Vì sao da của người châu Á dễ bị tăng sắc tố?

(3.75) - 19 đánh giá

Tình trạng tăng sắc tố da thông thường không gây ra bất cứ tổn hại gì cho sức khỏe của chúng ta nhưng lại khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Vì thế, để lấy lại tự tin cho bản thân, bạn cần hiểu rõ tình trạng tăng sắc tố da được chia làm mấy loại, mình đang mắc loại nào để từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Thế nào là tăng sắc tố da?

Biểu hiện phổ biến nhất của tình trạng tăng sắc tố da là các vết thâm xuất hiện trên da, đặc biệt là da mặt. Đây là kết quả của quá trình cơ thể sản sinh quá nhiều sắc tố melanin. Theo lý thuyết, tình trạng này không hề gây hại cho sức khỏe nhưng lại khiến rất nhiều người lo lắng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, trong một số trường hợp, biểu hiện kể trên là triệu chứng của một bệnh lí khác.

Tình trạng tăng sắc tố da được chia làm mấy loại?

Nám da hay sạm da

Nám da thường xuất hiện dưới dạng một vết thâm lớn ở mặt, đặc biệt là ở vùng má, mũi, trán và vùng phía trên môi hay cũng có thể xuất hiện ở những vùng khác như cẳng tay. Tình trạng nám của bạn có thể xuất hiện ở vùng thượng bì, bì hay kết hợp cả hai vùng đấy.

Nám da hay sạm da là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ. Đặc biệt, khi mang thai, bạn rất dễ mắc loại tăng sắc tố da này. Trên thực tế, có đến 90% phụ nữ mang thai bị nám da hay sạm da. Đó là lí do vì sao người ta hay gọi nám da là “mặt nạ của mẹ bầu”.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nám da là sự thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai hay do bạn sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự biến mất sau khi bạn sinh con hoặc lượng estrogen trong cơ thể giảm đi.

Đốm sắc tố

Đốm sắc tố bao gồm đốm nắng, đốm đồi mồi, đốm gan, tàn nhang,… là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, điển hình là tay và mặt của bạn. Những đốm sắc tố này chính là biểu hiện của tình trạng tăng sắc tố da. Các đốm sắc tố là một vấn đề về da rất phổ biến. Nó có thể xuất hiện khi bạn ở bất kì độ tuổi nào nhưng thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn ở đàn ông. Nguyên nhân dẫn đến các đốm sắc tố được cho là do sự gia tăng sắc tố ở lớp tế bào bề mặt da.

Các đốm sắc tố thường có xu hướng xuất hiện khi bạn già đi. Các báo cáo cho thấy người ở độ tuổi trung niên hay già hơn thường mắc phải tình trạng này. Các đốm sắc tố thường có kích thước từ 0.2-2 cm với đường viền tối màu và hình dạng bất thường.

Tàn nhang là những đốm nhỏ màu nâu trên da. Chúng đôi khi cũng có màu hơi đỏ, vàng hay đen. Tàn nhang là tình trạng da vô hại đối với sức khỏe. Thông thường, tàn nhanh có yếu tố di truyền, vì thế, nếu bố mẹ bạn có tàn nhang thì bạn cũng có nhiều nguy cơ bị tàn nhang.

Tăng sắc tố sau viêm

Khi da bạn bị tổn thương, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm. Sau khi vết thương trên da lành hẳn, da bạn sẽ trở nên phẳng lại và có màu sắc sậm hơn vùng da chung quanh. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bạn bị mụn hay sau khi bạn vừa thực hiện điều trị thẩm mỹ với các liệu pháp như mài mòn da, điều trị với laser hay mặt nạ hóa học.

Trên thực tế, dù bạn không thể tránh khỏi tình trạng bị tăng sắc tố da nhưng bạn vẫn có thể làm nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ này. Lời khuyên là bạn nên dùng kem chống nắng chứ không nên dùng một loại thuốc nào đó và tìm gặp bác sĩ ngay khi cần thiết.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Bật mí 6 thành phần tuyệt vời để thải độc cho da
  • 9 vấn đề về da mà phụ nữ mang thai thường gặp
  • Giải pháp cho 3 vấn đề về da phổ biến của người Việt

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư da

(95)
Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Mỗi năm, số lượng người được chuẩn đoán bị ung thư da thường cao hơn ung thư vú, tuyến tiền ... [xem thêm]

10 mẹo giảm đau không cần thuốc

(70)
Cơn đau có thể xảy đến với bất kỳ ai. Hãy xem 10 mẹo giảm đau không cần thuốc hữu ích dưới đây để áp dụng cho chính mình và người thân những khi ... [xem thêm]

Người hay khóc một mình là bị bệnh gì?

(44)
Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác ban ngày cười nói vui vẻ với mọi người nhưng ban đêm lại ủ rũ khóc một mình? Khóc nhiều trong thời gian dài có thể là ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến

(83)
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh khá hiếm gặp nhưng không vì thế mà bạn có thể xem nhẹ bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, con yêu sẽ cảm ... [xem thêm]

Rau bí và 10 lợi ích sức khỏe không ngờ đến

(97)
Cây bí đỏ có tên khoa học là Cucurbita moschata Duchesne, thường được biết đến với những cái tên quen thuộc như bí ngô, bí rợ, bí sáp… Đây là một loại ... [xem thêm]

7 kinh nghiệm đi phượt giúp bạn luôn an toàn

(57)
Có những ngày áp lực, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn xách ba lô lên và đi? Khi ấy bạn cần tìm hiểu trước các kinh nghiệm đi phượt để có thể tự tin ... [xem thêm]

Chuyện “yêu” không như ý vì chứng hẹp bao quy đầu

(74)
Định nghĩaHẹp bao quy đầu là gì?Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bị thắt chặt và không thể kéo tuột xuống để cho đầu dương vật lộ ra cho dù ... [xem thêm]

Quá trình phát triển trí não ở con trẻ

(61)
Não của bé được hình thành theo thời gian, bắt đầu trong suốt thai kỳ và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Giống như một tòa nhà, sự phát triển trí ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN