Vượt qua cảm giác bị ghét bỏ để sống tích cực hơn

(3.95) - 53 đánh giá

Cảm giác mình bị ghét bỏ có thể khiến bạn khó chịu khi thấy mọi người cùng nhau cười đùa một chuyện bí mật hay ai đó trả lời tin nhắn trễ. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ khiến cuộc sống của bạn ngày càng trở nên tiêu cực và nặng nề.

Bạn có bao giờ cảm thấy như mọi người đều đang bàn tán, nói xấu hay có ác ý với mình dù họ chỉ đang thì thầm những câu đùa vô hại? Bạn thường xuyên cảm thấy bất an khi mình bị “bỏ rơi” trong những cuộc vui của bạn bè? Cảm giác dường như mình “bị ghét bỏ” này sẽ khiến bạn luôn suy nghĩ tiêu cực và mất niềm tin vào giá trị của bản thân.

Vì sao bạn cảm thấy mình bị ghét bỏ?

Cảm giác mình luôn bị ghét bỏ khiến bạn cảm thấy bị cô lập và sợ tham gia vào những hoạt động tập thể. Bạn cũng có thể lo lắng quá nhiều về hành động và lời nói của người khác vì nghĩ mọi người đều có ý ghét bỏ mình. Điều này có thể khiến bạn khó xây dựng được những mối quan hệ vững chắc cũng như phát triển trong công việc.

Có nhiều lý do có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy mình bị ghét bỏ như sau:

• Thiếu tự tin: Bạn có thể cho rằng mình không có gì đáng yêu hay thậm chí là ghét bản thân nếu không tự tin vào những giá trị và ưu điểm của mình.

• Mắc chứng lo âu, trầm cảm: Khi mắc chứng lo âu hay trầm cảm, bạn sẽ hay lo lắng và có cách suy nghĩ tiêu cực về mọi chuyện.

• Thường xuyên bị bắt nạt: Nếu bị đối xử không tốt, bạn có thể cho rằng mình đáng ghét và xứng đáng bị đối xử như vậy.

• Mắc chứng rối loạn lưỡng cực: Chứng rối loạn lưỡng cực sẽ khiến bạn có những đợt trầm cảm, thiếu tự tin và cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt.

• Bị lạm dụng trong một mối quan hệ: Bạn có thể dần mất tự tin và bi quan nếu bị người mình yêu quý lạm dụng.

• Mắc một số vấn đề về sức khỏe tâm lý khác: Đôi khi cảm giác mình bị ghét là do một số vấn đề tâm lý tiềm ẩn như trầm cảm, rối loạn nhân cách…

Cách vượt qua cảm giác bị ghét bỏ

Bạn rất khó để kiểm soát cảm giác mọi người xung quanh đều ghét bỏ và có ý xấu với mình. Thế nhưng, bạn có thể thay đổi dần cách suy nghĩ của mình để có cuộc sống tích cực hơn.

1. Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc

Khi nghĩ rằng mọi người đều ghét bỏ mình, bạn cũng sẽ tin rằng tất cả hành động và lời nói của người khác đều có một hàm ý sâu xa nào đó. Bạn có thể nghĩ người khác có ác ý khi họ không bấm Like (Thích) những bức ảnh bạn đăng trên mạng xã hội, không chào hỏi khi gặp hay không trả lời tin nhắn nhanh.

Bạn hãy thử thay đổi cách nhìn nhận mọi việc của mình để tránh hiểu nhầm người khác mà còn làm bản thân thêm khó chịu. Có thể người kia không bấm Like hình của bạn trên mạng xã hội vì họ chưa thấy bức hình đó. Tin nhắn của bạn cũng có thể tới đúng lúc người khác đang bận nên họ chưa trả lời ngay.

2. Đánh giá mọi chuyện khách quan hơn

Khi để cảm xúc chi phối, bạn dễ có cái nhìn không thật sự khách quan về một chuyện nào đó. Khi thấy nhóm bạn của mình đi chơi riêng với nhau, bạn dễ có những suy nghĩ tiêu cực như mình bị bạn bè ghét bỏ. Chứng rối loạn lo âu có thể góp phần khiến bạn có những suy nghĩ không khách quan và luôn cảm thấy mình bị ghét bỏ.

Thế nhưng, những cảm giác tiêu cực khi bạn gặp chuyện không vừa ý có thể không hợp lý. Bạn cần bình tĩnh suy nghĩ để thấy được những nguyên nhân khách quan hơn. Có thể nhóm bạn kia chỉ vô tình gặp nhau hoặc họ biết bạn đang bận nên không rủ.

3. Không cố đoán suy nghĩ của người khác

Khi nói chuyện với người khác, bạn có thường suy đoán xem họ đang suy nghĩ gì và có nghĩ xấu hay có đang đánh giá tiêu cực về mình? Những lo lắng này là khá bình thường nếu bạn biết cách kiểm soát. Thế nhưng nếu quá ám ảnh với việc đoán biết suy nghĩ của người khác, bạn sẽ khó cân bằng cuộc sống riêng và sức khỏe tâm lý cũng bị ảnh hưởng.

Bạn có thể tập cách tin tưởng những cảm xúc và suy nghĩ mà người khác thể hiện thay vì tự suy đoán. Ví dụ như nếu người khác từ chối lời mời ăn tối vì đã ăn trước rồi, bạn không nên suy diễn rằng họ không thích bạn nên từ chối. Ngoài ra, bạn cũng nên tập trung phát triển bản thân và học cách không quan tâm người khác nghĩ gì về mình để tâm lý nhẹ nhàng hơn.

4. Cố gắng đối xử tốt với người khác

Một cách hữu ích để vượt qua cảm giác bị ghét là cởi mở hơn với người khác. Bạn có thể chủ động rủ mọi người đi chơi thay vì chờ đợi lời mời từ người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở lời chào hỏi khi gặp người quen. Sau một thời gian, bạn cũng sẽ thấy người khác vui vẻ và cởi mở hơn với mình hơn.

5. Không quan tâm những người tiêu cực

Không ít người luôn có cái nhìn tiêu cực về người khác và không đối xử tốt với bất kỳ ai. Họ có thể nói xấu mọi người, không giúp đỡ ai hay thậm chí hãm hại người khác. Tuy nhiên, bạn không nên dựa vào cách hành xử của họ mà đánh giá rằng mọi người đều không thích mình. Chính những người tiêu cực kia mới cần tìm cách thay đổi.

6. Tập luyện thể chất nhiều hơn

Thói quen tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và cách bạn cảm nhận mọi thứ. Bạn có thể thử đi dạo, chơi thể thao hay đi bơi. Khi dành thời gian rèn luyện thể chất và tiếp xúc với tự nhiên, bạn có thể cải thiện tâm trạng, giảm stress và bớt mệt mỏi về mặt tinh thần.

Cảm giác bị ghét bỏ thông thường sẽ qua nhanh chóng nếu bạn cố gắng thay đổi góc nhìn và cách cảm nhận mọi chuyện. Nếu cảm giác này kéo dài, bạn cần tìm đến các bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ. Bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán và chữa trị các bệnh tâm lý tiềm ẩn như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hay rối loạn nhân cách.

Để bước ra khỏi mặc cảm mình bị ghét bỏ, bạn cần kiên nhẫn thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận mọi vấn đề của mình. Khi hòa đồng với mọi người, bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng tích cực và có cuộc sống vui vẻ hơn rất nhiều!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 thật nhẹ nhàng

(14)
Nếu đang có con 2 tuổi, chắc hẳn bạn không ít lần điên đầu với chúng. Ở tuổi này, trẻ chỉ muốn làm theo ý mình. Dù bạn có dùng biện pháp mạnh để con ... [xem thêm]

3 hoạt động vui nhộn dạy con không nói dối

(50)
Con nói dối và ăn cắp là những vấn đề khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Tuy nhiên, khi trẻ nói dối và ăn cắp, bạn không nên quá tức giận mà hãy bình tĩnh ... [xem thêm]

Chăm sóc vùng kín sau phục hồi âm đạo không phẫu thuật

(82)
Một khi quyết định sinh con theo đường âm đạo, bạn sẽ phải chuẩn bị cho việc trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể không chỉ trong quá trình sinh mà ... [xem thêm]

9 cách đơn giản giúp bạn có mái tóc chắc khỏe

(29)
Bạn muốn có một mái tóc chắc khỏe mà không cần phải tốn quá nhiều tiền bạc và công sức? Hãy thử ngay 9 cách đơn giản sau đây nhé!Có rất nhiều yếu ... [xem thêm]

Lăn kim siêu vi điểm: Giải pháp trị sẹo và làm đẹp da

(99)
Bạn đã từng nghe nói về lăn kim siêu vi điểm với những mũi kim chọc qua da gây tổn thương? Mặc dù trông có vẻ đáng sợ thật, nhưng đây là giải pháp làm ... [xem thêm]

Khám phá những thực phẩm giàu protein cho sức khỏe (Phần 1)

(50)
Protein là một trong những chất cần thiết mà mỗi người cần bổ sung cho cơ thể, đặc biệt là với những người tập gym. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem ... [xem thêm]

Nghỉ ngơi mà vẫn mệt – Có phải bạn đang bị bệnh?

(90)
Bạn có thấy mình hay bỏ bữa sáng, ăn trưa qua loa hay đã sắp đến giờ đi ngủ mà lại chẳng thiết tha gì với đĩa thức ăn từ giờ cơm chiều? Đó có thể ... [xem thêm]

Linh Tự Đan – Giải pháp điều trị vô sinh hiệu quả cho các cặp vợ chồng

(17)
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN