7 cách điều trị đau thần kinh tọa

(4.42) - 75 đánh giá

Ngày nay, với nền y học tân tiến, các chuyên gia đã nghiên cứu ra nhiều cách điều trị đau thần kinh tọa nhanh chóng và hiệu quả.

Đau thần kinh tọa bắt đầu từ khu vực lưng dưới và kéo dài đến hai chân. Đôi khi, nó cũng ảnh hưởng đến bàn chân. Cơn đau có nhiều khả năng phát sinh bởi một hoặc nhiều yếu tố sau:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Trượt đốt sống hở eo
  • Thoái hóa đĩa
  • Hội chứng cơ tháp
  • Hẹp ống sống thắt lưng
  • Rối loạn chức năng khớp cùng cụt

Thông thường, nhiều người sẽ trải nghiệm những cơn đau nhói dữ dội khi rơi vào trường hợp này. Một số khác lại chỉ cảm thấy ngứa, tê và chân yếu đi đáng kể.

Người mắc bệnh đau thần kinh tọa thường cảm thấy vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, ngày nay, các chuyên gia đã tìm ra nhiều cách điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả. Phần lớn mọi người đều cần đến phẫu thuật. Trong khi đó, khoảng 50% người gặp phải bệnh lý này có thể cải thiện tình hình trong sáu tuần chỉ với việc nghỉ ngơi và sử dụng thuốc.

Vậy, bạn đã biết cách điều trị đau thần kinh tọa nào rồi? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu sâu về những thủ thuật này qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn có thể quan tâm: Đau thần kinh tọa: Những điều bạn nên biết.

Các cách điều trị đau thần kinh tọa không phẫu thuật

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, khoảng một nửa trường hợp đau thần kinh tọa có thể được chữa lành trong vài tuần chỉ với một số biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản. Nếu cơn đau của bạn không nghiêm trọng và bạn vẫn có thể sinh hoạt hay làm việc bình thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn áp dụng những giải pháp cơ bản này trước tiên. Chẳng hạn như:

1. Vật lý trị liệu

Một nhà trị liệu vật lý có thể yêu cầu bạn tập thói quen thực hiện một số động tác giãn cơ hoặc bài tập thể dục phù hợp nhằm cải thiện tình hình bằng cách giảm áp lực ở dây thần kinh tọa. Trong đó:

  • Động tác giãn cơ giúp bạn giảm thiểu cơn đau thần kinh tọa bằng cách giãn duỗi các cơ ở khu vực lưng dưới.
  • Bài tập thể dục phù hợp: mỗi bước đi của bạn có thể khiến tình trạng viêm trở nặng. Do đó, đi bộ bước ngắn sẽ là lựa chọn không tệ.

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ bạn chỉnh sửa tư thế đúng để tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Hạn chế nằm nghỉ quá nhiều

Bạn có thể nằm nghỉ trong vài ngày để thả lỏng chân. Sau đó, bạn nên cố gắng vận động như cũ.

3. Sử dụng túi chườm nóng và lạnh

Áp túi chườm nhiệt ở lưng dưới có thể làm dịu phần nào những cơn đau khó chịu. Hãy thử biện pháp này với quy tắc sau: dùng túi chườm lạnh trong vài ngày đầu tiên, sau đó mới chuyển sang túi chườm nóng.

4. Liệu pháp bổ sung

Nhiều người tin rằng các liệu pháp bổ sung như tập yoga, xoa bóp, phản hồi sinh học và châm cứu có thể là cách điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả.

5. Uống thuốc

Bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như một cách điều trị đau thần kinh tọa, ví dụ như:

  • Acetaminophen
  • Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs (aspirin, ibuprofen, naproxen…)

Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc này nếu muốn kéo dài thời gian áp dụng biện pháp trên.

Mặt khác, nếu thuốc kê đơn không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc đặc hiệu có tác dụng mạnh hơn, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline (Elavil)
  • Thuốc chống động kinh
  • Tiêm steroid trực tiếp vào dây thần kinh

Điều trị đau thần kinh tọa bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là cách điều trị đau thần kinh tọa cuối cùng. Thông thường, khoảng 5–10% trường hợp người bệnh cần đến thủ thuật này. Ngoài ra, nếu bệnh của bạn nhẹ nhưng vẫn kéo dài sau ba tháng nghỉ ngơi và uống thuốc, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn làm phẫu thuật.

Trong một số ít trường hợp hy hữu, đau thần kinh tọa có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa, ​​một tình trạng mất kiểm soát ruột và bàng quang. Lúc này, bạn sẽ cần phẫu thuật khẩn cấp.

Hai lựa chọn chính cho phẫu thuật đau thần kinh tọa bao gồm:

1. Giải phẫu cắt đĩa

Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ bất cứ thứ gì đang đè lên dây thần kinh tọa của bạn, bao gồm cả đĩa đệm thoát vị hay gai xương. Mục đích chính của biện pháp này là loại bỏ tác nhân gây đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ sẽ cần cắt bỏ toàn bộ đĩa đệm để khắc phục vấn đề tận gốc. Đây là một dạng phẫu thuật cần gây mê toàn thân và bạn có thể xuất viện ngay trong ngày.

2. Cắt vòm đốt sống

Vòm đốt sống là một phần của vòng xương bao phủ tủy sống. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ vòm đốt sống và bất kỳ mô nào đè lên dây thần kinh. Tương tự giải phẫu cắt đĩa, bạn sẽ được gây mê toàn thân khi ca mổ diễn ra. Quá trình phẫu thuật có thể kéo dài hai giờ. Bạn có thể xuất viện ngay trong ngày hoặc hôm sau, nếu bác sĩ cho rằng họ cần theo dõi thêm tình trạng của bạn. Bên cạnh đó, bạn sẽ được hướng dẫn đi bộ xung quanh để hồi phục sau khi về nhà.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lợi ích đến từ phác đồ điều trị viêm gan B

(80)
Mục đích của phác đồ điều trị viêm gan B là cung cấp thông tin ngắn gọn và đầy đủ nhất về các bước chẩn đoán cũng như điều trị căn bệnh này cho ... [xem thêm]

Xóa bỏ rào cản ung thư vú trong quan hệ vợ chồng

(84)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Làm sao để smartphone không trở thành “kỳ đà cản mũi” trong kỳ nghỉ lễ?

(82)
Bạn rất yêu quý chiếc smartphone của mình và gần như mang theo chúng cả ngày? Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chiếc điện thoại có thể gây ra nhiều tác ... [xem thêm]

Cách khắc phục da dầu hiệu quả: không còn nỗi lo ám ảnh

(78)
Da dầu là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá ở hầu hết lứa tuổi dậy thì. Chăm sóc da dầu cũng có những khó khăn và vấn đề riêng, tuy nhiên vẫn có ... [xem thêm]

Khám phá bí mật về khung xương cơ thể

(37)
Một trong những bộ phận quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể của bạn là khung xương. Nhiều người nghĩ rằng xương chỉ đơn thuần là một chất rất ... [xem thêm]

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

(34)
Những cơn đau răng thường xảy ra do mọc răng khôn, viêm nướu, sâu răng… Nếu không thể thu xếp đến nha sĩ ngay, bạn hãy áp dụng cách giảm đau răng bằng ... [xem thêm]

Nên và không nên làm gì khi chứng kiến một cơn động kinh?

(32)
Phải làm gì và không nên làm gì khi chứng kiến một cơn động kinh? Những nỗ lực giúp đỡ sai cách của bạn có thể gây tổn hại đến người bệnh. Vì vậy, ... [xem thêm]

Bệnh trĩ ở trẻ em: Những thông tin bố mẹ cần biết

(85)
Nếu như tình trạng trĩ xuất hiện ở người lớn khá phổ biến, nhất là với lối sống thụ động ngày nay, thì bệnh trĩ ở trẻ em có thể khiến nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN