Áp xe răng có nguy hiểm không?

(4.46) - 62 đánh giá

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng bị gây ra bởi sâu răng, mắc các bệnh về nướu hoặc răng bị nứt. Những bệnh này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào tủy (các mô mềm của răng có chứa các dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết) và có thể khiến tủy bị chết, còn gọi là hiện tượng chết tủy.

Mủ tích tụ tại các đầu rễ trong xương hàm tạo thành túi mủ gọi là áp xe. Áp xe răng không được điều trị có nguy cơ gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng trong xương hàm, răng và các mô xung quanh.

Dấu hiệu và triệu chứng của áp xe răng là gì?

Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm:

  • Đau răng;
  • Sưng răng;
  • Nướu tấy đỏ;
  • Miệng có mùi hôi, cảm nhận có vị khó chịu trong miệng;
  • Sốt.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị áp xe răng?

Trong quá trình điều trị, để giúp cải thiện tình trạng răng miệng, bạn nên:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm;
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin IB) khi cần thiết.

Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu bạn có bất kì thắc mắc nào.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Hãy đến gặp nha sĩ nếu bạn có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được nêu trên.

Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn bị sốt hoặc sưng cả khuôn mặt mà không thể gặp nha sĩ được.

Gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt. Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng ăn sâu vào xương hàm, những tế bào lân cận hoặc thậm chí những bộ phận khác trên cơ thể.

Làm thế nào để phòng tránh áp xe răng?

Vệ sinh răng miệng tốt và đi khám nha sĩ thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ xuất hiện áp xe răng. Bên cạnh đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước lọc sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảng bám trên răng, đặc biệt là sau khi bạn ăn đồ ngọt.

Nếu răng của bạn đã từng bị tổn thương (bị lung lay hoặc bị sứt mẻ) hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời và tránh biến chứng thành áp xe răng.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau bụng khi hành kinh liệu có gây vô sinh?

(97)
Đau bụng khi hành kinh là một triệu chứng phổ biến mà hầu như mọi phụ nữ đều gặp. Đôi khi, những cơn đau bụng kinh này có thể là dấu hiệu cho thấy ... [xem thêm]

Điều trị viêm gan C: theo dõi tải lượng virus

(17)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

Leo núi trong nhà: 5 lợi ích không thể bỏ qua

(38)
Leo núi trong nhà là bộ môn thể thao cực kỳ thú vị để giải tỏa căng thẳng và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.Nếu bạn đã quá chán với các ... [xem thêm]

Hiểu về làn da – Các bước dưỡng da sạch mịn hoàn hảo

(94)
Khi nhìn thấy một cô gái có làn da đẹp không tì vết, bạn luôn tò mò: Làm sao để sở hữu làn da khỏe mạnh và sáng hồng rạng rỡ như thế nhỉ? Để trở ... [xem thêm]

8 bí quyết an toàn thực phẩm cho mẹ bầu

(68)
Bạn đã mua được những thực phẩm dinh dưỡng nhất và đã sẵn sàng để biến chúng thành một bữa ăn ngon lành. Để đảm bảo những thực phẩm này luôn an ... [xem thêm]

6 bài tập với ghế đốt cháy mỡ bụng hiệu quả

(60)
Đau vai gáy là tình trạng căng cơ mà ai cũng có thể gặp. Bạn có thể tự chữa đau vai gáy nhanh chóng bằng các bài tập căng – duỗi cơ hiệu quả.Cứng cổ và ... [xem thêm]

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm?

(70)
Bạn lo lắng khi mức đường huyết tăng cao vào mỗi sáng? Tình trạng này được gọi là “hiện tượng bình minh” hay “hiệu ứng bình minh” và thường xảy ra ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh không cần uống nước ngoài sữa mẹ

(100)
Có người cho rằng trẻ sơ sinh uống nước cũng như người lớn. Tuy nhiên, trẻ uống nước quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc nước. Có thể cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN