Các dấu hiệu báo động sức khỏe tim mạch của bạn đang có vấn đề

(3.7) - 42 đánh giá

Sức khỏe tim mạch vô cùng quan trọng. Các bệnh về tim mạch có nguy cơ gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề đối với người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lại phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo ban đầu trước khi cơn đau tim xảy ra.

Bệnh tim là nguyên nhân gây ra cái chết của 40% trường hợp tử vong ở Mỹ, nhiều hơn con số các trường hợp tử vong do ung thư gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh căn bệnh này, bởi có rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể giống như dấu hiệu cảnh báo trước khi xảy ra cơn đau tim. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những dấu hiệu gì ngay dưới đây.

1. Khó thở

Khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm, đặc biệt vào ban đêm khiến bạn tỉnh giấc, ngồi bật dậy là những dấu hiệu ban đầu của bệnh tim. Một cơn đau tim, khó thở thường đi kèm với cảm giác khó chịu ở ngực.

2. Chóng mặt, vã mồ hôi

Khi lượng máu lưu thông đến não không đủ, nó ảnh hưởng đến nhiều chức năng hoạt động của cơ thể. Nhồi máu cơ tim có thể gây choáng váng và mất ý thức. Ngoài ra, bạn có thể bị chóng mặt do rối loạn nhịp tim gây ra. Khi không vận động hoặc môi trường không quá nóng mà bạn vẫn vã mồ hôi như tắm cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một cơn đau tim sắp đến.

3. Mệt mỏi

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức kéo dài hàng tuần, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thường ngày khi lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, ngay cả khi làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Đối với phụ nữ, việc cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh suy tim.

4. Đau ngực, lưng, vai, cánh tay và cổ

Triệu chứng báo hiệu cơn đau tim phổ biến nhất là cảm giác đau nhói ở ngực. Khi cơn đau ngực đầu tiên xảy ra, hầu hết mọi người đều hoảng sợ, nhưng khi nó hết, người bệnh lại bỏ qua dấu hiệu ban đầu này và không đi bệnh viện kiểm tra. Thông thường sau các cơn đau ngực, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau lan đến vai, cánh tay và lưng. Bên cạnh đó, nhồi máu cơ tim thường có biểu hiện qua các cơn đau ở cánh tay, cả hai bên hoặc giữa hai xương bả vai.

5. Sưng, phù

Suy tim gây tích tụ dịch trong cơ thể làm sưng, phù một số vị trí trên cơ thể (thường ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc bụng), nhiều khi người bệnh có cảm giác như mình tăng cân đột ngột và mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống.

6. Yếu người không rõ nguyên nhân

Khoảng vài tuần hoặc vài ngày trước khi cơn đau tim xảy ra, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi trong người, đôi khi kiệt sức. Nhiều người đã thấy triệu chứng cảnh báo sớm này, tuy nhiên trong số đó có nhiều người lại tỏ ra thờ ơ với tình trạng sức khỏe của mình nên không phát hiện ra bệnh sớm.

7. Nhịp tim nhanh hoặc không đều

Các bác sĩ thường cho rằng không có gì đáng lo ngại nếu một người có nhịp tim đập nhanh vào một thời điểm nào đó rồi nhanh chóng trở lại bình thường. Nhưng nếu bạn thấy mạch đập nhanh hoặc không đều, đặc biệt đi kèm với kiệt sức, chóng mặt hoặc khó thở, đó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim. Nếu không điều trị, một số trường hợp có thể dẫn đến chứng đột quỵ nghiêm trọng, suy tim, hoặc đột tử.

8. Hệ tiêu hóa có vấn đề

Đau bụng không phải là triệu chứng hiếm gặp. Trong một vài trường hợp trước khi cơn đau tim xuất hiện, nhiều người thường cảm thấy khó chịu ở bụng, thậm chí nhiều trường hợp xuất hiện sưng bụng – thường là dấu hiệu liên quan đến suy tim. Nguyên nhân là do suy tim thường ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, có cảm giác chán ăn, khó tiêu, hay ợ nóng.

9. Thay đổi tâm trạng

Nhồi máu cơ tim có thể gây lo lắng và căng thẳng. Những người sống sót qua cơn đau tim thường nói về việc “chết đi sống lại”, họ bắt đầu cảnh giác và quan tâm đến sức khỏe hơn.

10. Ho

Ho dai dẳng hoặc khò khè có thể là triệu chứng của bệnh suy tim, do sự tích tụ chất dịch trong phổi gây nên bệnh suy tim. Trong một số trường hợp, người bị suy tim thường ho ra đờm có máu.

Trên đây là những biểu hiện ban đầu của bệnh về tim, biết những triệu chứng trên sẽ giúp bạn phát hiện, từ đó điều trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Huyết áp tâm trương cao và những điều bạn chưa biết

(79)
Huyết áp tâm trương cao thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên. Hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ bệnh lý này, dẫn đến tâm lý xem thường những ... [xem thêm]

Nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

(34)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Những lưu ý dùng thuốc chống trầm cảm hiệu quả

(46)
Trầm cảm là một căn bệnh dai dẳng và rất đáng sợ. Việc điều trị bệnh đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và kiên trì từ người bệnh. Sử dụng các ... [xem thêm]

10 thói quen tắm bạn nên từ bỏ để không gây hại sức khỏe

(55)
Tắm là một sinh hoạt quá bình thường nên ai cũng thực hiện mà không cần đắn đo mình có đang tắm đúng cách không. Hầu hết mọi người đều không để ý ... [xem thêm]

Trong thai kỳ liệu bà bầu có được ăn nhãn?

(46)
Nhãn là loại trái cây được nhiều người yêu thích vì vị ngon ngọt và mùi hương quyến rũ của nó. Thế nhưng, trong thai kỳ, liệu bà bầu có được ăn nhãn ... [xem thêm]

10 lợi ích khi mẹ ăn quả na trong thai kỳ

(52)
Quả na hay còn gọi là quả mãng cầu mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho thai phụ trong suốt thai kỳ nhưng lại rất ít người biết đến. Trong suốt thai ... [xem thêm]

24 tuần

(90)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần cuối cùng của tháng thứ năm, bé có thể có khả năng:Nhấc người để đứng lên từ vị trí ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn với 8 loại vi chất

(70)
Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn luôn là bài toán làm đau đầu bố mẹ. Với 8 nhóm dưỡng chất sau, bạn hoàn toàn có thể giúp bé ăn ngon trở lại và không bị còi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN