9 cách chữa nấc đơn giản giúp bạn thoải mái ngay

(4.1) - 45 đánh giá

Bạn đang trò chuyện vui vẻ hoặc làm việc hăng say thì bỗng dưng bị nấc cụt? Để tránh những phiền toái ngoài mong muốn, bạn có thể áp dụng cách chữa nấc cụt với đường trắng, đá viên, nước lọc, mật ong, túi giấy…

Nấc cụt là biểu hiện khá phổ biến, xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh sẽ bị đóng lại rất nhanh, gây ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt. Mỗi đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nhìn chung thì nấc cụt không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng nấc cụt lặp đi lặp lại thường xuyên thì sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Bạn có thể áp dụng nhiều cách chữa nấc đơn giản với các nguyên liệu có sẵn tại nhà hoặc bằng những bí quyết nhỏ khác theo các gợi ý sau đây.

1. Nuốt một thìa đường

Bí quyết nuốt trọn một thìa đường là một phương pháp chữa bệnh nấc cụt phổ biến được nhiều người truyền tai nhau. Nguyên nhân là vì các hạt đường có thể gây kích ứng nhẹ thực quản, khiến các dây thần kinh cơ thể tự thiết lập lại dẫn đến các cơn co cơ thắt không còn, từ đó cơn nấc sẽ mất đi.

Hãy bỏ một thìa đường vào miệng rồi nhai chậm và nuốt dần, bạn sẽ cảm thấy hết nấc nhanh chóng. Ngoài đường, bạn có thể ăn bơ đậu phộng cũng là cách làm hết nấc cụt hiệu quả.

2. Ngậm viên đá trong miệng

Khi đang bị nấc, bạn nên mở tủ lạnh ngay và lấy ra một vài viên đá nhỏ để dùng cho việc chữa nấc. Tính lạnh của viên đá có khả năng làm dịu các dây thần kinh đang bị kích thích và giúp bạn hết nấc nhanh chóng hơn bình thường. Ngoài ra, bạn có thể nhờ người khác bất ngờ chà đá lên mặt bạn cũng là một cách trị nấc cụt tốt vì cảm giác lạnh bất ngờ sẽ khiến bạn ngừng nấc dễ dàng hơn.

Bạn có thể ngậm cục đá trong miệng hoặc nhẹ nhàng chà viên đá lên mặt. Nếu viên đá quá lạnh hoặc quá nhỏ gây khó khăn để bạn cầm thì bạn có thể bỏ viên đá vô một miếng vải mỏng rồi bắt đầu chà nhẹ lên mặt.

3. Uống nước từng ngụm để chữa nấc cụt

Cách uống nước bằng ống hút có thể giúp bạn làm giãn các dây thần kinh nhằm giải quyết cơn nấc cụt hiệu quả. Ngoài ra, súc miệng với nước cũng có thể mang lại tác dụng tương tự. Bạn có thể ngăn chặn cơn nấc sau khi uống một vài ngụm nước, tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng cần phải thử vài lần mới có thể xua tan cơn nấc.

Bạn hãy thử ngậm một ngụm nước, cúi người xuống và nuốt ngụm nước vào cổ họng ngược từ dưới lên sẽ gia tăng hiệu quả hơn.

4. Hít thở thật sâu

Bạn cần hít thở sâu và giữ được hơi thở càng lâu càng tốt. Hành động giữ hơi thở là một cách chữa nấc hiệu quả. Khi bạn thở sâu sẽ làm căng cơ hoành và ngăn không cho nó co lại. Tình trạng co cơ hoành khiến bạn bị nấc và khi các cơn co này ngừng lại thì cơn nấc cũng sẽ tự động ngừng.

Bạn hãy hít một hơi thật sâu, sau đó giữ trong 10 giây. Tiếp tục hít vào và giữ trong 5 giây mà không thở hơi cũ ra. Lần thứ ba, tiếp tục hít vào thêm nữa và giữ trong 5 giây mà không thở ra luồng hơi cũ rồi thở ra từ từ.

5. Uống nước mật ong

Mật ong sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống dạ dày. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, thực hiện cách làm này vài lần sẽ mang lại hiệu quả giúp chữa nấc cụt.

Bạn hãy khuấy một muỗng cà phê mật ong vào nước ấm và uống từ từ. Mật ong cũng có tác dụng làm dịu cơn ho và chống nhiễm trùng.

6. Lè lưỡi hết cỡ giúp chữa nấc cụt

Hoạt động lè lưỡi sẽ kích thích dây thần kinh phế vị, giãn nở các dây thần kinh âm thanh, giảm cơn co thắt gây ra nấc cụt. Bạn sẽ thở nhẹ nhàng hơn, nhờ đó dập tắt những cơn co thắt gây ra tiếng nấc.

Khi không có ai xung quanh có thể nhìn thấy mình thì bạn có thể thè lưỡi hết cỡ. Bạn có thể lè lưỡi trong 5 giây rồi lặp lại động tác khoảng 5 – 6 lần để cơn nấc cụt chấm dứt.

7. Bịt hai tai lại

Khi bạn dùng hai ngón tay để bịt tai một cách vừa phải và nhẹ nhàng thì các nhánh của dây thần kinh phế vị cũng mở rộng trong tai và các ngón tay sẽ kích thích chúng để làm ngừng cơn nấc hiệu quả nhanh chóng.

Khi bị nấc, bạn hãy bịt tai đồng thời giữ yên 5 phút. Sau đó đẩy nhẹ ngón tay vào trong tai, nhớ là đẩy thật nhẹ nhàng để tránh khiến tai bạn bị đau và không đẩy quá sâu sẽ gây tổn hại đến tai của bạn nhé.

8. Tự làm mình sợ hãi

Mặc dù điều này có vẻ khó tin nhưng thực tế là phản ứng sợ hãi kích thích dây thần kinh gây nấc. Nếu những cách trên không thể làm cho bạn ngưng nấc thì bạn có thể thử áp dụng cách này vì đã được nhiều người xác nhận là rất hiệu quả.

Bạn có thể làm những việc mà bạn sợ làm chẳng hạn như bật một bộ phim kinh dị và xem cho đến khi hết nấc cụt, khi ấy bạn chỉ thấy sợ chứ không còn bị nấc cụt nữa.

9. Dùng túi giấy chữa nấc cụt

Bí quyết dùng túi giấy này có thể làm tăng lượng khí CO2 trong máu, tạo áp lực buộc cơ hoành co bóp mạnh và kéo dài hơn để lấy thêm khí oxy đưa lên phổi. Nếu bạn có sẵn một túi giấy kín và sạch sẽ thì đây có thể là cách chữa nấc hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Bạn hãy túm chặt đầu túi giấy quanh miệng, hít thở thật sâu và chậm rãi. Tuy nhiên, bạn lưu ý là mình nên ngừng lại ngay khi bắt đầu cảm thấy chóng mặt và khó thở nhé.

Bạn hãy tìm đến các bác sĩ khi nấc cụt xảy ra kéo dài hơn 48 giờ, hoặc khi thấy nấc cụt ảnh hưởng đến khả năng hít thở hay ăn uống của bạn. Bạn đừng quá xem thường nấc cụt vì nếu diễn ra quá thường xuyên thì đây cũng là một biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm như trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, phần lớn nấc cụt là hiện tượng bình thường và hiếm khi xảy ra nên bạn đừng lo lắng quá nhé!

Vân Anh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dạy trẻ theo phương pháp giáo dục Montessori

(85)
Phương pháp giáo dục Montessori tập trung vào việc tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, đem lại cho trẻ cơ hội được tự phát triển một ... [xem thêm]

Bật mí cách trị bé bị muỗi đốt tại nhà và biện pháp phòng ngừa

(94)
Việc bé bị muỗi đốt có thể là điều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên có biện pháp phòng muỗi để hạn chế việc bé mắc bệnh sốt xuất ... [xem thêm]

Vì sao bạn không được bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ?

(14)
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức y khoa, mỗi người cần được khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/năm để kịp thời sàng lọc, phát hiện sớm và phòng ... [xem thêm]

11 lợi ích bất ngờ của quả thơm

(100)
Thơm có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, có thể giúp ngăn ngừa ung thư, giảm viêm khớp, ngăn ngừa các bệnh về mắt do lão hóa… Hello Bacsi sẽ ... [xem thêm]

3 kỹ thuật y tế giúp bạn xác định giới tính của thai nhi

(70)
Các ông bố bà me chắc hẳn luôn tò mò về giới tính của bé yêu mà mình đang chờ đợi. Thay vì nghe theo những lời khuyên truyền miệng, bạn có thể an tâm hơn ... [xem thêm]

Xu hướng tái tạo da từ sản phẩm tế bào gốc

(85)
Các công nghệ ánh sáng hiện nay được sử dụng rất nhiều trong việc làm đẹp. Nhưng có một loại công nghệ đang là xu hướng của những năm gần đây, đó ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường tuýp 2

(70)
Đi tiểu thường xuyên, khô môi, khát nước… là những dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên biết khi bệnh tiểu đường tuýp 2 bộc phát.Bài viết sau Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

Phòng tránh đầu bẹt ở trẻ sơ sinh để bé có đầu tròn và đẹp

(85)
Bạn đã từng nghe hội chứng đầu bẹt chưa? Bẹt đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không đặt bé nằm ngủ đúng cách. Hãy trang bị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN