Bệnh ung thư xương có chữa được không?

(4.08) - 47 đánh giá

Ung thư xương là một căn bệnh khá phổ biến. Nhiều người mắc bệnh thường lo lắng không biết ung thư xương có chữa được không? Thực tế, bệnh có thể chữa được nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư xương là một khối u ác tính trong xương. Bệnh phá hủy mô xương khỏe mạnh. Ung thư xương được chia thành ung thư xương nguyên phát và thứ phát: các dạng ung thư xương nguyên phát hình thành trong các tế bào xương và ung thư xương thứ phát bắt đầu từ nơi khác và di căn đến xương.

Những sự thật về ung thư xương

  • Các khối u xương lành tính thường hay gặp hơn các khối u xương ác tính.
  • Ung thư xương có nhiều loại khác nhau.
  • Các triệu chứng ung thư sớm có thể bao gồm đau ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Một loạt các xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư xương.
  • Xạ trị, hóa trị và phẫu thuật đều có thể được sử dụng để điều trị ung thư xương.

Các giai đoạn ung thư xương

Ung thư xương được chia theo các giai đoạn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: ung thư không lây lan từ xương. Ung thư không phát triển mạnh.
  • Giai đoạn 2: tương tự như giai đoạn 1 nhưng ung thư phát triển mạnh hơn.
  • Giai đoạn 3: các khối u tồn tại ở ít nhất hai nơi trong cùng một xương.
  • Giai đoạn 4: ung thư đã lan sang các phần khác của cơ thể.

Giai đoạn ung thư sẽ quyết định cách thức điều trị và khả năng sống sót của người bệnh.

Ung thư xương có chữa được không?

Hầu hết những người mắc bệnh thường lo lắng, không biết ung thư xương có chữa được không. Thực tế, nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, bạn sẽ có khả năng sống sót cao hơn.

Chẩn đoán ung thư xương

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác có thể xảy ra. Bệnh nhân sau đó sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia về xương. Các xét nghiệm chẩn đoán sau đây có thể được yêu cầu:

  • Chụp quét xương
  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Chụp cắt lớp phát xạ (PET)
  • Chụp X-quang
  • Sinh thiết xương

Điều trị ung thư xương

Các phương pháp điều trị ung thư xương phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Loại ung thư xương
  • Vị trí ung thư
  • Mức độ “hung hăng” của tế bào ung thư
  • Ung thư khu trú tại chỗ hoặc đã lây lan

Có ba phương pháp điều trị ung thư xương, gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u và một số mô xương bao quanh nó. Nếu một số tế bào ung thư còn sót lại, chúng có thể tiếp tục phát triển và cuối cùng lây lan.

Phẫu thuật bảo tồn chi, còn được gọi là phẫu thuật giữ lại chân tay, có nghĩa là phẫu thuật được thực hiện mà không phải cắt bỏ chi. Các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy xương từ một phần khác của cơ thể để thay thế xương bị mất hoặc sử dụng xương nhân tạo bù đắp vào.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cắt cụt chi.

Xạ trị

Xạ trị thường được sử dụng để điều trị ung thư xương và các dạng ung thư khác.

Xạ trị thường được sử dụng trong điều trị nhiều loại ung thư. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng các tia X hoặc các hạt năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị hoạt động bằng cách làm tổn thương ADN bên trong tế bào của khối u, ngăn cản chúng tái sinh sản.

Xạ trị có thể được sử dụng để:

  • Chữa trị cho bệnh nhân bằng cách phá hủy hoàn toàn khối u.
  • Giảm đau ở các bệnh nhân có ung thư tiến triển hơn.
  • Thu nhỏ khối u, làm cho việc loại bỏ nó dễ dàng hơn với phẫu thuật sau đó.
  • Loại bỏ các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật.

Liệu pháp phối hợp là xạ trị kết hợp với một liệu pháp khác. Điều này có thể hiệu quả hơn trong một số trường hợp.

Phương pháp hóa xạ trị, hay xạ trị kết hợp với hóa trị, cũng có thể được sử dụng.

Hóa trị

Hóa trị liên quan đến việc sử dụng hóa chất để điều trị bệnh. Cụ thể hơn, hóa trị phá hủy các tế bào ung thư. Hóa trị có năm mục tiêu:

  • Thuyên giảm toàn bộ: hóa trị nhằm mục đích chữa bệnh cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, hóa trị được dùng đơn lẻ có thể loại bỏ hoàn toàn ung thư.
  • Liệu pháp kết hợp: hóa trị có thể trợ giúp các liệu pháp khác như xạ trị hoặc phẫu thuật, tạo ra kết quả tốt hơn.
  • Trì hoãn hoặc ngăn ngừa tái phát: hóa trị được sử dụng để ngăn ngừa ung thư tái phát, thường hay được sử dụng nhất sau khi một khối u đã được cắt bỏ bằng phẫu thuật.
  • Làm chậm tiến triển của khối ung thư: hóa trị có thể làm chậm sự tiến triển của khối ung thư.

Hóa trị cũng có thể giúp giảm các triệu chứng ung thư xương. Phương pháp này thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị ung thư tiến triển.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đưa bé vào ngôi thai thuận trước sinh giúp mẹ sinh con dễ dàng

(52)
Sinh con dễ dàng và suôn sẻ luôn là mong ước của tất cả phụ nữ khi mang thai. Điều này sẽ trở thành hiện thực ngay nếu mẹ biết cách giúp bé yêu trong ... [xem thêm]

“Ăn gian” tuổi với những loại tinh dầu chống lão hóa da

(100)
Đừng quá lo lắng khi bạn đã có dấu hiệu lão hóa nhé, vì các loại tinh dầu chống lão hóa da dưới đây sẽ giúp bạn duy trì làn da trẻ trung bất chấp tuổi ... [xem thêm]

Phân biệt thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm

(19)
Thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm đều là những bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể gây ra những cơn đau khiến bạn cảm thấy khó khăn khi vận ... [xem thêm]

12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm

(19)
Có thể bạn chưa biết, uống nước ấm có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe so với nước lạnh. Hầu hết chúng ta đều biết nước là nguồn ... [xem thêm]

Dầu mè trị rụng tóc và giúp tóc đen bóng, không bị bạc!

(24)
Dầu mè vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm có nhiều tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe như giúp giảm huyết áp và điều hòa lượng đường ... [xem thêm]

3 trường hợp phải cân nhắc việc phá thai

(35)
Mang thai là một niềm hạnh phúc đối với bất kỳ người phụ nữ nào nên phải lựa chọn chấm dứt thai kỳ là điều mà không một người mẹ nào mong muốn. ... [xem thêm]

Bạn đã chăm sóc da nhờn đúng cách?

(55)
Trong các loại da, da nhờn là loại “khó chiều” nhất. Các cô gái sở hữu làn da này luôn khổ sở với gương mặt lúc nào cũng bóng loáng vì tuyến dầu hoạt ... [xem thêm]

DHA và sự phát triển trí não của con yêu

(24)
Tên gốc của DHA: Omega 3Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạchTên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN