Cách điều trị và ngăn ngừa chứng hôi miệng hiệu quả

(4.36) - 16 đánh giá

Chứng hôi miệng có thể cản trở bạn giao tiếp với người khác. Hôi miệng có thể là do thói quen sức khỏe răng miệng kém và có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Hôi miệng cũng được gây ra bởi các loại thực phẩm bạn ăn và thói quen, lối sống không lành mạnh khác. Hôm nay, Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu các nguyên nhân gây hôi miệng và điều trị hôi miệng như thế nào.

Những loại thức ăn ảnh hưởng thế nào đến hơi thở?

Về cơ bản, tất cả các thực phẩm sau khi ăn được nghiền nhỏ trong miệng. Nếu bạn ăn thực phẩm có mùi (như tỏi hoặc hành tây), đánh răng – ngay cả nước súc miệng – chỉ làm dịu đi mùi hôi tạm thời . Mùi sẽ không biến mất hoàn toàn cho đến khi thực phẩm đã được tiêu hóa trong cơ thể của bạn.

Thủ phạm gây hôi miệng bắt nguồn từ những thói quen không tốt?

Nếu bạn không đánh răng và xỉa răng hàng ngày, những mẩu thức ăn có thể vẫn còn trong miệng của bạn, điều này thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn giữa các kẽ răng, xung quanh nướu răng và trên lưỡi, gây hơi thở có mùi. Nước súc miệng kháng khuẩn cũng có thể giúp làm giảm vi khuẩn.

Ngoài ra, vi khuẩn gây mùi hôi và các mẩu thức ăn có thể gây hôi miệng nếu răng giả không được làm sạch đúng cách.

Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá nhai cũng có thể gây ra hôi miệng, làm xỉn màu răng, làm giảm khả năng nếm thức ăn của bạn, và kích thích nướu của bạn.

Những vấn đề sức khỏe nào liên quan đến hôi miệng?

Hơi thở có mùi hôi liên tục hoặc vị đắng trong miệng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh nha chu. Bệnh nha chu là do sự tích tụ các mảng bám trên răng. Vi khuẩn là nguyên nhân gây ra sự hình thành của các độc tố, trong đó nó kích thích các nướu răng. Nếu bệnh nha chu tiếp tục không được điều trị, nó có thể gây tổn hại nướu răng và xương hàm.

Một nguyên nhân khác của hôi miệng bao gồm các thiết bị điều chỉnh răng kém, gây nấm miệng và sâu răng…

Tình trạng bệnh khô miệng cũng có thể gây hôi miệng. Nước bọt là yếu tố cần thiết để làm ẩm miệng, trung hòa axit sản sinh bởi những mảng bám, giúp rửa sạch các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, nướu răng, và má. Nếu không được loại bỏ, các tế bào này sẽ bị phân hủy và có thể gây ra hôi miệng . Khô miệng có thể là một tác dụng phụ của các loại thuốc khác nhau, vấn đề về tuyến nước bọt, hoặc do việc hít thở liên tục hít thở bằng miệng.

Nhiều bệnh khác có thể gây ra hôi miệng. Dưới đây là một số bệnh bạn có thể dễ dàng nhận biết được: nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi hay là bệnh viêm phế quản, viêm xoang mãn tính, tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc bệnh lý gan hoặc thận.

Bạn làm gì để ngăn ngừa bệnh hôi miệng?

Hôi miệng có thể bị giảm bớt phần nào hoặc ngăn ngừa nếu bạn :

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt. Chải răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa fluoride để loại bỏ mẩu vụn thức ăn và mảng bám. Đánh răng sau khi ăn (mang theo kem đánh răng đến nơi làm việc hoặc đến trường để chải sau khi ăn trưa). Đừng quên chải lưỡi. Thay bàn chải đánh răng của bạn mỗi 2-3 tháng hoặc sau khi bị bệnh. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mẩu thức ăn và mảng bám giữa kẽ răng một lần một ngày. Rửa sạch với nước súc miệng kháng khuẩn hai lần một ngày. Răng giả cần được loại sạch mảng bám vào ban đêm và rửa sạch trước khi được đặt vào trong miệng của bạn vào sáng hôm sau;
  • Đến khám răng thường xuyên – ít nhất hai lần một năm. Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc khám răng miệng tổng quát, làm sạch răng miệng và sẽ có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh nha chu, khô miệng, hoặc các vấn đề khác có thể là nguyên nhân gây hôi miệng;
  • Dừng hút thuốc và các sản phẩm thuốc lá nhai. Hãy hỏi nha sĩ cho lời khuyên về cách loại bỏ các thói quen xấu;
  • Uống nhiều nước. Điều này sẽ giữ cho miệng luôn luôn ẩm. Nhai kẹo cao su (tốt hơn là không đường) hoặc mút kẹo (tốt hơn là không đường) cũng kích thích tiết nước bọt , giúp rửa sạch thức ăn và vi khuẩn. Kẹo cao su và bạc hà có chứa xylitol là tốt nhất;
  • Bạn hãy ghi lại những loại thực phẩm mà bạn ăn. Nếu bạn nghĩ rằng chúng có thể gây ra hôi miệng, đem cuốn sổ ghi chép này đến nha sĩ của bạn để xem xét. Tương tự như vậy , thống kê danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra mùi hôi miệng .

Ai sẽ giúp bạn chữa trị bệnh hôi miệng?

Trong hầu hết các trường hợp, nha sĩ của bạn có thể điều trị các nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu nha sĩ xác định rằng miệng của bạn khỏe mạnh và mùi không phải là nguyên nhân của hôi miệng, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ gia đình hoặc tìm đến chuyên gia về hôi miệng để xác định nguồn gốc mùi hôi và lên kế hoạch điều trị. Nếu mùi hôi miệng là do bệnh về nướu, nha sĩ không thể điều trị thì họ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên về nướu răng để điều trị tốt hơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Vì sao men răng bị mòn?
  • Áp xe răng có nguy hiểm không?
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt bỏ khối phồng bìu lành tính

(77)
Tìm hiểu chungKhối phồng bìu lành tính là gì?Khối phồng vùng bìu lành tính là một khối phồng xuất hiện ở bìu nhưng không phải ung thư. Hầu hết các ... [xem thêm]

10 quan điểm về lối sống lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe

(54)
Nhiều người nghĩ rằng thịt cá hồi càng đỏ càng tốt cho sức khỏe hay ăn trái cây phải gọt hết vỏ… Tuy nhiên, đây đều là những quan điểm về lối ... [xem thêm]

9 cách làm sữa chua ngon tại nhà khiến ai cũng mê

(63)
Bắt tay vào thử ngay 9 cách làm sữa chua, yaourt nhiều hương vị đơn giản tại nhà, chắc chắn sẽ thỏa mãn vị giác của mọi thành viên trong gia đình bạn ... [xem thêm]

Người bị sốt xuất huyết uống thuốc gì mới khỏi bệnh?

(56)
Có thể nói các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết như sốt, đau nhức toàn thân, đau đầu, mệt mỏi là khá tương đồng với biểu hiện của bệnh cảm ... [xem thêm]

Những thói quen ăn uống giúp bạn kéo dài tuổi thọ (P2)

(69)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Bà bầu xem phim kinh dị có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

(81)
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên tránh xem phim kinh dị bởi cảm giác căng thẳng khi xem phim có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Mang thai ... [xem thêm]

Sự thay đổi lượng máu kinh nguyệt theo độ tuổi

(67)
Máu kinh nguyệt của mỗi người không giống nhau và khác nhau ở từng giai đoạn. Sự thay đổi trong bất kỳ yếu tố nào của máu kinh nguyệt đều biểu hiện cho ... [xem thêm]

10 thói quen giúp bạn đảm bảo sức khỏe khi làm mẹ

(54)
Với bao nhiêu lo lắng từ công ty về đến nhà, việc dậy sớm tập thể dục bỗng trở nên thật xa xỉ khi bạn chỉ muốn được ngủ thoải mái đến sáng. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN