4 điều nên biết khi chăm sóc tóc khoa học thời kì thai sản

(3.89) - 81 đánh giá

Cái răng cái tóc là góc con người. Hầu hết phụ nữ luôn quan tâm và chăm chút cho vẻ đẹp mái tóc của mình. Đến thời kì thai nghén, việc chăm sóc tóc khoa học và an toàn là cần thiết hơn bao giờ hết.

Khi mang thai, mái tóc của người phụ nữ cần được chăm sóc đúng cách. Nếu không được trang bị các kiến thức cần thiết về cách chăm sóc mái tóc một cách khoa học, sức khỏe của thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng.

1. Những thay đổi của mái tóc khi mang thai

Mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể của người phụ nữ. Bên cạnh những ảnh hưởng bất lợi như làm tăng cân, ốm nghén thì vẫn có những ảnh hưởng tốt đến cơ thể của người phụ nữ. Một trong những nơi có được lợi ích từ việc mang thai đó chính là mái tóc.

Tóc thường phát triển theo ba giai đoạn đó là mọc nhanh, giữ nguyên trạng thái và rụng. Trong những giai đoạn này, trung bình tóc rụng 100 sợi mỗi ngày. Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh thêm hormone làm thay đổi vòng tuần hoàn của tóc. Tóc mọc ra nhưng không rụng đi. Đây là lý do vì sao trông tóc mẹ bầu có vẻ dài và dày hơn bình thường.

Đôi khi, tóc phụ nữ sẽ xoăn hơn hay ít xoăn hơn trong hoặc sau khi mang thai. Cơ chế gây nên hiện tượng này hiện vẫn đang còn là một ẩn số. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi các hormone trong cơ thể của người phụ nữ chính là nguyên nhân làm thay đổi hình dáng của nang tóc và ảnh hưởng đến chất lượng của sợi tóc.

2. Có nên tránh sử dụng các chất hóa học trên tóc?

Nếu mẹ bầu vẫn thường nhuộm, duỗi, uốn hay dưỡng tóc thì có thể sẽ thắc mắc có nên tạm dừng những hoạt động trên với tóc khi mang thai hay không. Một số bác sĩ khuyên nên dừng, số khác lại cho rằng điều này không làm ảnh hưởng gì cả. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên dưỡng tóc bằng hoá chất trong vòng ba tháng đầu khi mang thai rồi sau đó thì vẫn có thể làm tóc bình thường.

Sao lại có nhiều ý kiến khác nhau như vậy? Có rất ít nghiên cứu kiểm tra những ảnh hưởng của việc nhuộm tóc và các hoá chất sử dụng trên tóc lên thai phụ. Dù vậy, vẫn có khả năng các chất độc hại thông qua các lỗ chân lông đi vào da đầu khi sử dụng rồi đi vào máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.

Nếu mẹ bầu bận tâm về các loại hóa chất có thể gây hại nhưng vẫn muốn có một mái tóc nhuộm thật đẹp thì cũng có thể cân nhắc đến việc sử dụng các loại sản phẩm nhuộm tóc làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Mẹ bầu không nên dùng các sản phẩm duỗi tóc có chứa keratin vì trong các sản phẩm này có chứa formandehit rất nguy hại đối với thai nhi.

3. Dưỡng tóc trong thai kỳ

Khi mang thai, bạn không nhất thiết phải thay đổi dầu gội, dầu xả, keo xịt tóc, gel vuốt tóc, mút tạo kiểu hay thói quen sấy và uốn, trừ khi bạn dùng dầu gội trị gàu. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì có một số loại dầu gội trị gàu chứa các chất không tốt cho thai nhi.

Một số thai phụ có thể bị dị ứng bởi mùi hương và có rất nhiều sản phẩm tạo mẫu tóc có thành phần nước hoa. Nếu mùi dầu gội hay keo xịt tóc đang dùng khiến mẹ cảm thấy khó chịu vì quá nồng thì nên chuyển sang dùng dòng sản phẩm không mùi nhé.

4. Viễn cảnh mái tóc hậu sinh nở

Thời kỳ đẹp nhất của mái tóc người phụ nữ sẽ kết thúc một vài tháng sau khi con bạn chào đời. Những sợi tóc bám chắc trên da đầu bắt đầu rụng. Bạn sẽ bị rụng tóc rất nhiều vào thời điểm khoảng ba đến sáu tháng sau sinh. Tình trạng rụng tóc có thể nhiều hoặc cũng có thể ít tuỳ vào mỗi người.

Bạn hãy yên tâm vì sau đó tóc sẽ mọc bình thường trở lại. Rụng tóc trong thời kỳ hậu sản là hết sức bình thường và cho thấy cơ thể người mẹ khỏe mạnh.

Việc chăm sóc tóc đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của thai phụ mà còn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Chính vì vậy mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ trước khi quyết định làm gì đối với mái tóc của mình nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mối quan hệ giữa những cơn đột quỵ và tình trạng sa sút trí nhớ

(93)
Tìm hiểu chungRối loạn trí nhớ là bệnh gì?Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy ... [xem thêm]

Chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)

(17)
Tìm hiểu chungBệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là bệnh gì?Chán ăn thần kinh hay còn gọi là chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn tâm lý. Đây là một chứng ... [xem thêm]

9 tác hại của máy lạnh đối với sức khỏe của cả gia đình

(61)
Máy điều hòa nhiệt độ (hay còn gọi là máy lạnh) dường như trở thành vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, vẫn có những tác hại của máy lạnh mà bạn ... [xem thêm]

Chảy máu thực quản: Biến chứng không thể xem thường

(64)
Chảy máu thực quản là hệ quả trực tiếp của tình trạng huyết áp trong tĩnh mạch cửa quá cao. Nếu không cấp cứu kịp thời, bạn có thể tử vong.Một trong ... [xem thêm]

7 loại thảo dược giúp tăng ham muốn tình dục ở phụ nữ (Phần 2)

(23)
Các vấn đề về ham muốn tình dục là một trong những điều không biết giãi bày cùng ai. Việc dùng thuốc có thể giúp kích thích tình dục ở phụ nữ. Tuy ... [xem thêm]

Tiết lộ chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm

(96)
Chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm rất quan trọng vì sẽ giúp cơ thể con có được năng lượng để chống lại bệnh nhưng cũng đồng thời biến thành nguyên ... [xem thêm]

6 thắc mắc về sex mà nhiều phụ nữ thường ngại ngần hỏi

(22)
Việc trao đổi thẳng thắn với bạn đời về chuyện tình dục còn là vấn đề nhạy cảm đối với phụ nữ Việt Nam. Có một số câu hỏi về tình dục mà ... [xem thêm]

10 điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ bạn nên tìm hiểu

(30)
Hiện nay, nhiều người vì vẫn chưa nắm rõ các điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ nên thờ ơ với loại hình này và bỏ qua 1 biện pháp bảo vệ cho tài ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN