Bạn biết gì về thuốc lợi tiểu?

(3.95) - 87 đánh giá

Các thuốc lợi tiểu, còn gọi là thuốc nước, là loại thuốc được thiết kế giúp tăng thải nước và muối ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Có ba loại thuốc lợi tiểu theo toa. Chúng thường được kê toa để điều trị huyết áp cao, nhưng chúng cũng được sử dụng cho các tình trạng khác.

Tình trạng sức khỏe phổ biến nhất được điều trị với thuốc lợi tiểu là cao huyết áp. Các loại thuốc này làm giảm lượng chất lỏng trong mạch máu do đó giúp giảm huyết áp. Các tình trạng khác cũng được điều trị bằng thuốc nước, ví dụ như suy tim sung huyết (bệnh làm cho tim không bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả). Điều này dẫn đến tích tụ các chất lỏng trong cơ thể, được gọi là phù nề. Thuốc lợi tiểu giúp giảm sự tích tụ chất lỏng này.

Các loại thuốc lợi tiểu

Có ba loại thuốc giúp tăng thải muối và nước ra khỏi cơ thể, gồm thiazid, thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu giữ kali. Tất cả các loại này làm cơ thể bài tiết chất lỏng nhiều hơn qua nước tiểu.

Thuốc nhóm thiazide

Thiazide là thuốc lợi tiểu thường được kê toa nhiều nhất. Chúng thường được dùng để điều trị cao huyết áp. Loại thuốc này không chỉ làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, mà còn giúp thư giãn các mạch máu. Thiazide đôi khi được uống kèm với các thuốc khác để giảm huyết áp. Các loại thuốc nhóm thiazide bao gồm:

  • Chlorothiazide
  • Chlorthalidone
  • Hydrochlorothiazide
  • Metolazone
  • Indapamide

Thuốc lợi tiểu quai

Thuốc này thường được sử dụng để điều trị suy tim. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Torsemide
  • Furosemide
  • Bumetanid
  • Axit ethacrynic

Thuốc lợi tiểu giữ kali

Loại thuốc này làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể mà không làm mất kali, một chất dinh dưỡng quan trọng. Các loại thuốc lợi tiểu khác làm bạn mất kali, do đó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như loạn nhịp tim. Thuốc này có thể được kê toa cho những người có nồng độ kali máu thấp, ví dụ như những người dùng thuốc khác làm suy giảm kali.

Thuốc không giảm huyết áp như các loại thuốc lợi tiểu khác. Do đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc này với một loại thuốc làm giảm huyết áp khác.

Các thuốc lợi tiểu giữ kali bao gồm:

  • Amiloride
  • Spironolactone
  • Triamteren
  • Eplerenone

Các tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Khi uống thuốc theo toa, thuốc lợi tiểu được dung nạp tốt. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ phổ biến

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc bao gồm:

  • Kali trong máu thấp
  • Quá nhiều kali trong máu (chỉ đối với thuốc lợi tiểu giữ kali)
  • Nồng độ natri thấp
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khát nước
  • Tăng đường máu
  • Co thắt cơ bắp
  • Tăng cholesterol
  • Nổi mẩn trên da
  • Bệnh gout
  • Tiêu chảy

Các tác dụng phụ nghiêm trọng

Trong những trường hợp hiếm hoi, bạn có thể mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Phản ứng dị ứng
  • Suy thận
  • Nhịp tim không đều

Bạn nên làm gì nếu có các tác dụng phụ của thuốc?

Nếu bạn có các tác dụng phụ gây khó chịu trong khi dùng thuốc lợi tiểu, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê một loại thuốc khác hoặc kết hợp các thuốc giúp giảm tác dụng phụ.

Dù bạn có tác dụng phụ hay không, bạn không ngưng dùng thuốc trước khi nói chuyện với bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trị rạn da bằng dầu ô liu giúp bạn lấy lại làn da căng bóng

(87)
Bạn cảm thấy phiền muộn vì trên da xuất hiện những vết rạn gây mất thẩm mỹ? Cách trị rạn da bằng dầu ô liu sẽ giúp bạn lấy lại nét trẻ trung cho ... [xem thêm]

15 dấu hiệu ung thư thường gặp nam giới không nên bỏ qua

(77)
Nam giới thường hiếm khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, dù có lối sống lành mạnh cũng không đảm bảo phòng ngừa các căn bệnh ung thư ở nam giới một cách ... [xem thêm]

Bạn đã biết về bệnh hen suyễn do tập thể dục?

(33)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Bạn đã biết hội chứng bỏng rát miệng là gì?

(64)
Hội chứng bỏng rát miệng là một tình trạng khá phổ biến với những đặc điểm đặc trưng như cảm giác bất thường ở niêm mạc miệng hoặc cảm thấy ... [xem thêm]

Dương vật bị sưng, đừng chần chừ đi khám!

(91)
Tình trạng dương vật bị sưng không chỉ gây khó chịu mà có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được chữa trị sớm. Bạn có biết những nguyên ... [xem thêm]

7 điều bạn cần thuộc nằm lòng khi tự nhuộm tóc tại nhà

(60)
Bạn đang chuẩn bị nhuộm tóc tại nhà để thay đổi hình ảnh vào năm mới? Hãy lưu ý những một số nguyên tắc quan trọng để tránh làm hỏng mái tóc khỏe ... [xem thêm]

Cần chuẩn bị những vật dụng gì khi cho bé uống sữa?

(48)
Sau khi sinh là giai đoạn khó khăn với các sản phụ vì cơ thể vẫn chưa hồi phục mà phải chăm con, cho con bú. Đặc biệt, bé khóc khi bú mẹ càng gây căng ... [xem thêm]

Đau khi xuất tinh ảnh hưởng thế nào đến đời sống tình dục?

(57)
Đau khi xuất tinh ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ vợ chồng. Khi cảm giác thăng hoa đang chiếm lĩnh mọi thứ, việc chàng bị đau “cậu nhỏ” khi xuất tinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN