Nhiều người trở nên lo ngại về vấn đề quan hệ tình dục khi bị thoát vị đĩa đệm, khiến họ lạnh nhạt với chính bạn đời hoặc người yêu của mình. Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề tâm sinh lý cũng như cách quan hệ an toàn khi bị thoát vị đĩa đệm.
Khi bước vào cuộc yêu, bạn cần phải có sự dẻo dai và khả năng chuyển động bền bỉ. Khi mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm, bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau hoặc đôi khi bị yếu và tê ở lưng hoặc cổ. Điều này có thể hạn chế khả năng chuyển động của bạn và khiến bạn dần ngán ngẫm với chuyện quan hệ tình dục.
Biểu hiện tâm sinh lý của người bị thoát vị đĩa đệm
Khi không được giải tỏa nhu cầu sinh lý, bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng và khó chịu. Nếu bạn không nói ra tình trạng bạn đang phải chịu đựng, đời sống tình dục của cả bạn và người ấy đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa hai bạn rạn nứt.
Vậy làm thế nào có thể quan hệ an toàn khi bị thoát vị đĩa đệm? Đồng thời có thể tránh hoặc giảm những cơn đau lưng do bệnh lý này gây ra?
Để giải quyết điều này, bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng một số phương pháp giúp giảm đau như sử dụng kem giảm đau, mát xa, tắm nước nóng để thư giãn các cơ. Bạn và người ấy nên cởi mở và kiên nhẫn với nhau trong chuyện giường chiếu.
Bạn cũng nên nói về cảm giác và về những hạn chế của mình với người ấy để cả hai cùng tìm ra giải pháp cho các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai. Mối quan hệ vợ chồng mật thiết không chỉ đơn thuần về phương diện quan hệ tình dục mà còn cả về mặt cảm xúc của hai bạn.
Tư thế quan hệ an toàn khi bị thoát vị đĩa đệm
Tư thế khi quan hệ tình dục rất quan trọng trong việc giúp hai bạn đạt được sự thăng hoa. Dưới đây là một số tư thế quan hệ an toàn khi bị thoát vị đĩa đệm.
Tư thế truyền thống
Tư thế truyền thống là tư thế đơn giản nhất và thường được các cặp đôi sử dụng trong lần đầu quan hệ.
Một nghiên cứu của Đại học Waterloo cho thấy, tư thế truyền thống là tư thế quan hệ an toàn cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Khi sử dụng tư thế này, bạn hãy kê thêm một chiếc gối mềm dưới lưng để thoải mái hơn. Nó sẽ giúp bạn hạn chế việc cong lưng, tránh gây đau lưng trong lúc lâm trận.
Tư thế doggy
Đây là tư thế quan hệ quen thuộc với nhiều người và nó cũng giúp bạn tránh các cơn đau lưng. Khi tiến hành “vận động”, bạn sẽ ở tư thế quỳ, hai tay chống lên giường, người ấy sẽ tiến vào bạn từ phía sau.
Tư thế doggy tốt cho những người bị thoát vị đĩa đệm và đau lưng do ngồi liên tục suốt một thời gian dài. Trường hợp này chủ yếu là nhân viên văn phòng. Một lưu ý nhỏ là bạn có thể chống cả cánh tay xuống để có điểm tựa vững vàng hơn.
Tư thế đối mặt
Tư thế mặt đối mặt sẽ giúp bạn hạn chế áp lực lên cột sống, tốt cho cả nam và nữ bị thoát vị đĩa đệm. Ở tư thế này, phái nữ sẽ ngồi ở mép giường hoặc ghế sô pha, mở rộng hai chân, còn người ấy sẽ quỳ trước mặt bạn.
Khi vào cuộc yêu, chàng chỉ cần dùng lực cơ mông và có thể tận dụng thêm lực chân để di chuyển, nàng cũng phải lo bị đau lưng do phải ưỡn lưng nhiều. Vì thế, đây là một tư thế quan hệ an toàn khi bị thoát vị đĩa đệm.
Nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, bạn hãy kê thêm một chiếc gối mềm hoặc cuộn tròn một chiếc khăn dưới cổ khi bạn nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Việc này sẽ giúp bạn giảm áp lực lên cổ và tránh tái phát những cơn đau bất ngờ. Mặc khác, bạn nên hạn chế chuyển động cổ thường xuyên.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Mặc dù bạn hiểu biết rõ về các tư thế quan hệ an toàn khi bị thoát vị đĩa đệm nhưng cũng sẽ khó tránh khỏi các cơn đau tái phát. Để tránh các triệu chứng bệnh nặng hơn, hãy đi khám và điều trị thoát vị đĩa đệm theo phác đồ điều trị của bác sĩ để chấm dứt nỗi lo âu kéo dài này.
Điều trị nội khoa
Thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau – kháng viêm như paracetamol, diclofenac, meloxicam… Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc chống động kinh hoặc thuốc giãn cơ trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.
Đối với các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng, bạn có thể được tiêm corticosteroids trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống để giảm các triệu chứng viêm tại chỗ. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp quá nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (điều trị ngoại khoa) để ngăn ngừa bệnh tiến triển nguy hiểm làm yếu tay chân hoặc bị liệt hoàn toàn.
Phương pháp Chiropractic
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ cắt giảm các cơn đau tạm thời. Nếu lạm dụng thuốc, bạn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Thế nên, việc kết hợp phương pháp điều trị thần kinh cột sống và vật lý trị liệu sẽ giúp bạn giải quyết gốc rễ của bệnh mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Trị liệu Pneumex PneuBack tại phòng khám ACC là phương pháp tiên tiến nhận được nhiều thành công đáng kể trong điều trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Phác đồ điều trị bao gồm 7 bước, trong đó nổi trội với 4 loại máy giảm áp với thiết kế linh hoạt hỗ trợ giảm áp cho các vị trí khác nhau trên cơ thể.
Các thiết bị trong Pneumex PneuBack còn có khả năng tạo ra sự rung lắc trong quá trình giảm áp, giúp đĩa đệm thoát vị trở về vị trí cũ. Chúng còn giúp tăng cường dòng máu nuôi dưỡng các mô bị tổn thương, đặc biệt giúp các bệnh nhân mất khả năng đi lại phục hồi chức năng nhanh chóng.
Đặt lịch hẹn tại đây hoặc liên hệ
Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC
Hotline: 028 3939 3930
Website: https://acc.vn
Fanpage: fb.com/PhongKhamACC
Châu Khoa | HELLO BACSI