu nguyên chất có giá thành khá cao, vì cần rất nhiều loại thực vật để tổng hợp thành tinh dầu.

• Khả năng bay hơi: Tinh dầu nguyên chất thường dễ bay hơi.

• Khả năng hòa tan: Khi nhỏ vào nước, tinh dầu sẽ hòa tan, không còn là những tinh thể nguyên chất nữa.

Khi mua tinh dầu, bạn cũng nên lựa chọn các sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín và được nhiều người tin dùng. Để chắc chắn nhất, bạn có thể yêu cầu người bán hàng cho xem bản xét nghiệm, kiểm chứng từ các cơ quan chức năng công bố.

Lợi ích sức khỏe của tinh dầu

Tinh dầu rất đa năng nhưng bạn có thể tham khảo một số lợi ích của tinh dầu thiên nhiên lên sức khỏe như:

• Cân bằng hormone: Nhiều loại tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên có khả năng cân bằng estrogen, cortisol, tuyến giáp và testoterone như tinh dầu xô thơm, phong lữ hoặc cỏ xạ hương. Tinh dầu còn có thể cải thiện tình trạng vô sinh và giúp bạn đối phó với triệu chứng mãn kinh. Trong khi đó, tinh dầu tự nhiên cũng có giảm đi các triệu chứng trầm cảm và cải thiện ham muốn tình dục ở đàn ông.

• Tăng cường hệ miễn dịch: Một số loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, khử trùng, chống nấm mốc đồng thời cũng làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Các loại tinh dầu nguyên chất tốt cho hệ miễn dịch như kinh giới, gừng, chanh, bạch đàn, trầm hương, bạc hà và quế…

• Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Tinh dầu nguyên chất có hiệu quả trong việc hỗ trợ và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, khó tiêu, co thắt dạ dày hoặc thậm chí là hội chứng kích thích bụng. Bằng cách kích thích các enzyme tiêu hóa hoạt động tích cực và mạnh mẽ hơn, tinh dầu tự nhiên có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa đào thải chất độc và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn.

• Bổ sung năng lượng: Tinh dầu sẽ kích thích và làm tăng lượng oxy lên não của bạn, từ đó cơ thể chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe khoắn hơn, thậm chí là cải thiện hiệu quả của các hoạt động thể thao.

• Cải thiện chức năng não: Tinh dầu sẽ giúp bảo vệ và cải thiện chức năng nhận thức của não bộ, đặc biệt có ích đối với những người bị chứng mất trí hoặc Alzheimer. Ngoài ra, tinh dầu còn tăng cường trí nhớ và cải thiện sự tập trung, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thư giãn.

• Chăm sóc làn da và mái tóc: Tinh dầu được sử dụng để chăm sóc da và tóc hiệu quả vì tinh dầu có thể giảm các dấu hiệu lão hóa như rám rắng, tàn nhang và bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Đồng thời tinh dầu cũng giúp mái tóc dày và chắc khỏe hơn.

Cách sử dụng tinh dầu như chuyên gia

Bạn sẽ kinh ngạc khi biết rằng có đến 12 cách sử dụng tinh dầu để làm đẹp, ăn uống và cải thiện sức khỏe. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn sành sỏi chẳng kém gì các chuyên gia ở các trung tâm trị liệu hay spa làm đẹp.

1. Hít lọ tinh dầu

Bạn hãy bắt đầu bằng cách đặt lọ tinh dầu ngang tầm ngực rồi ngửi nhẹ một chút và di chuyển lọ gần mũi của bạn hơn. Nếu bạn thấy dễ chịu, hãy tiếp tục hít mùi hương sâu hơn. Khi hít vào mũi, các phân tử tinh dầu dạng hơi sẽ tương tác với cơ quan khướu giác và não bộ để phát huy tác dụng. Các phân tử tinh dầu di chuyển qua mũi, miệng vào đến phổi và tương tác với hệ hô hấp.

2. Xông tinh dầu bằng tay

Bạn hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên lòng bàn tay rồi chà xát hai tay lại với nhau để tinh dầu phát huy hiệu quả rồi đặt tay ngay trước miệng, mũi. Tương tự như phương pháp hít lọ tinh dầu, đầu tiên bạn cần hít thở nhẹ nhàng và nếu cảm thấy thích hợp thì hãy hít sâu dần. Bạn hãy tránh đặt tinh dầu gần mắt. Nếu vô tình tinh dầu dính vào mắt, bạn hãy nhỏ dầu nền như hạnh nhân hoặc ô liu để làm loãng tinh dầu chứ đừng dùng nước để rửa.

3. Hít tinh dầu từ vòng cổ

Nếu bạn có một sợi dây chuyền có mặt bằng đất nung thì đây là cách sử dụng tinh dầu thích hợp cho bạn. Bạn hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu nguyên chất lên sợi dây chuyền làm từ đất nung rồi đeo lên cổ để tận hưởng những lợi ích của tinh dầu suốt cả ngày.

4. Nhỏ tinh dầu vào muối

Bạn hãy đổ một ít muối biển hoặc muối Epsom vào một cái chén nhỏ (khoảng 1/4 chén) rồi nhỏ 10–15 giọt tinh dầu bạn thích vào chén muối và đặt ngay cạnh giường của bạn khi ngủ. Vì muối có có khả năng làm chậm tốc độ bay hơi của tinh dầu nên bạn sẽ được ngửi tinh dầu trong suốt một đêm. Đây là cách sử dụng tinh dầu rất tốt vì cơ thể có thể hấp thu đặc tính chống ung thư của tinh dầu trong khi ngủ.

5. Xông hơi với tinh dầu

Bạn hãy nhỏ một ít tinh dầu vào chậu nước nóng rồi đặt một chiếc khăn trên đầu và cúi mặt gần xuống chậu nước để xông. Bạn hãy lưu ý không dùng nước quá nóng và phải nhắm mắt hoặc dùng kính bơi để bảo vệ đôi mắt. Nước sẽ nhanh chóng hòa tan tinh dầu và thấm qua cổ họng, mũi và đường máu. Cách sử dụng tinh dầu này khá trực tiếp và có tác dụng mạnh nên bạn chỉ nên nhỏ 1–2 giọt tinh dầu.

6. Massage với tinh dầu

Có hai cách thực hiện phương pháp massage này. Bạn có thể xoa bóp tinh dầu trực tiếp lên cơ thể không cần pha loãng với nước hoặc cũng có thể sử dụng dầu nền (dầu hữu cơ) như hạnh nhân, dầu dừa hoặc dầu ô liu để pha loãng. Bạn hãy hẹ nhàng thoa đều tinh dầu lên da và massage theo đường huyệt. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia về việc pha loãng tinh dầu và sử dụng tinh dầu cho trẻ nhỏ nhé.

7. Massage chân với tinh dầu

Bạn hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân và massage trước khi ngủ. Lòng bàn chân là nơi chứa nhiều lỗ chân lông lớn nhất trên cơ thể nên tinh dầu dễ dàng được hấp thụ và thấm vào máu của bạn hơn với cách sử dụng tinh dầu này.

8. Ăn hoặc uống tinh dầu

Việc dùng tinh dầu để nấu ăn hay uống cũng mang lại một số tác dụng nhưng bạn nên cực kỳ cẩn thận. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên dùng loại tinh dầu nào, liều lượng và tần suất bao nhiêu trước đi áp dụng cách sử dụng tinh dầu này.

9. Ngâm mình với tinh dầu

Bạn hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm nước ấm và đổ thêm một ít sữa hoặc dầu dừa để giúp bạn dễ dàng hấp thụ các loại dầu qua da. Sau đó, chỉ cần bước vào bồn tắm và ngâm mình. Trong lúc ngâm, bạn cũng có thể ngửi được các phân tử tinh dầu.

10. Sử dụng thay nước hoa

Thay vì sử dụng nước hoa nhân tạo có thể chứa chất độc hại, bạn hãy thoa đều tinh dầu lên các vị trí như sau vành tai, xương quai xanh hoặc hai bên cổ. Điều này không chỉ mang lại cho bạn mùi hương quyến rũ mà những dưỡng chất trong tinh dầu còn có thể hấp thụ vào cơ thể bạn.

11. Khuếch tán tinh dầu trong xe hơi

Nhiều công ty hiện tại sản xuất các thiết bị khuếch tán tinh dầu cho xe hơi. Cách sử dụng tinh dầu này vừa có hiệu quả chống ung thư, vừa tạo cảm giác thoải mái và thư giãn khi đang lái xe. Nếu bạn không có máy khuếch tán này, chỉ cần lấy một viên gòn, nhỏ vài giọt tinh dầu lên và dán vào cổng máy lạnh rồi bật máy và tận hưởng hiệu quả của tinh dầu.

12. Máy khuếch tán tinh dầu

Đây là loại máy sử dụng không khí, nước và sóng siêu âm để khuếch tán tinh dầu trong không khí. Máy sẽ tạo một màn sương mịn trong không khí và làm tăng gấp đôi độ ẩm. Cách sử dụng tinh dầu này giúp tinh dầu loãng bớt nhưng không ảnh hưởng đến tính trị liệu của tinh dầu và các phân tử tinh dầu có thể lưu trong không khí tới vài tiếng.

Bạn có thể kết hợp nhiều loại tinh dầu khác nhau, chẳng hạn như nhũ hương và gỗ đàn hương, để có được nhiều tính năng của những loại tinh dầu.

13. Sử dụng đèn tinh dầu

Nếu không muốn dùng máy khuếch tán, bạn có thể dùng đèn đốt tinh dầu bằng điện. Đầu tiên, bạn cho nước vào đầy 2/3 đĩa thủy tinh hoặc phần lõm của đèn rồi bật đèn đợi nước ấm lên (bạn có thể dùng nước ấm để nhanh hơn). Tiếp theo, nhỏ 3–5 giọt tinh dầu nguyên chất bạn thích vào đĩa thủy tinh chứa nước. Khi nước bắt đầu nóng lên và bay hơi, tinh dầu sẽ khuếch tán trong không khí.

Với những hướng dẫn về tinh dầu trên đây, bạn đã có thể hiểu được rõ tinh dầu là gì và cách sử dụng tinh dầu hiệu quả. Bạn hãy thường xuyên sử dụng tinh dầu để có được nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe và nhan sắc nhé!

Minh Thư | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điện thoại di động liệu có ảnh hưởng đến cuộc sống các cặp đôi?

(96)
Với sự bùng nổ của công nghệ hiện nay, điện thoại cầm tay dần trở thành vật bất ly thân của mỗi người. Nhưng việc lạm dụng điện thoại hay sử dụng ... [xem thêm]

Bạn biết gì về kỹ thuật đa ký giấc ngủ?

(49)
Giấc ngủ đóng một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của con người. Các rối loạn về giấc ngủ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc ... [xem thêm]

Làm bạn với con tuổi dậy thì dễ dàng hay khó khăn?

(93)
Lứa tuổi từ 11 – 14 là điểm khởi đầu của giai đoạn dậy thì ở tuổi vị thành niên. Bố mẹ hãy làm bạn với con tuổi dậy thì để vượt qua giai đoạn ... [xem thêm]

Hãy xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh về gan vì sự an toàn của bạn

(33)
Gan có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố, tạo máu, tiết mật để tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa các chất và thực hiện nhiều chức năng quan ... [xem thêm]

6 mẹo đánh bay mùi cơ thể

(81)
Thời tiết nắng nóng mùa hè thường khiến nhiều người không tự tin vì ra nhiều mồ hôi và xuất hiện những mùi cơ thể khó chịu. Vậy đâu là cách giúp bạn ... [xem thêm]

Cần phải làm gì nếu khởi phát hen suyễn khi tập thể dục?

(80)
Nhiều nhân tố khác nhau có thể gây bộc phát cơn hen suyễn, bao gồm cả việc luyện tập thể dục. Vậy tại sao tập thể dục lại gây khởi phát cơn hen và có ... [xem thêm]

9 lỗi thường gặp khi dùng kem dưỡng khiến làn da biểu tình

(16)
Bạn nghĩ rằng việc sử dụng kem dưỡng là bước đơn giản nhất trong quy trình chăm sóc da vì chỉ cần “bơm” một lượng kem dưỡng và bôi lên mặt là xong. ... [xem thêm]

10 lợi ích của quả cam đối với sức khỏe trẻ nhỏ

(67)
Cam là loại quả quen thuộc, giá không hề đắt nhưng lợi ích của quả cam đối với sức khỏe trẻ nhỏ thì lại không kể xiết.Bé cưng nhà bạn rất thích ăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN