6 bước nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ

(4.41) - 19 đánh giá

Trong cuộc sống, có được nguồn năng lượng dồi dào để vui chơi và làm việc là ước mơ của bao người, nhưng để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất thì quả là một thử thách đầy khó khăn cho các bà mẹ bộn bề với con cái và gia đình. Nếu không được chăm sóc và quan tâm về sức khỏe, mẹ rất dễ mắc phải các bệnh tâm lý như trầm cảm sau khi sinh, rối loạn cảm xúc, dẫn tới chất lượng cuộc sống giảm sút cùng nhiều vấn đề nghiêm trọng sức khỏe như tim mạch hay đau bao tử. Vậy phương pháp nào giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh tốt nhất?

Uống nhiều nước

Trong giai đoạn cho con bú, lượng nước nạp vào cơ thể người mẹ cần khoảng 4 lít trong một ngày. Nếu để bản thân khát nước, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, uể oải và kiệt sức, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng sinh hoạt trong cuộc sống. Vì thế, các mẹ nên tập uống thật nhiều nước để duy trì năng lượng nhé. Giữ được thói quen tốt này sẽ giúp mẹ tránh được nguy cơ bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, khi thấy nước tiểu chuyển từ màu vàng nhạt sang màu nâu sậm, mẹ cần nhanh chóng nạp thêm nước vào vì đây là dấu hiệu thông báo tình trạng thiếu nước của cơ thể đấy.

Vận động nhẹ sau khi sinh khoảng 1 tháng

Tập luyện thể thao là một cách cải thiện sức khỏe vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, vừa chăm sóc bé vừa dọn dẹp nhà cửa rất khó để các mẹ sắp xếp được thời gian tập luyện. Bạn nên đợi khoảng 30 ngày – 40 ngày sau sinh mới bắt đầu vận động.

Bạn có thể ẵm bé cùng đi dạo vòng vòng khu nhà hoặc đơn giản là đứng lên để dãn lưng và cơ khi ngồi làm việc lâu. Nếu bé đã lớn, bạn có thể cùng con chơi các môn thể thao như cầu lông, nhảy dây hoặc chạy bộ cùng nhau trong công viên. Gia đình từ đó thêm gần gũi nhau và tinh thần mẹ càng vui vẻ hơn.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Hầu hết các mẹ chỉ có thể ngủ được 5 tiếng mỗi đêm vì các bé thường thức dậy quấy khóc hoặc đòi bú. Do đó, khi rảnh rỗi, hãy đặt lưng xuống và nghỉ ngơi, có thể là một giấc ngủ ngắn khoảng 10 đến 15 phút hoặc chỉ nằm để thư giãn mặc dù cơ thể không cảm thấy mệt mỏi. Vào ban đêm, mẹ có thể nhờ sự trợ giúp từ bố hoặc gia đình trông chừng bé để có thể nghỉ ngơi thêm. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế các thức uống như cà phê và một số loại trà vì chúng có thể mất ngủ và kèm theo đau đầu nếu cơ thể bạn đang suy nhược.

Ăn đủ bữa

Nếu mẹ nào đang có kế hoạch giảm cân sau khi sinh thì nên tạm thời hoãn lại ít nhất là 1 tháng sau ngày lâm bồn. Trong giai đoạn này, cơ thể cần một nguồn năng lượng và dinh dưỡng rất lớn để phục hồi. Bỏ bữa quá nhiều làm cơ thể lả đi và luôn trong trạng thái bứt rứt, khó chịu bởi cơn đói, nếu nghiêm trọng hơn có thể làm tụt đường huyết khiến mẹ bất ngờ chóng mặt và ngất xỉu. Bên cạnh đó, bỏ bữa cũng gây viêm loét dạ dày cùng với một số triệu chứng tâm lý lo âu, hồi hộp trong quá trình giảm cân. Vì thế, các mẹ hãy ăn uống đầy đủ các bữa, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để có đủ sức khỏe chăm sóc bé.

Luôn giữ tinh thần lạc quan

Theo kết quả khảo sát của các nhà tâm lý học, từ 15% đến 25% phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm sau khi sinh và họ thường cảm thấy sợ hãi, rối loạn cảm xúc khi đề cập đến vấn đề sinh con. Nếu không được quan tâm và tư vấn kịp thời, bệnh nhân sẽ có khuynh hướng tự tử hoặc mắc phải các triệu chứng tâm thần. Do đó, ngoài sự ủng hộ và chăm sóc từ người thân, giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu gặp phải vấn đề, các mẹ đừng nên lo sợ hoặc mặc cảm, hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ và tư vấn nhé.

Tập thói quen mang vớ

Người mẹ sau khi sinh rất dễ gặp phải các vấn đề về khớp nên mang vớ trong nhà là một biện pháp giúp ngăn ngừa các cơn đau khớp viếng thăm. Vớ giúp bàn chân hạn chế tiếp xúc với bề mặt cứng thường xuyên, đồng thời giữ ấm cho chân khỏi hơi lạnh của sàn gạch.

Nuôi con làm một hành trình thú vị đòi hỏi một người mẹ phải có đủ sức khỏe và năng lượng để sẵn sàng đối mặt với những vấn đề trong quá trình chăm sóc con. Uống thật nhiều nước, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, mang vớ,… là những cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng và hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm:

  • 9 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe phụ nữ
  • Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ
  • Những thực phẩm nào giúp bổ sung vitamin B6 cho cơ thể

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những bí kíp giúp mẹ bầu đánh bay nỗi lo bệnh trĩ khi mang thai

(51)
Bệnh trĩ khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.Mang thai là một giai đoạn đẹp của cuộc đời. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Vận động ngay với bài tập thể dục cho bà bầu

(17)
Thói quen vận động giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu trong quá trình sinh con. Do đó, bạn hãy nắm rõ các bài tập thể dục cho bà bầu và luyện tập đều đặn ... [xem thêm]

Cách trị vảy nến bằng dầu và tinh dầu

(76)
Vảy nến là bệnh mãn tính. Cách trị vảy nến hiện nay chỉ có thể giúp làm giảm các triệu chứng cũng như ngăn bệnh bùng phát. Điều đó nghĩa là thuốc hay ... [xem thêm]

Sự thật về quan niệm bà bầu uống nước dừa sinh con da trắng

(86)
Uống nước dừa khi có thai mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe thai phụ. Ngoài ra, có nhiều quan niệm còn cho rằng bà bầu uống nước dừa sinh con da ... [xem thêm]

Sản phụ biết gì về chứng tiền sản giật sau sinh?

(83)
Sau khi con yêu ra đời, cơ thể người mẹ vẫn có thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm, chẳng hạn như chứng tiền sản giật sau sinh. Những phụ nữ bị ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi dùng kháng sinh?

(41)
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một chứng bệnh, bạn cần lưu ý 4 điều quan trọng sau đây để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết nếu ăn trước khi ngủ

(45)
Bạn có thể lo lắng ăn trước khi ngủ sẽ gây tăng cân vì quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại trong lúc ngủ. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ở trẻ có thể ngăn ngừa không?

(21)
Đái tháo đường là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người cao tuổi. Đái tháo đường ở trẻ nhỏ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN