6 dưỡng chất quan trọng nhất cho trẻ

(4.15) - 83 đánh giá

Các ông bố bà mẹ thường tốn rất nhiều thời gian, công sức để chọn ra những thực phẩm bổ dưỡng cho con họ, nhất là những thực phẩm giúp phát triển cơ thể và trí não. Việc lựa chọn thực phẩm còn là một thử thách khi bạn có nhiều con không cùng độ tuổi và sở thích khác nhau. Sẽ có trẻ thích ăn trái cây tươi, rau và đậu, có trẻ chỉ “hảo” ăn phô mai và xúc xích.

Nhưng đừng lo, bất kể con bạn có biếng ăn, sành ăn hay là một người có thể ăn hầu hết mọi món thì miễn sao lượng dưỡng chất con bạn nạp vào là cân đối và đầy đủ thì sẽ giúp con bạn phát triển trí não, cơ thể khỏe mạnh. Vì thế, với trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 13 (độ tuổi quan trọng cho sự phát triển) bố mẹ cần hết sức lưu ý xây dựng thói quen ăn uống của con thật khoa học.

Vậy dinh dưỡng nào là quan trọng cho trẻ? Trẻ phải ăn bao nhiêu và tại sao? Dưới đây là danh sách những dưỡng chất cần thiết cho con.

Protein

Protein xây dựng hệ cơ và các mô khác trong cơ thể, hơn nữa chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nhu cầu của trẻ: 80 – 150 g mỗi ngày với trẻ từ 2 – 8 tuổi và 150 – 230 g mỗi ngày đối với trẻ từ 10 – 14 tuổi.

Nguồn thực phẩm: Cá, gà, thịt nạc, các loại hạt, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, bơ đậu và đậu nành.

Sắt

Đây chính là nguồn nguyên liệu giúp tạo hồng cầu để vận chuyển ô-xy và giúp trẻ phát triển. Nếu thiếu dưỡng chất này, trẻ sẽ bị thiếu máu.

Nhu cầu của trẻ: 10 mg một ngày cho bé từ 4-8 tuổi, với trẻ lớn hơn là 8 mg một ngày.

Nguồn thực phẩm: Thịt có màu đỏ, đậu, rau xanh, cá ngừ, trứng, đậu sấy.

Vitamin D

Dưỡng chất này giúp trẻ xây dựng hệ xương chắc khỏe.

Nhu cầu của trẻ: 600 đơn vị/ngày cho trẻ em mọi lứa tuổi.

Nguồn thực phẩm: Vitamin D là nguồn dinh dưỡng khá hiếm trong thức ăn nhưng bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những sản phẩm làm từ sữa, ngũ cốc hoặc viên bổ sung multivitamin. Bạn có thể cho trẻ tắm nắng sáng sớm để bổ sung vitamin D. Tuy nhiên ra nắng quá lâu hoặc tắm nắng từ 11-3h trưa sẽ làm da bị cháy nắng và có thể dẫn đến ung thư da.

Canxi

Dưỡng chất này, cũng như vitamin D, giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe và giúp dự trữ chất dinh dưỡng trong nhiều năm.

Nhu cầu của trẻ: 1000 mg mỗi ngày cho bé từ 4-8 tuổi và 1300 mg mỗi ngày cho bé từ 9-13 tuổi.

Nguồn thực phẩm: những thực phẩm hàng ngày như sữa, sữa đậu nành bổ sung khoáng và ngũ cốc. Bạn nên cho trẻ uống 2 cốc sữa mỗi ngày, tránh những loại nước có gas, loại nước này chứa axit phosphoric khiến bé khó hấp thu canxi hơn.

Chất béo

Quá nhiều chất béo sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, nhưng những loại chất béo tốt sẽ giúp phát triển trí não và thần kinh, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chất béo giúp hệ trao đổi chất hoạt động tốt, giúp đông máu và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin khác.

Nhu cầu của trẻ: bạn nên chọn chất béo không bão hòa, chiếm 30% lượng thức ăn của trẻ.

Nguồn thực phẩm: sữa mẹ, dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành hoặc dầu bắp, hoặc protein như cá hoặc gà. Axit béo trong cá hồi, hạt lanh và quả óc chó cũng rất tốt cho sức khỏe của con bạn.

Vitamin C

Đây là dưỡng chất rất cần thiết để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển não bộ, tăng cường sự chữa lành vết thương và giúp cơ thể hấp thu chất khoáng.

Nhu cầu của trẻ: 25 mg mỗi ngày cho bé từ 4-8 tuổi và 45 mg mỗi ngày cho bé 9-13 tuổi

Nguồn thực phẩm: trái cây tươi và rau như cam, dâu, cải, kiwi, bắp cải và nước ép.

Sáu nguồn thực phẩm trên cần được bổ sung mỗi ngày để bé phát triển trí não lẫn cơ thể. Mẹ hãy chú ý bổ sung trong thực đơn hàng ngày của con nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Bổ sung bao nhiêu vitamin C cho bé là đủ?
  • Tuổi nào nên cho bé uống nước ép trái cây?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đưa vợ đi sinh chồng cần mang theo gì?

(76)
Để đưa vợ đi sinh thuận lợi và tránh khỏi những lúng túng khi bé vừa chào đời, bạn nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi vợ đã mang thai tuần ... [xem thêm]

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng teo cơ người già sarcopenia?

(91)
Ở người cao tuổi, tình trạng khối cơ bắp bắt đầu có sự suy giảm rõ rệt gọi là sarcopenia. Liệu bạn có thể ngăn ngừa chứng teo cơ người già này?Bạn ... [xem thêm]

10 lý do khiến bạn có nguy cơ “ế bền vững”

(42)
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình thường được khen là xinh đẹp, giỏi giang hay đáng yêu nhưng đến giờ vẫn chưa có lấy một mảnh tình vắt vai? Thật ra, ... [xem thêm]

Bạn đã biết đến tuyệt chiêu trị sẹo mụn bằng nha đam?

(63)
Nha đam (hay còn được gọi là lô hội) là một loại cây đã được ứng dụng trong lĩnh vực y tế qua hàng ngàn năm, cụ thể là để làm dịu kích ứng da và ... [xem thêm]

6 thực phẩm giúp giảm mỡ bụng tốt nhất

(38)
Bạn có thể đốt cháy mỡ bụng hoàn toàn nhờ vào chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn đánh tan mỡ bụng một cách hiệu quả ... [xem thêm]

9 nguyên nhân chảy máu núm vú bạn nên biết

(60)
Khi bị chảy máu núm vú, bạn cần bình tĩnh quan sát các triệu chứng đi kèm để có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân khiến đầu ti ... [xem thêm]

7 giai đoạn bạn phải vượt qua để cai thuốc lá thành công

(31)
Cai thuốc lá là một quá trình vô cùng khó khăn. Để bỏ thuốc lá thành công, bạn cần rất nhiều nỗ lực để vượt qua được 7 giai đoạn trong hành trình cai ... [xem thêm]

6 thói quen tốt để duy trì các khớp chắc khỏe

(25)
Khi mắc các bệnh về khớp, bạn sẽ bị hạn chế không thể tham gia các hoạt động yêu thích. Đồng thời, bạn sẽ phải đương đầu với tình trạng cứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN