Phân biệt mài mòn và siêu mài mòn da

(3.83) - 18 đánh giá

Hai kĩ thuật thẩm mỹ dermabrasion (mài mòn da) và microdermabrasion (siêu mài mòn da) đã được áp dụng trong nhiều năm để điều trị các bệnh về da bao gồm tái tạo bề mặt da và chỉnh hình sẹo. Tuy nghe nhiều về hai kĩ thuật này nhưng thực chất ít ai hiểu rõ chúng là gì. Có một vài sự khác biệt giữa dermabrasion và microdermabrasion mà bạn cần biết để đưa ra được lựa chọn đúng khi điều trị.

Hiểu rõ về Dermabrasion và Microdermabrasion

Dermabrasion là kĩ thuật thẩm mĩ dùng để cải thiện diện mạo của da bị nếp nhăn sâu, sẹo và một số tổn thương khác. Thủ thuật này giúp da trông mượt mà hơn bằng cách loại bỏ những vết sẹo hình thành do tai nạn hay bệnh tật. Tuy nhiên, nó không thực sự hiệu quả trong điều trị các khuyết tật da bẩm sinh, sẹo do bỏng hay nốt ruồi. Lựa chọn kĩ thuật dermabrasion sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí và thời gian hồi phục nhưng đây là một kĩ thuật tuyệt vời để tái tạo da mặt và nói lời tạm biệt các khiếm khuyết nghiêm trọng trên da.

Microdermabrasion là kĩ thuật chỉ tác động và loại bỏ lớp da chết bên ngoài để nhường chỗ cho các tế bào da mới phát triển. Trái với kĩ thuật dermabrasion, kĩ thuật microdermabrasion không thể loại bỏ các nếp nhăn sâu và những vết sẹo. Nó chỉ hiệu quả trong việc loại bỏ một lớp da mỏng. Microdermabrasion có thể điều trị mụn trứng cá, da lão hoá và các vết thâm. Nhìn chung, kĩ thuật này giúp cải thiện tổng thể làn da và loại bỏ một số khiếm khuyết cơ bản.

Ai có thể áp dụng những kĩ thuật này?

Những người trẻ có làn da sáng màu sẽ phù hợp với kĩ thuật làm đẹp Dermabrasion hơn những người có làn da tối màu vì da tối màu sau khi điều trị sẽ dễ bị thay đổi màu da. Kĩ thuật dermabrasion sẽ tác động sâu đến các lớp da nên người lớn tuổi sẽ hồi phục chậm hơn sau khi điều trị. Những người bị mụn trứng cá không nên lựa chọn kĩ thuật này vì nó có thể dẫn đến dị ứng da hoặc loét da. Đối tượng phù hợp với kĩ thuật điều trị này là những người bị sẹo mụn, sẹo chấn thương, mũi sư tử (phì đại mũi trong chứng đỏ mặt_Rosacea), người có nếp nhăn, hình xăm và bị dày sừng quang hoá.

Kĩ thuật Microdermabrasion an toàn và được áp dụng cho mọi loại da với mọi màu da vì chưa có báo cáo nào về các trường hợp bị thay đổi màu da hay bị sẹo sau điều trị. Tuy nhiên, kĩ thuật này sẽ không tác động đến các lớp da sâu bên trong. Microdermabrasion là kĩ thuật an toàn cho hầu hết chúng ta. Vì thế, nếu da bạn là da nhạy cảm hay đang có những vết thương nhẹ trên da, microdermabrasion là một lựa chọn thích hợp hơn dermabrasion.

Cơ chế điều trị của các kĩ thuật này?

Đối với liệu pháp Dermabrasion, trước khi bắt đầu liệu trình điều trị, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giúp da giãn ra và gây tê tại chỗ để làm tê vùng điều trị. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị tốc độ cao với một bàn chải sắt được thiết kế đặc biệt hay một “bánh xe” làm từ thép không gỉ tráng kim cương để loại bỏ những vết sẹo nông và các khiếm khuyết trên da. Dermabrasion là một liệu trình ngoại trú. Tất cả các bước điều trị sẽ được thực hiện tại phòng khám và bạn không cần nhập viện.

Microdermabrasion đơn giản và ít phức tạp hơn dermabrasion. Vì vậy, bác sĩ không cần dùng đến thuốc gây tê khi điều trị bằng kĩ thuật này. Bác sĩ sẽ chỉ phun một chất kết tinh siêu nhỏ và trơ lên vùng điều trị để loại bỏ các tế bào bề mặt da.

Kĩ thuật dermabrasion và microdermabrasion là hai kĩ thuật hiện đại mà bạn có thể lựa chọn để điều trị các tổn thương trên da. Bạn cần phải hiểu rõ 2 kĩ thuật trên và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Nhằm tránh những rủi và có được kết quả tốt nhất khi điều trị, bạn hãy luôn tuân đúng hướng dẫn của bác sĩ.

  • Công dụng kinh ngạc của kỹ thuật tái tạo bề mặt da
  • Bạn đã biết cách chăm sóc sau điều trị thẩm mỹ?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 thực phẩm giúp bé cải thiện trí nhớ và sự tập trung

(55)
Một trí nhớ tốt và sự tỉnh táo là điều kiện cần để bé yêu học tập và hoạt động thể chất tốt hơn. Vì vậy, não của con cần được bổ sung những ... [xem thêm]

Bất ngờ với những nguyên nhân gây đau tim kỳ lạ

(10)
Các cơn đau tim luôn là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào. Cùng điểm qua 7 dấu hiệu cảnh báo sau để tránh khỏi những trường hợp ... [xem thêm]

5 bài kiểm tra sức khỏe bạn nên làm trước khi cưới

(69)
Kiểm tra sức khỏe trước khi cưới không những giúp bạn phòng ngừa nhiều chứng bệnh mà còn cảm thấy an tâm hơn khi bắt đầu xây dựng mái ấm nhỏ của ... [xem thêm]

Không để bản thân tái nghiện thuốc lá (giai đoạn 7)

(40)
Vấp ngã và tái nghiện thuốc lá là những điều chẳng ai mong muốn. Chúng vẫn diễn ra và quả thật, rất nhiều người trước khi dứt được cơn thèm thuốc ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

(51)
Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Thói quen ngủ nude thế nào mới tốt?

(66)
Bạn có thể từng nghe nói thói quen ngủ nude tốt cho sức khỏe và chuyện ấy, song điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thực tế, bạn có nguy cơ bị dị ... [xem thêm]

Mách mẹ 7 cách hay giúp chăm sóc mắt cho trẻ hiệu quả

(86)
Đôi mắt sáng tinh anh là “trợ thủ đắc lực” cho chúng ta trong mọi việc. Thế nên, bạn cần chăm sóc đôi mắt cho trẻ để “trợ thủ này” luôn khỏe ... [xem thêm]

9 cách giảm đường huyết khi mang thai

(20)
Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng, tập luyện. Đặc biệt, với người bị tiểu đường thai kỳ, cần biết cách giảm đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN