Tìm hiểu những nguyên nhân gây đau quặn thận

(4.17) - 82 đánh giá

Tổn thương thận với những rủi ro tiềm ẩn khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, suy thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tổn thương thận là tình trạng thận đột ngột ngừng hoạt động trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tình trạng này gây ra sự tích tụ các chất thải trong máu và khiến thận khó giữ cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Thận bị tổn thương cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như não, tim và phổi. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện, tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt và đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách nhận biết tổn thương thận để có thể ngăn ngừa rủi ro tiến triển nặng nhé!

Vì sao bạn bị tổn thương thận?

Tình trạng tổn thương thận có thể đến từ những nguyên nhân tiềm ẩn mà bạn không hề hay biết. Việc nắm bắt các nguyên nhân này sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro viêm thận mạn tính hay suy thận. Đây là những căn bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày hay thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Người bị tổn thương thận cấp tính có thể do những nguyên nhân như lưu lượng máu đến thận giảm, tổn thương trực tiếp đến thận hay tắc nghẽn đường tiết niệu.

Lưu lượng máu đến thận giảm

Một số bệnh và tình trạng sức khỏe có thể làm chậm lưu lượng máu đến thận và gây ra tình trạng này. Các yếu tố này bao gồm:

  • Suy gan
  • Nhiễm trùng
  • Huyết áp thấp
  • Tiêu chảy nặng
  • Bỏng nghiêm trọng
  • Chảy máu quá nhiều
  • Bệnh tim hoặc đau tim
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Mất nước nặng (không có đủ chất lỏng trong cơ thể)
  • Sử dụng thuốc NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid), như aspirin, ibuprofen và naproxen

Tổn thương trực tiếp đến thận

Một số bệnh và tình trạng có thể làm thận bị tổn thương một cách trực tiếp bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy
  • Một số rối loạn về máu hoặc mạch máu
  • Cục máu đông trong hoặc xung quanh thận
  • Các bệnh ảnh hưởng đến thận, chẳng hạn như viêm cầu thận và lupus
  • Các loại thuốc, như một số loại thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh và thuốc nhuộm được sử dụng trong khi chụp CT, quét MRI và các xét nghiệm hình ảnh khác
  • Các tình trạng gây viêm hoặc tổn thương ống thận, đến các mạch máu nhỏ ở thận hoặc các đơn vị lọc trong thận như hoại tử ống thận, viêm cầu thận cột sống, bệnh viêm mạch máu do huyết khối

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Ở một số người bệnh, các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh tật có thể ngăn chặn nước tiểu ra khỏi cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng này. Sự tắc nghẽn này có thể được gây ra bởi:

  • Sỏi thận
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Cục máu đông trong đường tiết niệu
  • Ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc cổ tử cung
  • Các vấn đề với hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến bàng quang và đi tiểu

Tổn thương thận cần được xét nghiệm

Để nhận biết tổn thương thận, bạn có thể dựa vào các triệu chứng tổn thương thận sau đây:

  • Lú lẫn
  • Khó thở
  • Đi tiểu ít
  • Buồn nôn
  • Đau hoặc nặng ngực
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi
  • Sưng ở chân, mắt cá chân và quanh mắt
  • Động kinh hoặc hôn mê trong trường hợp nặng

Trong một số trường hợp, tổn thương thận không gây ra triệu chứng và chỉ có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm chẩn đoán.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tổn thương thận, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau nếu nghi ngờ rằng bạn bị tổn thương thận dựa trên các triệu chứng lâm sàng gặp phải. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận có thể được thực hiện bao gồm:

• Xét nghiệm nước tiểu: Để phân tích nước tiểu tìm dấu hiệu suy thận.
• Xét nghiệm GFR: GFR (mức lọc cầu thận) để ước tính sự suy giảm chức năng thận.
• Xét nghiệm hình ảnh: Chẳng hạn như siêu âm để nhìn rõ thận và kiểm tra sự bất thường.
• Đo lượng nước tiểu: Nhằm theo dõi lượng nước tiểu mỗi ngày để giúp tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh.
• Sinh thiết thận: Quy trình thực hiện bằng cách lấy một mảnh thận nhỏ bằng kim đặc biệt và soi dưới kính hiển vi.
• Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp tìm mức độ creatinine, photpho, nitơ, urê, kali và protein để xem xét chức năng thận.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương thận bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Từ 65 tuổi trở lên
  • Mắc bệnh thận hoặc có vấn đề về thận
  • Mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh gan hoặc tiểu đường
  • Mắc bệnh động mạch ngoại biên (tình trạng khiến máu khó đến tay và chân)

Cách ngăn ngừa rủi ro tổn thương thận

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hầu hết người bệnh cần phải ở lại bệnh viện trong quá trình điều trị cho đến khi thận được phục hồi.

Bên cạnh đó bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị để ngăn ngừa các vấn đề gây cản trở quá trình hồi phục thận có thể bao gồm:

– Chạy thận nhân tạo tạm thời để cho đến khi thận có thể phục hồi

– Dùng thuốc để kiểm soát lượng vitamin và khoáng chất trong máu

– Thực hiện phương pháp điều trị để giữ đúng lượng chất dịch trong máu

– Khi bạn trở về nhà, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện kế hoạch phù hợp để giúp thận tiếp tục hồi phục

Tình trạng này thường xảy ra đột ngột, khó dự đoán hoặc ngăn chặn. Tuy nhiên nếu bạn chăm sóc thận tốt có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thận, bệnh thận mãn tính (CKD) và suy thận. Các bước ngăn ngừa có thể bao gồm:

  • Hạn chế rượu
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ
  • Xây dựng một chế độ ăn ít muối và chất béo
  • Tập thể dục trong 30 phút ít nhất 5 ngày/tuần
  • Luôn kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Nếu dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen, bạn không nên dùng nhiều hơn so với khuyến cáo trên bao bì hoặc chỉ định bác sĩ. Người bệnh uống quá nhiều các loại thuốc này có thể làm tổn thương thận.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về tổn thương thận là gì, nguyên nhân và cách điều trị. Bạn cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, vì tình trạng này có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính, hoặc thậm chí là suy thận, bệnh tim hoặc tử vong. Đồng thời, bạn hãy chú ý xây dựng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ thận nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trị thói xấu mút tay, bứt tóc, ngoáy mũi… cho trẻ siêu dễ

(35)
Mút tay, bứt tóc, ngoáy mũi… là những cách trẻ em thường dùng để giảm lo lắng, chán nản hoặc mệt mỏi. Những tật xấu này có thể là do bé bắt chước ... [xem thêm]

Tìm hiểu hiện tượng bà bầu ra khí hư màu xanh

(19)
Tình trạng bà bầu ra khí hư màu xanh có thể do nhiều vấn đề gây ra, từ đơn giản như rỉ dịch ối cho đến nghiêm trọng hơn.Khí hư màu xanh khi mang thai là ... [xem thêm]

Bệnh da do tiểu đường

(61)
Bệnh da do tiểu đường có biểu hiện là những vùng da teo, nhỏ, hình tròn, có màu nâu trên cẳng chân của bệnh nhân tiểu đường. Các tổn thương da không có ... [xem thêm]

Đoán tính cách của trẻ theo 12 chòm sao

(30)
Ba mẹ nào cũng muốn hiểu rõ tính cách của con mình để có hướng nuôi dạy tốt hơn. Thế nhưng làm sao để biết được điều đó? Chúng tôi sẽ giới thiệu ... [xem thêm]

Dịch âm đạo là gì? Dịch âm đạo như thế nào là bình thường?

(78)
Dịch âm đạo là hiện tượng bình thường của cơ thể phụ nữ giúp ổn định môi trường sinh dục. Nếu chú ý quan sát màu sắc và theo dõi chu kỳ tiết dịch, ... [xem thêm]

Dùng khí cười khi sinh và những điều mẹ bầu cần biết

(22)
Trong quá trình sinh nở, các phương pháp giảm đau thông thường như tiêm thuốc tê đường tĩnh mạch hay gây tê ngoài màng cứng cũng gây ra cảm giác đau và có ... [xem thêm]

Tử cung đôi gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu?

(49)
Tử cung đôi là một bất thường ở tử cung, làm giảm khả năng mang thai tự nhiên, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Thậm chí việc mẹ bầu có ... [xem thêm]

Sâm Alipas Platinum làm chậm quá trình mãn dục nam

(80)
Những gì mà nam giới lo lắng không chỉ dừng lại ở sức khỏe hay ngoại hình mà còn về sinh lý. Vậy làm cách nào để đàn ông luôn tự tin bước vào giai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN