9 nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam và cách xử trí khoa học

(4.46) - 10 đánh giá

Mỗi ngày trôi qua, bé cưng nhà bạn dần lớn lên và ngày càng trở nên tinh nghịch. Ở độ tuổi này, trẻ luôn thích di chuyển khắp mọi nơi để khám phá thế giới xung quanh. Và dù bạn có cố gắng chăm sóc trẻ cẩn thận đến thế nào đi nữa thì cũng sẽ có lúc trẻ bị ốm hoặc bị thương. Trẻ bị chảy máu cam là một vấn đề phổ biến nhưng không ít bố mẹ lại chưa biết cách cầm máu cho bé.

Chảy máu cam hay chảy máu mũi ở trẻ em là một hiện tượng rất bình thường. Thế nhưng, đôi lúc điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng và sợ hãi. Tại sao trẻ lại bị chảy máu mũi và nếu thấy con rơi vào tình trạng này, mình cần phải làm gì? Nếu bạn có những thắc mắc này, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Vì sao trẻ bị chảy máu cam?

Chảy máu mũi là một tình trạng rất bình thường ở trẻ 2–3 tuổi. Thậm chí, trong một tuần, trẻ có thể bị chảy máu mũi đến vài lần. Dù điều này không có gì phải lo lắng và máu sẽ ngưng chảy sau một thời gian, nhưng nó cũng khiến nhiều phụ huynh hoảng sợ. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em sẽ giúp bạn phòng tránh cho con yêu hiệu quả hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam như mạch máu quá nhạy cảm và mong manh, do đó chúng có thể vỡ khi thời tiết hanh khô. Bên cạnh nguyên nhân này, còn có một số lý do khác như:
1. Trẻ ngoáy mũi
2. Trẻ vô tình cào vào bên trong mũi
3. Trẻ nhét dị vật vào mũi
4. Thời tiết hanh khô
5. Trẻ cọ xát vào mũi
6. Trẻ ở dưới ánh mặt trời quá lâu
7. Trẻ bị va chạm mạnh ở mũi khi chơi đùa hoặc chạy nhảy xung quanh
8. Trẻ hắt hơi mạnh và nhiều lần
9. Trẻ xì mũi quá mạnh

Phân loại các dạng chảy máu cam ở trẻ

Trẻ bị chảy máu cam thường xảy ra từ 3 đến 10 tuổi. Hầu hết chảy máu cam sẽ tự khỏi và có thể dễ dàng xử lý ở nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra với tần suất nhiều và diễn biến nghiêm trọng, trẻ cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Loại chảy máu cam thông thường nhất là chảy máu mũi trước, xuất phát từ phần trước của mũi. Mao mạch hoặc các mạch máu rất nhỏ bên trong mũi có thể bị vỡ và chảy máu gây ra loại chảy máu cam này.

Chảy máu mũi sau xuất phát từ phần sâu nhất của mũi. Máu chảy xuống sau cổ họng ngay cả khi đang ngồi hoặc đứng. Trường hợp này xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi, những người bị cao huyết áp và những người bị thương ở mũi hoặc mặt.

Những sai lầm khi chữa chảy máu mũi ở trẻ nhỏ

Một thói quen sai lầm của nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ bị chảy máu cam là để đầu bé ngửa ra sau. Điều này càng khiến máu chảy nhiều xuống cổ họng. Dưới đây là những điều bạn cần tránh khi phát hiện trẻ bị chảy máu cam:

  • Hoảng loạn
  • Cho bé nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau
  • Cho bông, giấy, gạc hoặc bất kỳ thứ gì vào mũi của con để cầm máu

Thay vào đó, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau để xử lý trường hợp chảy máu cam ở trẻ em một cách khoa học.

Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Bố mẹ nên:

  • Giữ bình tĩnh cho con vì chảy máu có thể đáng sợ nhưng hiếm khi nghiêm trọng
  • Giữ bé ở tư thế ngồi hoặc đứng, nghiêng đầu nhẹ về phía trước
  • Bóp phần nửa dưới của mũi con (phần mềm) và giữ chặt trong vòng mười phút. Nếu con bạn đủ lớn, bé có thể tự làm một mình
  • Thả tay ra sau 10 phút và chờ đợi, giữ im lặng. Nếu máu không ngừng chảy, lặp lại bước này. Nếu sau hơn 10 phút nữa mà máu vẫn chảy thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất
  • Sau bước sơ cứu, bạn để trẻ nằm nghỉ một lúc. Nếu nhận thấy máu cam vẫn tiếp tục chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng. Tuyệt đối tránh để trẻ nuốt máu vì có thể gây ngộ độc, nôn mửa, khó chịu

Ngoài ra, nếu trẻ bị chảy máu cam rơi vào các trường hợp sau thì cần thông báo cho bác sĩ biết:

  • Bố mẹ thấy con bị mất quá nhiều máu hoặc tình trạng này diễn ra nhiều lần mà không rõ nguyên nhân
  • Máu chảy ra từ miệng, bé ho hoặc nôn ra máu có màu nâu như bã cà phê
  • Con trông nhợt nhạt bất thường, đổ mồ hôi hoặc là không phản ứng. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp này và sắp xếp để đưa bé đến phòng cấp cứu
  • Bé bị chảy máu cam rất nhiều lần cùng với bệnh nghẹt mũi kinh niên. Điều này có nghĩa là bé có mạch máu nhỏ và dễ bị phá vỡ ở mũi hoặc trên bề mặt của niêm mạc mũi hoặc sự tăng trưởng bất thường trong hốc mũi
  • Trẻ bị chảy máu kèm theo xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể hoặc xuất hiện máu ở trong phân, nước tiểu
  • Nếu nguyên nhân là do mạch máu, bác sĩ có thể dùng hóa chất (bạc nitrat) để cầm máu

Chảy máu cam ở trẻ em khá phổ biến. Bạn cần nắm vững những nguyên tắc cầm máu đúng cách trên để sơ cứu bé kịp thời nếu không may trẻ gặp phải nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách giảm mỡ bụng hiệu quả giúp bạn tha hồ mặc đồ đẹp

(97)
Vòng hai kém thon gọn không những khiến bạn khó mặc đồ đẹp mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Liệu có cách giảm mỡ bụng hiệu quả giúp ... [xem thêm]

Cách ngâm rượu dâu tây: thức uống mới lạ mùa lễ hội

(10)
Với nguyên liệu chính là dâu tây, bạn có thể tạo ra một loại rượu vang mới với màu sắc đẹp mắt và thơm ngon. Mời bạn cùng tìm hiểu những tác dụng ... [xem thêm]

Phân biệt mài mòn và siêu mài mòn da

(18)
Hai kĩ thuật thẩm mỹ dermabrasion (mài mòn da) và microdermabrasion (siêu mài mòn da) đã được áp dụng trong nhiều năm để điều trị các bệnh về da bao gồm tái ... [xem thêm]

”Yêu” khi bị cao huyết áp

(51)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

Nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguy hiểm khôn lường

(33)
Biến chứng nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) do nhiễm trùng đường tiết niệu có tên tiếng Anh là Urosepsis. Biến chứng này xảy ra do nhiễm trùng đường ... [xem thêm]

6 lý do tại sao đàn ông lười làm việc nhà

(91)
Dù xã hội có nhiều thay đổi thì việc đàn ông không thích làm việc nhà đã trở thành “luật bất thành văn” trong cuộc sống. Vậy lý do gì khiến các chàng ... [xem thêm]

Hiểu rõ chỉ số kem chống nắng để có lựa chọn phù hợp nhất

(64)
Thường xuyên sử dụng kem chống nắng nhưng liệu bạn đã biết ý nghĩa của chỉ số SPF và các ký hiệu khác trên mỗi tuýp kem? Việc hấp thụ ánh nắng mặt ... [xem thêm]

10 thực phẩm giàu chất sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày (Phần 2)

(18)
Bổ sung đều đặn các thực phẩm giàu chất sắt cho bé sẽ giúp con hạn chế được nguy cơ thiếu máu. tăng cường sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng. Sắt là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN