Mẹo nhỏ giúp đối phó với tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm

(4.06) - 12 đánh giá

Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rất phổ biến. Việc điều trị kịp thời bằng cách bài tập đơn giản tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều người.

Rối loạn khớp thái dương hàm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nói, nhai và nuốt của chúng ta. Vậy cần làm gì để đối phó với tình trạng này? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Triệu chứng

Khớp thái dương hàm là khớp nối xương hàm với hộp sọ.

Nếu khớp và cơ hàm của bạn có sự sai lệch, rối loạn khớp thái dương hàm sẽ xảy ra. Các chấn thương và viêm ở hàm như viêm khớp thường dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm.

Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể nhận thấy khi bị rối loạn khớp thái dương hàm:

  • Cảm giác đau khi nhai;
  • Đau ở trong tai, mặt, hàm và cổ;
  • Hàm phát ra âm thanh lạ (tiếng cụp cắc) khi mở hoặc đóng;
  • Nhức đầu.

Hiệu quả từ các bài tập giảm đau khớp thái dương hàm

Các bài tập giúp giảm đau khớp thái dương hàm có khả năng:

  • Làm cho cơ hàm chắc khỏe hơn;
  • Kéo căng hàm;
  • Làm hàm dễ chịu;
  • Nâng cao tính linh hoạt của hàm;
  • Giảm bớt các tiếng cụp cắc phát ra ở hàm;
  • Hồi phục hàm nhanh hơn.

Các bài tập giảm đau khớp thái dương hàm

Tập thể dục thư giãn hàm

  • Giữ lưỡi của bạn nghỉ ngơi nhẹ nhàng trên đầu miệng ở mặt sau của răng hàm trên;
  • Giữ cho 2 hàm răng được tách rời nhẹ nhàng khi bạn thả lỏng và thư giãn các cơ hàm.

Bài tập miệng cá vàng (mở hàm một phần)

  • Giữ lưỡi của bạn trên vòm miệng;
  • Đặt một ngón tay phía trước tai, vị trí của khớp thái dương hàm;
  • Một ngón tay để trên cằm và ấn nhẹ;
  • Hạ nửa quai hàm dưới và nâng lên để khép miệng lại;
  • Thực hiện bài tập 6 lần trong một đợt và 6 đợt một ngày.

Bài tập miệng cá vàng (mở hàm hết cỡ)

  • Giữ lưỡi của bạn trên vòm miệng;
  • Giống như bài tập cá vàng (mở hàm một phần), một ngón tay đặt ở khớp thái dương hàm và một ngón tay khác đặt trên cằm. Nhưng lần này, bạn hạ hàm dưới của mình xuống hết cỡ và nâng lên để khép miệng lại;
  • Thực hiện bài tập này 6 lần trong một đợt và 6 đợt một ngày.

Hất cằm

  • Những gì bạn cần làm là giữ vai hơi chếch ra sau và đẩy phần ngực nhô ra phía trước;
  • Căng cằm ra cho đến khi bạn có một “cằm đôi”;
  • Giữ tư thế đó trong 3 giây và trở lại bình thường. Thực hiện bài tập này khoảng 10 lần.

Mở hàm với cản lực

  • Bạn đặt ngón tay cái dưới cằm;
  • Mở hàm ra từ từ, cảm giác hàm bị chặn lại do cản lực từ việc ấn ngón tay cái vào cằm lúc miệng mở sẽ xuất hiện;
  • Giữ tư thế đó trong vòng 6 giây rồi khép miệng lại.

Đóng hàm với cản lực

  • Sử dụng ngón trỏ và ngón cái trên một bàn tay để bóp cằm lại.
  • Khép miệng lại khi đặt áp lực nhẹ nhàng vào cằm.
  • Bài tập này sẽ làm cho cơ hàm của bạn mạnh mẽ hơn, hỗ trợ việc nhai thức ăn dễ dàng hơn.

Những bài tập đơn giản này sẽ giúp bạn có một cơ hàm khỏe, cũng như hạn chế được những cơn đau gây ra. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nặng, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được điều trị bằng các loại thuốc như dòng thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) giúp giảm đau và sưng rất tốt dành cho bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lựa chọn sữa rửa mặt tốt và phù hợp là khởi đầu cho làn da khỏe đẹp

(81)
Mỗi ngày, làn da của chúng ta phải đối đầu trực tiếp với hàng loạt các tác động từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, hóa chất, tia UV… Vì ... [xem thêm]

Hiện tượng cương cứng ở trẻ sơ sinh có đáng lo?

(84)
Khi thấy “cậu nhỏ” của con cương cứng như người lớn, bạn cảm thấy lo lắng? Thế nhưng, hiện tượng cương cứng ở trẻ sơ sinh là điều bình ... [xem thêm]

Giảm ngứa cho mẹ bầu mắc bệnh chàm

(80)
Nếu bạn bị bệnh chàm trong giai đoạn mang thai, việc đầu tiên cần làm là tham vấn bác sĩ về những phương pháp điều trị an toàn trong và sau giai đoạn thai ... [xem thêm]

5 chất kháng sinh tự nhiên bạn có thể chuẩn bị sẵn ở nhà

(90)
Chất kháng sinh thường được sử dụng để tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Có lẽ bạn nghĩ rằng thuốc kháng sinh chỉ được điều chế ... [xem thêm]

5 cách tái chế bàn chải bạn có thể thử ngay!

(70)
Những chiếc bàn chải qua 6 tháng sử dụng thường sẽ dính bẩn hoặc xù lông, chẳng còn dùng để đánh răng được nữa. Thay vì vứt đi, bạn có thể tái chế ... [xem thêm]

9 bí quyết đảm bảo dinh dưỡng khi ăn chay

(33)
Có thể bạn không tin nhưng sự thật là ăn chay sẽ giúp bạn xinh đẹp hơn! Mô hình ăn chay được xem là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bởi bạn có thể ... [xem thêm]

Đổi khẩu vị với cà phê cold brew

(39)
Cà phê cold brew là loại cà phê pha bằng nước lạnh sẽ mang đến hương vị khác hẳn với cách pha truyền thống bằng nước nóng. Bạn có muốn thử trải ... [xem thêm]

Chứng đau xương cụt khi mang thai: Mẹ bầu cần biết điều gì?

(65)
Bên cạnh những triệu chứng đáng ghét như ốm nghén, ợ nóng, táo bón… thì suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng đau xương cụt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN