5 thói quen vệ sinh có hại bạn nên tránh

(4.26) - 87 đánh giá

Bạn thường cập nhật điện thoại khi đi toilet, sử dụng xà phòng bánh và dùng chung khăn tay với người thân? Đây là những thói quen vệ sinh có hại có thể khiến bạn bị lây lan mầm bệnh từ lúc nào không hay đấy!

Việc cọ rửa toilet là một phần của việc vệ sinh nhà tắm vì đa số chúng ta thường chú ý tới việc làm sạch bề mặt nhà vệ sinh nhưng lại quên điều quan trọng nhất là… vệ sinh tay. Tiến sĩ vi sinh vật học Charles Gerba, giáo sư tại trường đại học Arizona, nhấn mạnh rằng những thói quen vệ sinh có hại có thể làm lây nhiễm mầm bệnh.

Vì thế, bạn nên lưu ý tránh các thói quen vệ sinh có hại sau đây để bảo vệ sức khỏe nhé!

1. Dùng điện thoại trong nhà vệ sinh

Rất nhiều người có thói quen và sở thích dùng điện thoại để lướt Facebook, Zalo hay Skype trong nhà vệ sinh. Thói quen sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh có vẻ là cách tiết kiệm thời gian nhưng sẽ đem đến nhiều nguy cơ sức khỏe.

Vỏ và ốp điện thoại thường được làm từ những vật liệu tạo điều kiện vi khuẩn bám vào. Những vi khuẩn như salmonella, E.coli, shigella và campylobacter cũng như virus gây rối loạn tiêu hóa gastrointestinal đều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Kể cả khi bạn không sử dụng điện thoại mà chỉ mang điện thoại vào nhà vệ sinh, bạn cũng có thể chạm vào điện thoại khi chưa rửa tay và tạo điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập vào điện thoại. Nếu bạn dùng điện thoại khi ăn sau đó, những vi khuẩn này sẽ lây nhiễm qua đường miệng.

Một số cách để khắc phục tình trạng này là:

• Từ bỏ thói quen đem theo điện thoại vào nhà vệ sinh và không dùng điện thoại khi ăn.

• Vệ sinh điện thoại thường xuyên để loại bỏ các yếu tố lây nhiễm, đặc biệt là khi bạn đã từng dùng điện thoại trong nhà vệ sinh trước đây.

• Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào điện thoại hay bất kì đồ dùng nào sau khi đi vệ sinh.

2. Rửa tay nhanh với nước

Chúng ta thường bỏ qua xà phòng mà chỉ rửa tay bằng nước cho nhanh gọn. Đây là một trong những thói quen vệ sinh có hại mà hầu hết mọi người đều dễ mắc phải.

Rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh là tiêu chuẩn vàng để loại bỏ mầm bệnh trên tay. Nếu bạn chưa rửa tay 6 bước theo chuẩn WHO, bạn có thể mang theo nhiều mầm bệnh khi ra khỏi nhà vệ sinh đấy.

Bạn nên rửa tay thật kỹ bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20–30 giây. Bạn cũng đừng quên làm sạch phần dưới móng tay vì đây là vùng có thể chứa rất nhiều mầm bệnh.

3. Sử dụng xà phòng bánh

Xà phòng bánh rẻ hơn và dễ dùng hơn xà phòng lỏng, nhưng sử dụng xà phòng bánh có thể đưa đến nguy cơ bị lây nhiễm mầm bệnh. Xà phòng bánh tích tụ vi khuẩn từ nhiều người sử dụng. Tuy giá đựng xà phòng bánh thường được vệ sinh sạch sẽ, nhưng bản thân bánh xà phòng có thể trở thành nơi chứa nhiều mầm bệnh và truyền từ người dùng này sang người dùng khác.

4. Không dùng nước rửa tay khô

Mặc dù nước rửa tay khô không thay thế hoàn toàn được việc rửa tay sau khi đi vệ sinh nhưng dùng thêm nước rửa tay khô sẽ giúp tay bạn thêm sạch. Bạn hãy chọn loại nước rửa tay có thể bảo vệ trong vòng 24 giờ. Nước rửa tay khô có thể tạo ra một hàng rào ngăn cản lây nhiễm mầm bệnh trong nhà vệ sinh.

5. Dùng chung khăn lau tay

Trên thực tế, những loại giấy vệ sinh dùng một lần ở những nhà vệ sinh công cộng thực sự lại tốt hơn trong việc kiểm soát sự lây lan của mầm bệnh hơn là những chiếc khăn lau tay bằng vải tại nhà. Chiếc khăn vải cả nhà dùng chung này chứa rất nhiều vi khuẩn đấy.

Nếu bạn thấy việc sử dụng giấy lau tay dùng một lần ít khả thi hay gây ô nhiễm môi trường thì bạn vẫn có thể dùng khăn vải. Tuy nhiên, bạn hãy giặt khăn lau tay ít nhất một lần mỗi tuần và nếu có thể thì hãy mua cho mỗi thành viên trong gia đình một khăn.

Ở những nhà vệ sinh có máy làm khô tay cũng không sạch sẽ như bạn nghĩ. Một nghiên cứu gần đây tại trường Đại học Connecticut được công bố trên Tạp chí Vi sinh vật học Ứng dụng và Môi trường chỉ ra rằng những chiếc máy làm khô tay này có thể phát tán mầm bệnh ra khắp phòng. Vì thế, bạn hãy dùng khăn giấy của riêng mình để lau tay hoặc dùng nước rửa tay khô sau khi dùng máy làm khô tay.

Đôi khi mầm bệnh đến từ những thói quen vệ sinh có hại tưởng chừng rất nhỏ. Bạn hãy thay đổi những thói quen nhỏ này để đảm bảo sức khỏe nhé.

Hồng Nhung/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bước ngăn ngừa nhiễm trùng huyết khi bị nhiễm trùng

(62)
Nhiễm trùng huyết (còn gọi là nhiễm trùng máu) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng. Bệnh có thể tiến triển chỉ với một vết ... [xem thêm]

Bạn đã bế bé đúng cách?

(52)
Đối với những người chưa từng bao giờ bế em bé, hẳn lần đầu làm điều này sẽ rất sợ bởi em bé quá mong manh và bé nhỏ. Đối với bé, việc được ... [xem thêm]

5 cách sử dụng quả bồ hòn mỗi ngày

(10)
Nếu biết cách sử dụng quả bồ hòn, bạn có thể lau dọn nhà cửa, giặt giũ hay rửa chén mà không cần dùng tới chất hóa học hại da tay và sức khỏe. Bồ ... [xem thêm]

13 cách phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn

(15)
Phòng bệnh tiểu đường trước khi lượng đường và insulin trong máu lên quá cao sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Bằng cách duy trì chế ... [xem thêm]

Bé mọc răng: Triệu chứng và phương pháp giảm đau

(25)
Bé bắt đầu mọc răng cũng là lúc bố mẹ cảm thấy rất đau đầu. Bé thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn hay thậm chí là bị sốt. Tất cả những điều ... [xem thêm]

Giúp trẻ chậm phát triển, tự kỷ hòa nhập xã hội là niềm hạnh phúc của tôi

(23)
Là dược sĩ đại học được đào tạo 5 năm trên giảng đường, tôi ước mơ khi ra trường sẽ làm tại khoa dược của một bệnh viện lớn hay một công ty ... [xem thêm]

Bánh mì trắng có tốt cho sức khỏe của bé yêu không?

(21)
Bạn thường xuyên cho bé ăn bánh mì trắng. Vậy bạn có biết bánh mì loại thường không tốt cho sức khỏe của bé bởi vì chúng chứa rất ít các chất dinh ... [xem thêm]

Thu hồi vắc xin và những vấn đề liên quan

(82)
Tên gốc: vắc xin 6 trong 1 (biến độc tố bạch hầu, biến độc tố uốn ván, 3 kháng nguyên ho gà tinh chế, HBsAg, polysaccharide vỏ PRP của Haemophilus influenzae loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN