Bệnh sỏi bàng quang và chế độ dinh dưỡng

(3.87) - 46 đánh giá

Bệnh sỏi bàng quang và chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc bệnh tiến triển hay thuyên giảm sẽ phụ thuộc vào thói quen ăn uống của bạn.

Có bao giờ bạn tự hỏi người bị sỏi bàng quang nên ăn gì? Hoặc những thực phẩm nào tại nhà có thể giúp điều trị bệnh sỏi bàng quang? Hãy cùng dành chút thời gian để tìm hiểu vấn đề này nhé.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh sỏi bàng quang

Người bị sỏi bàng quang nên ăn uống như thế nào?

Nhiều người thường thắc mắc bị sỏi bàng quang nên ăn gì? Thực tế, một số lưu ý về chế độ ăn uống sau sẽ giúp bạn sống khỏe với bệnh sỏi bàng quang.

Sử dụng thực phẩm lành mạnh và ít chất béo

Hải sản tốt cho người bệnh sỏi bàng quang

Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp phòng ngừa mà còn ngăn bệnh tiến triển. Bạn nên lựa chọn những thực phẩm ít chất béo và tốt cho sức khỏe như trái cây, rau củ quả và ngũ cốc. Cố gắng bổ sung những thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng một số thực phẩm sau:

  • Sữa tách béo hoặc ít béo
  • Các loại thịt nạc như thịt gia cầm, thịt bò hoặc thịt heo thăn
  • Hải sản

Một lưu ý khác là các món chiên xào thường có nhiều dầu, điều này sẽ không tốt cho người bệnh. Tốt nhất là bạn hãy chuyển sang ăn các món hấp, luộc hoặc nướng để bảo vệ sức khỏe nhé.

Theo các chuyên gia, bữa ăn của người bệnh phải có nhiều chất xơ. Họ khuyến nghị phụ nữ nên bổ sung chất xơ từ 21 – 25g/ngày. Đối với nam giới, mức cần thiết là 30 – 38g/ngày.

Uống nhiều nước

Người bệnh sỏi bàng quang nên uống nhiều nước

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng uống không đủ nước mỗi ngày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bàng quang và làm tăng sự hình thành của sỏi bàng quang. Nước giúp loại bỏ cặn bã, chất độc ra khỏi thận và bàng quang. Tuy nhiên, không phải uống rất nhiều nước sẽ tốt cho sức khỏe mà bạn cần bổ sung nước đúng cách. Tùy vào thể trạng, giới tính, cân nặng, độ tuổi và mức độ hoạt động, lượng nước mỗi người cần uống sẽ khác nhau.

Người bị sỏi bàng quang kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần tránh xa một số thực phẩm có thể làm bệnh sỏi bàng quang nặng hơn, như:

Thực phẩm giàu vitamin C và axit

Không nên dùng nhiều vitamin C khi bị bệnh sỏi bàng quang

Axit và vitamin C sẽ chuyển đổi thành oxalate khi vào trong cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm giàu hai chất này sẽ khiến nồng độ oxalate trong nước tiểu quá nhiều. Oxalate kết hợp với canxi sẽ gây tích tụ và hình thành sỏi canxi.

Thực phẩm có nhiều oxalate

Chocolate không tốt cho người bệnh sỏi bàng quang

Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm oxalate cũng có nguy cơ tăng mắc sỏi bàng quang. Do đó, hãy hạn chế dùng những thực phẩm nhiều oxalate sau:

  • Hành tây (hành ba rô)
  • Cần tây
  • Khoai lang
  • Đậu bắp
  • Đậu hũ
  • Chocolate hoặc bột ca cao…

Muối và thực phẩm giàu canxi

Hạn chế ăn nhiều muối khi bị bệnh sỏi bàng quang

Muối có chứa nhiều cặn và khoáng chất. Do đó, nếu ăn nhiều muối sẽ làm bạn tăng nguy cơ hình thành sỏi. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều canxi vì có thể khiến sỏi phát triển lớn thêm. Điều này sẽ gây tổn thương bàng quang và nguy hiểm đến sức khỏe.

Thực phẩm “cứu tinh” cho người bị sỏi bàng quang

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng giúp phòng và ngăn chặn bệnh tiến triển, một số thực phẩm có thể giúp chữa trị sỏi bàng quang. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp dưới đây vì cơ địa mỗi người sẽ khác nhau.

  • Trị sỏi bằng quả dứa. Theo các chuyên gia, rễ dứa có tác dụng lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu và các loại sỏi khác.
  • Trị sỏi bằng trà hạt dưa hấu. Đối với các sỏi nhỏ, trà hạt dưa hấu tươi có thể giúp loại bỏ sỏi thận.
  • Nước ép táo. Nước ép táo có thể phá vỡ sỏi và ngăn chúng không phát triển thêm.

Chúng ta đều biết rằng nguyên nhân gây bệnh sỏi bàng quang là do thói quen ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách ăn uống lành mạnh và tránh xa những thực phẩm không tốt, việc kiểm soát bệnh sẽ không còn khó khăn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Infographic] Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Nỗi lo của phụ huynh

(72)
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng ... [xem thêm]

Những vấn đề thường gặp khi cho trẻ một tháng tuổi bú

(39)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cho con bú sẽ mang lại nhiều lợi ích mà có thể bạn không ngờ đến.Ngoài ... [xem thêm]

7 dưỡng chất cần và đủ cho sức khỏe âm đạo

(98)
Ăn yogurt, đặt tỏi vào âm đạo, thoa lá chè quanh vùng kín…. được nhiều chị em rỉ tai nhau để trị nấm âm đạo. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách làm ... [xem thêm]

Bật mí 5 trò chơi vui nhộn giúp bạn luyện con viết chữ

(85)
Khoảng 2 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu thấy hứng thú trong việc học bảng chữ cái. Tuy nhiên, hãy biến việc học thành những trò chơi vui nhộn, con yêu sẽ thích ... [xem thêm]

Tại sao bạn dùng dầu gội trị gàu mà không hết gàu?

(50)
Bạn tự hỏi tại sao sử dụng dầu gội trị gàu nhưng vẫn không thể chấm dứt tình trạng những vảy gàu trắng lả tả rơi xuống vai áo. Vấn đề ở dầu ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

(41)
Khi bị chảy máu lưỡi, bạn cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ... [xem thêm]

13 tác dụng của mù tạt tốt cho sức khỏe

(50)
Tác dụng của mù tạt (wasabi) không chỉ giúp bạn giảm đau nhức cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm da mà còn hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và tiểu đường. Trong y ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân xuất tinh sớm để điều trị

(90)
Tình trạng xuất tinh sớm sẽ khiến cuộc vui sớm tàn và cả hai không còn những phút mặn nồng bên nhau. Bạn đã biết những nguyên nhân xuất tinh sớm là gì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN