3 dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý sau khi phá thai

(4.1) - 83 đánh giá

Những biến chứng sau khi phá thai là rất hiếm xảy ra nếu bạn thực hiện phẫu thuật ở các cơ sở uy tín. Tuy nhiên, nếu phát hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đi khám để đảm bảo không có vấn đề hậu phẫu nguy hiểm xảy ra.

Chảy máu nặng (băng huyết)

Tất cả phụ nữ đều mất máu trong và sau khi phá thai. Tuy nhiên, một số ít trường hợp chảy máu quá nhiều sẽ rất đáng lo ngại. Làm thế nào để biết được bạn chảy máu nhiều quá mức bình thường?

Hãy kiểm tra miếng băng vệ sinh đang dùng. Nếu bạn liên tục chảy máu nhiều và phải thay băng trong ít hơn hai giờ hoặc xuất hiện các cục máu đông bất thường, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Máu chảy có thể là quá trình co thắt tử cung sau phẫu thuật. Một vài trường hợp có thể còn sót một vài tế bào mô thai hoặc nhau thai trong tử cung. Hiếm hơn, có thể đã có một vết thương bên trong khi bạn phẫu thuật bỏ thai.

Đau dai dẳng vùng chậu

Những cơn đau không tránh khỏi sau phẫu thuật nhưng nếu nó kéo dài nhiều tuần và làm bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy liên hệ bác sĩ để được chăm sóc hoặc kê thuốc giảm đau nếu cần.

Một nguyên nhân phổ biến của các cơn đau là do nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị tại nhà thông qua các toa thuốc kháng sinh của bác sĩ sản khoa. Ngoài ra, trường hợp sót mô thai hoặc nhau thai cũng thường gây ra các cơn đau dữ dội, đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện một cuộc tiểu phẫu để lấy hết các dị vật còn sót lại.

Vẫn còn các triệu chứng ốm nghén

Các triệu chứng trong thai kì như thèm ăn, buồn nôn, căng tức ngực có thể kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần sau khi phá thai. Tuy nhiên nếu các biểu hiện tồn tại lâu hơn, rất có thể thai nhi vẫn còn, nhất là với trường hợp phá thai bằng thuốc. Nếu gặp trường hợp này, hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn để tìm biện pháp hợp lý.

Bên cạnh đó, việc mang thai lại ngay sau khi phá thai là không khả thi. Các hormone trong thai kì giúp ngăn ngừa thụ thai vẫn còn lưu lại trong cơ thể từ 4 đến 6 tuần sau đó, vì vậy cơ thể sẽ không xảy ra bất cứ trường hợp thụ tinh thành công nào nữa.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy cơ thể mình có bất kì dấu hiệu nào kể trên để ngăn ngừa các vấn đề hậu phẫu nguy hiểm nhé!

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Chăm sóc trị liệu sau khi phá thai bằng thuốc
  • Phá thai an toàn: câu hỏi cần đặt cho bác sĩ
  • Phá thai có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  • Nên ăn gì để chóng hồi phục sau phá thai?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngực

(35)
Tình trạng ngứa ngực thường không phải dấu hiệu nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách cải thiện tình trạng ... [xem thêm]

Trẻ nổi mẩn quanh miệng do nguyên nhân nào?

(44)
Hiện tượng trẻ nổi mẩn quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như nước dãi, bệnh tay chân miệng, nấm miệng…Phát ban hoặc nổi ... [xem thêm]

Bệnh lậu nên kiêng gì? 4 thứ bạn đừng làm ngơ

(86)
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ kháng sinh. Tuy nhiên trong khi điều trị, người ... [xem thêm]

Các lợi ích mà nước lọc mang lại cho sức khỏe

(71)
Để khởi đầu một ngày mới năng động, bạn có thể uống nước vào buổi sáng như thói quen của người Nhật để bảo vệ sức khỏe. Vậy thói quen uống ... [xem thêm]

Quá trình chuyển hợp tử vào ống dẫn trứng (ZIFT)

(77)
Chuyển hợp tử vào ống dẫn trứng (ZIFT) là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu trong số các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa ... [xem thêm]

Mỡ nội tạng: Mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa tính mạng

(92)
Mỡ nội tạng là kẻ thù nguy hiểm tiềm ẩn khiến bạn có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư…Mỡ trong cơ thể ... [xem thêm]

Đưa bé vào ngôi thai thuận trước sinh giúp mẹ sinh con dễ dàng

(52)
Sinh con dễ dàng và suôn sẻ luôn là mong ước của tất cả phụ nữ khi mang thai. Điều này sẽ trở thành hiện thực ngay nếu mẹ biết cách giúp bé yêu trong ... [xem thêm]

Trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên có gì?

(25)
Trong 6 tháng đầu đời, bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng, bạn nên cho bé tập ăn dặm để con có được các dưỡng chất thiết yếu khác ngoài sữa. Việc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN