Tin vui: bướu sợi tuyến vú không phải ung thư vú

(3.77) - 50 đánh giá

Bướu sợi tuyến vú là một khối u lành tính thường có dạng hình tròn hoặc dạng dài. Bướu sợi tuyến vú không phải ung thư. Nó có thể di chuyển khi bạn chạm vào hoặc ấn lên vùng da lân cận sẽ nghe độ cộm rõ rệt. Những khối u này thường không gây đau. Khối u có thể được phát hiện nếu bạn tự kiểm tra. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để bác sĩ thực hiện các phương pháp kiểm tra để xác định khối u này là lành tính hay ác tính.

Bướu sợi tuyến vú có thể tái phát, nếu các khối u cũ đã lấy ra, bạn và bác sĩ có thể quyết định có nên phẫu thuật để loại bỏ các khối u mới hay không.

Bệnh dễ gặp ở phụ nữ trẻ đến trung niên, thậm chí ở thiếu nữ trong tuổi dậy thì. Nguyên nhân phát bệnh vẫn chưa được xác định.

Làm thế nào biết được bạn mắc bướu sợi tuyến vú?

Các triệu chứng và dấu hiệu của bướu sợi tuyến vú tương đối rõ ràng và dễ phát hiện. Bướu sợi tuyến vú thường có đặc điểm sau:

  • Hình tròn và có viền rõ ràng;
  • Có khả năng di chuyển khi chạm vào;
  • Cứng hoặc như cao su;
  • Không gây đau đớn.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chị em phụ nữ cần làm gì để phòng ngừa bướu sợi tuyến vú?

Nguyên nhân gây ra bướu sợi tuyến vú vẫn chưa được nghiên cứu và hiểu rõ. Vì vậy, không có phương pháp cụ thể để phòng ngừa bướu sợi tuyến vú. Tuy nhiên, các phương pháp sau đây có thể giúp bạn phát hiện bướu sợi tuyến vú sớm:

  • Tự kiểm tra vú. Bạn có thể dùng tay để kiểm tra các bất thường ở vú. Thời điểm kiểm tra tốt nhất là sau chu kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày.
  • Nếu có các bất thường ở vú, hay chu kỳ kinh nguyệt, liên hệ với bác sĩ của bạn

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra sau đây để xác định liệu bạn có mắc phải bướu sợi tuyến vú hay không như:

  • Chụp nhũ ảnh để chuẩn đoán;
  • Siêu âm ngực;
  • Chọc hút bằng kim;
  • Sinh thiết kim lấy lõi: dùng một kim lớn hơn để lấy mẫu tế bào trong khối u đem đi xét nghiệm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác hại khi cù lét trẻ khó lường hơn ta vẫn tưởng

(68)
Bạn có biết cù lét trẻ cũng gây hại? Tác hại khi cù lét trẻ rất khó lường và đôi khi nghiêm trọng hơn bạn tưởng.Cù lét trẻ không những không có lợi ... [xem thêm]

Những “bí mật” có thể bạn chưa biết về thận

(28)
Sau khi thực hiện xét nghiệm thận theo chỉ định của bác sĩ, bạn hẳn sẽ băn khoăn về những chỉ số và ý nghĩa của chúng trên tờ xét nghiệm. Ngay sau đây, ... [xem thêm]

Giấc ngủ và suy tim

(62)
Rối loạn giấc ngủ do suy tim có thể kéo theo những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Sau đây là những điều bạn cần biết để có được giấc ... [xem thêm]

5 bí quyết khi cho bé sinh đôi bú

(77)
Chăm sóc trẻ sơ sinh thời kỳ cho con bú khiến nhiều chị em trở nên mệt mỏi và trầm cảm vì nhiều vấn đề xảy ra như mẹ bị viêm vú, tắc tia sữa, bé bú ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

(78)
Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bé nhà bạn có mắc chứng này? Nếu ... [xem thêm]

Cho con bú sữa bột kết hợp với sữa mẹ như thế nào?

(52)
Sữa bột trở nên phổ biến và ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, liệu có nên cho trẻ sơ sinh bú sữa bột kết hợp với sữa mẹ không? Muốn biết câu trả ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm nào tốt cho nam giới? (Phần 1)

(94)
Chúng ta đều biết ba nguyên tắc của một sức khỏe vàng là luyện tập đúng cách, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, bạn đã thực hiện được ... [xem thêm]

Không khó dạy con tránh thai ở tuổi dậy thì (Phần 1)

(77)
Ở Việt Nam, quan niệm quan hệ tình dục ở tuổi dậy thì còn khá xa lạ và thường bị các ông bố bà mẹ xem như là một điều rất tệ và tỏ ra cấm đoán con ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN