Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào để con sinh ra khỏe mạnh?

(4.35) - 60 đánh giá

Việc mang thai và sinh con là thiên chức của phụ nữ. Do đó, câu hỏi phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào để con sinh ra khỏe mạnh được nhiều người quan tâm.

Mang thai là một giai đoạn đáng quý của cuộc đời. Nó không chỉ đem đến cho bạn niềm vui mà còn đem đến cho bạn ý thức trách nhiệm đối với sinh linh bé bỏng mới thành hình trong bụng. Vì vậy, trước khi bước vào giai đoạn vừa khó khăn vừa thú vị này, bạn cần phải chuẩn bị thật cẩn thận.

Ngày nay, phụ nữ có rất nhiều sự ưu tiên. Trước khi làm mẹ, chắc hẳn bạn sẽ muốn có một sự nghiệp ổn định để có thể chăm lo cho bé được tốt nhất. Thế nhưng, nếu quá chú tâm vào sự nghiệp, bạn sẽ bỏ lỡ thời điểm mang thai lý tưởng. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số ưu và khuyết của từng độ tuổi mang thai nhé.

Độ tuổi thích hợp nhất để mang thai

Một nghiên cứu chỉ ra rằng độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 – 35 tuổi vì:

  • Nếu mang thai sau 35 tuổi, phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng như tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, thai ngoài tử cung…
  • Khả năng sản suất trứng sẽ bắt đầu giảm từ tuổi 30. Do đó, việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn.
  • Nếu bạn muốn có nhiều con, tốt nhất là nên có con đầu lòng ở tuổi 24 – 25 và có đứa tiếp theo ở độ tuổi 30.
  • Ngày nay, phụ nữ thường có xu hướng tập trung vào sự nghiệp, nên nhiều người thường có kế hoạch mang thai sau 30 tuổi.

Mang thai ở các độ tuổi khác nhau

Để quyết định xem mình nên mang thai khi nào, bạn cần phải xét đến một số yếu tố như sức khỏe sinh sản, sự chín chắn, nghề nghiệp ổn định, kế hoạch phát triển gia đình, tài chính… Một số ưu và khuyết điểm ở các độ tuổi mang thai mà bạn nên biết:

  • Độ tuổi từ 20 – 24 là khoảng thời gian tốt nhất của việc mang thai. Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để gánh vác trách nhiệm làm mẹ.
  • Nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống tốt thì độ tuổi từ 25 – 29 là giai đoạn lý tưởng nhất để mang thai. Lúc này, cơ thể đã có đủ sức khỏe để thai nghén và bạn cũng đã đủ trưởng thành để ý thức được trách nhiệm của người mẹ.
  • Nếu muốn tập trung vào sự nghiệp thì bạn có thể lên kế hoạch mang thai ở độ tuổi 30 – 35. Đây cũng là thời điểm rất thích hợp để mang thai.
  • Tuy nhiên, nếu mang thai khi bạn đã qua 35 tuổi thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường… Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến khi mang thai sau 35 tuổi vì lúc này trọng lượng cơ thể đã tăng lên nhiều so với khi bạn còn trẻ.
  • Khả năng thụ thai ở tuổi 30 sẽ thấp hơn so với lúc bạn còn ở tuổi hai mươi. Tuy nhiên, bạn sẽ có sự ổn định về tài chính tốt hơn so với trước đây.
  • Khả năng thụ thai thấp nhất là khi bạn 40 tuổi. Bên cạnh đó, việc cân bằng giữa công việc và việc mang thai cũng rất khó khăn vì lúc này có thể sự nghiệp của bạn đã lên đến đỉnh cao và bạn khó dứt ra được.
  • Tập thể dục thường xuyên nếu bạn có kế hoạch mang thai ngoài 40 tuổi. Khi mang thai ở độ tuổi này, cơ thể rất dễ bị mệt mỏi.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thể tự xác định khi nào mang thai là tốt nhất. Do đó, hãy suy nghĩ và quyết định sao cho bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Mang thai là một giai đoạn thú vị nhưng cũng đầy khó khăn. Bạn hãy cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết

(76)
Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thuốc kháng ... [xem thêm]

Tìm hiểu về phẫu thuật đoạn nhũ

(57)
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến. Phẫu thuật đoạn nhũ là một trong những phương pháp điều trị ung thư vú. Đó là phẫu thuật cắt ... [xem thêm]

Top 11 tác dụng của đu đủ giúp bạn có sức khỏe tốt

(92)
Đu đủ là loại trái cây ngon-bổ-rẻ rất thân thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Vậy ăn đu đủ có tác dụng gì? Cùng điểm qua những tác dụng của đu đủ ... [xem thêm]

Hiểu rõ về loạn sản sụn để sống vui khỏe hơn

(91)
Loạn sản sụn là rối loạn tăng trưởng xương, một dạng của chứng lùn tuyến yên. Chứng lùn tuyến yên là bệnh khi người trưởng thành hoặc trẻ em có tầm ... [xem thêm]

Cách phòng ngừa biến chứng khi mẹ bầu bị sốt

(26)
Việc bị sốt khi đang mang thai khiến rất nhiều mẹ bầu cũng như gia đình băn khoăn và lo lắng. Những thông tin y khoa dưới đây sẽ giúp mẹ bầu bị sốt có ... [xem thêm]

Bà bầu ăn quả chanh leo: Tác dụng tốt và chú ý kèm theo

(44)
Quả chanh leo hay còn gọi là chanh dây có vị chua ngọt tự nhiên và được nhiều mẹ bầu ưa thích bởi mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Bạn đang mang ... [xem thêm]

Vitamin B7 và những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu

(31)
Chúng ta đều biết rằng thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua dây rốn. Điều này giải thích vì sao mà các bà mẹ tương lai cần phải tuân thủ ... [xem thêm]

Bụi phấn đang ngày một đe dọa sức khỏe của giáo viên

(13)
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về những tác hại của bụi phấn. Nhiều người cho rằng khi hít phải bụi phấn, nó hoàn toàn vô hại vì không gây ra bất kỳ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN