Cách chữa bệnh phụ khoa thường gặp

(3.93) - 100 đánh giá

U xơ cổ tử cung là gì? U xơ cổ tử cung có nguy hiểm không? là những câu hỏi của rất nhiều phụ nữ khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình mắc u xơ cổ tử cung.

Khoảng 50% phụ nữ trên 30 tuổi có nguy cơ bị u xơ tử cung. Với phụ nữ ngoài 50 tuổi, con số này tăng lên 70%. Hầu hết phụ nữ không biết mình bị u xơ cho đến khi tiến hành khám phụ khoa hoặc siêu âm vùng bụng dưới. Dù bệnh có thể tiến triển thành u ác tính (ung thư) với tỷ lệ rất thấp – khoảng 2/1.000 ca nhưng vẫn khiến nhiều bệnh nhân lo lắng.

U xơ cổ tử cung là gì?

U xơ cổ tử cung là một loại u xơ tử cung, có khối u tăng trưởng một cách bất thường ở cổ tử cung. U gây chèn ép nhiều cơ quan nội tạng xung quanh. Một người có thể chỉ có một u xơ hoặc nhiều u xơ khác nhau trong tử cung.

Kích thước của những khối u này cũng khá đa dạng, dao động từ 0,1cm – 10cm. Phần lớn khối u là lành tính. Tuy nhiên, một số ít có thể chuyển thành u ác tính gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Các nguyên nhân gây u xơ cổ tử cung

Các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân gây u xơ cổ tử cung có thể bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố: Sự tăng sinh hàm lượng estrogen cao quá mức sẽ tác động tới sự hình thành, phát triển của nhân xơ khiến kích thước khối u tăng lên.
  • Yếu tố di truyền: Nếu có mẹ hoặc chị em gái từng mắc u xơ tử cung thì nguy cơ bạn mắc bệnh này sẽ cao hơn người khác.
  • Người bị béo phì hoặc mắc bệnh đái tháo đường, u tuyến vú…: Những đối tượng này có nguy cơ bị u xơ cổ tử cung cao hơn bình thường.

Ngoài ra còn có những ý kiến cho rằng môi trường, thực phẩm… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến u xơ tử cung.

Phân loại u xơ tử cung và u xơ cổ tử cung

U xơ cổ tử cung và các dạng u xơ tử cung

Những dạng u xơ ở vị trí này thường là:

  • U xơ lớp dưới thanh mạc: Phát triển từ tử cung và hướng ra phía ngoài
  • U xơ trong vách: Loại u này phát triển từ trong thành tử cung và có thể làm cho tử cung to lên
  • U xơ dưới niêm mạc: Loại u xơ này phát triển trong nội mạc tử cung và có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn (gây băng huyết nặng). Người bị u xơ dưới niêm mạc có thể bị vô sinh hoặc có nguy cơ cao bị sẩy thai.
  • U xơ cổ tử cung có cuống: Đây là loại u tách ra khỏi tử cung nhưng dính với tử cung bằng 1 cuống nhỏ. Loại này có thể bị xoắn gây đau bụng dưới cấp tính nên cần phải phẫu thuật để cắt bỏ.

Bệnh u xơ cổ tử cung có nguy hiểm không?

Hấu hết các khối u ở cổ tử cung hay bất cứ vị trí nào của tử cung thường là lành tính, không gây hại cho sức khỏe người bệnh. Thế nhưng, vẫn có một tỷ lệ nhất định những khối u này có thể tiến triển thành ác tính gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất máu: Triệu chứng điển hình của bệnh u xơ cổ tử cung là xuất huyết bất thường ở vùng kín, tình trạng rong kinh kéo dài và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chị em mất máu nhiều, chóng mặt, ngất xỉu.
  • Chèn ép các tạng xung quanh: Những khối u có kích thước lớn có thể gây chèn ép lên thận, bàng quang, trực tràng… là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi bàng quang, táo bón… Đặc biệt, bệnh có thể khiến chu kỳ kinh có một số triệu chứng bất thường như đau bụng kinh dữ dội, lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít…
  • Sẩy thai, sinh non: Với phụ nữ mang thai, nếu mắc u xơ cổ tử cung hay u xơ tử cung sẽ cản trở quá trình phát triển của thai nhi. Khi các khối u phát triển kích thước lớn sẽ chèn ép thai nhi, có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
  • Vô sinh: Sự xuất hiện của các khối u là nguyên nhân gây cản trở quá trình thụ thai, cũng như sự di chuyển của trứng đã thụ tinh vào tử cung để làm tổ.
  • Nhiễm khuẩn tử cung: Các khối u xơ tử cung hình thành dưới niêm mạc tử cung chứa nhiều vi khuẩn. Do đó, việc tử cung chịu nhiều tổn thương trong và sau quá trình sinh con tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây viêm nhiễm.
  • Nguy cơ ung thư: Tuy những khối u trong tử cung lành tính nhưng khi tồn tại trong thời gian dài sẽ phát sinh thành tế bào ung thư. Thông thường, nhiều chị em chỉ phát hiện khi bệnh chuyển biến nặng hoặc qua thăm khám phụ khoa, siêu âm.

Với những biến chứng nguy hiểm của u xơ cổ tử cung, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ và theo dõi sát sao dấu hiện của bệnh. Điều này giúp điều trị kịp thời các dấu hiệu bất thường, phần nào hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách điều trị u xơ tử cung

Điều trị y tế

Thực tế, với bệnh nhân bị u xơ tử cung, các bác sĩ chỉ chỉ định điều trị trong trường hợp u xơ gây ra các triệu chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay, bệnh u xơ tử cung thường được điều trị bằng 2 phương pháp chính là:

Nội khoa: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Thuốc chứa chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRHa) làm cho cơ thể sản xuất ít estrogen và progesterone, giúp thu nhỏ khối u.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm: mefenamic và ibuprofen. Các loại thuốc này thường có hiệu quả trong việc giảm đau do u xơ, không làm giảm chảy máu do u xơ và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Thuốc tránh thai: Nhằm điều chỉnh chu kỳ rụng trứng, giúp giảm đau hoặc chảy máu trong thời gian nhất định.
  • Dụng cụ tử cung có chứa levonorgestrel (LNG – IUS): Đây là một dụng cụ bằng nhựa dùng để đặt trong tử cung. Dụng cụ này giúp giải phóng một hormone gọi là levonorgestrel trong một khoảng thời gian nhất định. Levonorgestrel có tác dụng ngăn lớp lót bên trong tử cung phát triển quá nhanh, làm giảm chảy máu kinh nguyệt.

Ngoại khoa: Phẫu thuật (hở, nội soi) được áp dụng đối với các trường hợp u xơ nặng không đáp ứng với phương pháp điều trị bảo tồn (dùng thuốc).

  • Bóc tách khối u
  • Cắt tử cung – cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung tùy theo tình trạng bệnh
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung
  • Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE), cụ thể hơn là thuyên tắc u xơ tử cung (UFE). Thủ thuật này nhằm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho khối u xơ ở cổ tử cung.

Điều trị tại nhà

  • Luyện tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng ở mức hợp lý. Do béo phì và thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung, do đó luyện tập và ăn kiêng để duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hoặc làm giảm kích thước của khối u xơ. Hơn nữa, tập thể dục điều độ còn giúp cân bằng hormone trong cơ thể và giảm stress, từ đó cải thiện các triệu chứng do u xơ tử cung gây ra. Bạn có thể tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, yoga, Pilates…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Người bệnh u xơ cổ tử cung cần tránh tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt nai…), uống rượu, ăn nhiều carb “xấu” (loại carb đã qua tinh chế) và thực phẩm nhiều đường. Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Bệnh có thể làm bạn cảm thấy đầy hơi và đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt nên hãy bổ sung một số vitamin và khoáng chất như: Vitamin B1, B6, E, magie, axit béo omega-3.
  • Kiểm soát huyết áp giúp điều trị u xơ cổ tử cung. Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy huyết áp cao có mối liên hệ với u xơ tử cung. Do đó, việc kiểm soát huyết áp ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Để ngăn ngừa tăng huyết áp, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối, giữ tinh thần thoải mái, luyện tập điều độ và kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách chọn dầu gội cho tóc nhuộm đẹp như mới đi hairsalon

(84)
Nếu không biết cách chọn dầu gội cho tóc nhuộm, mái tóc của bạn không những nhanh phai màu mà còn có nguy cơ bị hư tổn. Bạn nên mua loại dầu gội nào để ... [xem thêm]

Bí quyết giảm cân theo vóc dáng cơ thể của bạn

(94)
Bạn đã thử nhiều cách giảm cân nhưng vẫn không như ý? Rất có thể vì bạn đã không áp dụng đúng cách giảm cân theo vóc dáng đấy!Chúng ta có thể dễ dàng ... [xem thêm]

Bố giúp mẹ chăm sóc con nhỏ như thế nào?

(19)
Làm bố không phải là chuyện đơn giản, ắt hẳn bạn đã cảm nhận được điều này rồi trước khi được đọc bài của chúng tôi, đúng không nào? Sẽ chẳng ... [xem thêm]

3 điều nên và không nên bạn cần lưu ý để có cơ ngực vạm vỡ

(99)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

Tất tần tật các câu hỏi về trẻ bị tay chân miệng

(88)
Khi trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ sẽ có vô vàn câu hỏi về bệnh để có thể tìm được phương hướng hỗ trợ điều trị cho thiên thần nhỏ tốt nhất.Tay ... [xem thêm]

Chế biến nhanh 8 món với cải bó xôi cho bé ăn dặm

(32)
Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng vì có chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì thế, hãy chế biến cải bó xôi cho bé ăn ... [xem thêm]

5 điều bạn cần biết về hội chứng Munchausen

(18)
Khi còn bé, bạn đôi khi sẽ thích mình bị bệnh để được bố mẹ chăm sóc. Tuy nhiên, nếu tâm lý này vẫn tiếp tục kéo dài đến khi lớn thì đây có thể là ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm mặt nạ sữa chua phù hợp với làn da

(47)
Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn là loại “mỹ phẩm tự nhiên” giúp làm đẹp da. Bạn đã biết cách làm mặt nạ sữa chua phù hợp với loại da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN