Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Sắp xếp thông tin

(3.83) - 19 đánh giá

Biên dịch: Võ Thị Thanh Kiều

Hiệu đính: BS. Đặng Thị Thu Hằng, Lê Hà Cảnh Châu

Bệnh viện lưu trữ hồ sơ và chúng tôi cũng vậy. Tôi sử dụng điện thoại và máy tính để lưu các xét nghiệm và chi tiết điều trị. Tôi còn lưu một tập tin trên máy tính để điền các thông tin sức khỏe quan trọng. Nó thực sự hữu ích cho tất cả các bác sĩ điều trị cho con tôi.”

Việc lưu giữ hồ sơ về các loại thuốc, xét nghiệm và phương pháp điều trị của trẻ là cực kì quan trọng. Việc sắp xếp các đơn thuốc và thông tin bảo hiểm cũng vậy. Phần này có các mẹo giúp bạn theo dõi các thông tin liên quan đến y tế và tài chính.

Theo dõi các thông tin sức khỏe quan trọng

Hãy theo dõi các chăm sóc y tế con bạn nhận được. Một vài phụ huynh viết thông tin quan trọng trong một cuốn sổ tay, những người khác lại thích lưu giữ những thông tin này trên máy tính hoặc điện thoại. Bạn cũng có thể tạo ra một hồ sơ sức khỏe cá nhân, cho phép bạn điền, quản lý và theo dõi thông tin sức khỏe quan trọng của trẻ. Hồ sơ sức khỏe cá nhân cũng giống như hồ sơ y tế điện tử mà bác sĩ và công ty bảo hiểm lưu giữ, ngoại trừ việc bạn là người giữ nó và có thể kiểm soát quyền truy cập nó.

Ngày càng có nhiều các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các công ty bảo hiểm và nhân viên cung cấp cho phụ huynh quyền truy cập vào các công cụ điện tử. Hãy trao đổi với nhân viên xã hội hoặc nhân viên tài chính tại bệnh viện để tìm hiểu thêm về cách theo dõi các thông tin y tế quan trọng này.

Nhiều phụ huynh cũng lưu giữ dưới dạng nhật kí và lịch. Ví dụ, bạn có thể viết chi tiết về tác dụng phụ mà trẻ đang gặp phải hoặc các câu hỏi để hỏi bác sĩ vào một cuốn nhật kí. Lịch có thể được sử dụng để theo dõi các sự kiện hằng ngày và/hoặc các ngày quan trọng cần nhớ. Bạn có thể tìm hiểu thêm những điều này và những công cụ điện tử khác trong phần Những nguồn thông tin liên quan ở trang 65.

Theo dõi chăm sóc y tế

Trên phần tiếp theo là một biểu đồ về các dạng thông tin hữu ích bạn có thể dễ dàng sử dụng và cập nhật. Ví dụ, bạn nên hỏi và giữ bản sao các kết quả chụp chiếu, hồ sơ bệnh lý và kế hoạch điều trị. Lưu trữ chúng vào một thư mục hoặc quét thành các hình ảnh để lưu trên máy tính.

Tôi bị choáng ngợp với những đơn thuốc và giấy tờ, vì vậy tôi đã yêu cầu anh tôi giúp đỡ. Anh ấy rất giỏi trong việc so sánh những đơn thuốc theo mục từ bệnh viện với báo cáo từ công ty bảo hiểm. Sau đó sắp xếp tất cả các thông tin lại với nhau, và gọi cho bệnh viện và công ty bảo hiểm khi có gì đó không trùng khớp. Điều này giúp tôi bớt lo nghĩ hơn.”

Thăm khám
Ngày Tên người thăm khám Lý do thăm khám
Các kết quả xét nghiệm, thủ thuật (như Chụp CT, MRIs, công thức máu)
Xét nghiệm hoặc thủ thuật Ngày/giờ Kết quả Ghi chú
Điều trị (ví dụ bao gồm tên và số lượng các liệu pháp hóa trị được cho cũng như liều và vị trí xạ trị)
Điều trị Ngày/giờ Tác Dụng phụ Ghi chú
Thuốc
Thuốc và liều lượng Ngày/giờ Tác Dụng phụ Ghi chú
Các chăm sóc hỗ trợ khác
Dạng chăm sóc được nhận Ngày/giờ Ghi chú

Ngoài việc theo dõi các dịch vụ chăm sóc y tế đang diễn ra thì còn cần phải lưu trữ các thông tin quan trọng vào một bảng cho chính bản thân bạn và những người khác:

  • Tên và thông tin liên hệ cho các nhân viên y tế.
  • Thông tin chẩn đoán.
  • Kế hoạch điều trị.
  • Các vấn đề sức khỏe đe dọa đến tính mạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Theo dõi đơn thuốc

Điều quan trọng là phải hiểu chính sách bảo hiểm y tế và phải có cách tổ chức để chi trả và/hoặc theo dõi các đơn thuốc. Điều này có nghĩa là trước tiên phải đọc và hiểu những điều khoản trong chính sách bảo hiểm y tế. Gọi cho công ty bảo hiểm và hỏi bất cứ điều gì bạn không rõ. Cũng có thể hữu ích khi:

  • Thảo luận với Chuyên viên phụ trách bảo hiểm tại nơi làm việc hoặc tại công ty bảo hiểm. Tìm hiểu những xét nghiệm và phương pháp điều trị chính sách bảo hiểm y tế có thể chi trả cho bạn.
  • Nếu bác sĩ yêu cầu xét nghiệm hoặc các thủ thuật không nằm trong chính sách bảo hiểm, hãy nói bác sĩ viết thư nêu rõ lý do tại sao nó lại cần thiết cho việc điều trị và gửi cho công ty bảo hiểm. Nếu công ty bảo hiểm không đồng ý chi trả, bạn có thể kiểm tra kĩ lưỡng quy trình kháng cáo của công ty đó.
  • Yêu cầu có một người quản lý riêng tại công ty bảo hiểm để bạn có thể thảo luận với cùng một người mỗi khi bạn có câu hỏi hoặc lo lắng điều gì đó.
  • Phát triển một hệ thống theo dõi đơn thuốc. Làm vậy có thể ngăn ngừa các vấn đề thanh toán. Hầu hết các phụ huynh thấy hữu ích khi giữ giấy tờ ở cùng một nơi. Nếu bạn nhận được đơn thuốc trực tiếp thì hãy lưu giữ nó trong một tập tài liệu riêng, hoặc nếu nhận qua mạng thì hãy lưu giữ nó trong một thư mục riêng trên máy tính. Một vài phụ huynh thấy hữu ích khi tạo một tài khoản email riêng để có thể liên lạc với bệnh viện hoặc công ty bảo hiểm.
  • Sắp xếp các thư mục theo ngày:
  • Đơn thuốc từ bệnh viện.
  • Giải thích về lợi ích (Explanation of Benefits – EOB) từ công ty bảo hiểm.
  • Biên lai thanh toán có thể được khấu trừ thuế.

Sắp xếp tương ứng mỗi đơn thuốc với tờ giải thích về lợi ích của công ty bảo hiểm. Hãy hỏi sự khác biệt giữa hai tài liệu này. Bạn có thể thấy hữu ích khi giữ một biểu đồ như bên dưới:

Tên và số điện thoại của người được gọi (tại bệnh viện hoặc công ty bảo hiểm) Ngày và giờ Vấn đề thảo luận Bước tiếp theo

Điều trị ung thư có thể rất tốn kém, ngay cả khi bạn có bảo hiểm. Hãy thảo luận với phòng tài chính bệnh viện để tìm hiểu các dạng thanh toán khác nhau. Tìm hiểu những gì cần được sắp xếp để thanh toán chi phí y tế. Yêu cầu một nhân viên xã hội tại bệnh viện giúp đỡ vấn đề tài chính hoặc bảo hiểm, tìm hiểu các tổ chức bên ngoài và các nguồn lực có thể giúp đỡ bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu các tổ chức hỗ trợ tài chính trong danh sách Các tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.

Nguồn thông tin liên quan

Các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ (Lựa chọn từ danh sách dịch vụ)

Hồ sơ y tế điện tử (Electronic Medical Record – EMR) là gì?

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/children-with-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Võ Thị Thanh Kiều - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(32)
Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu về những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u nguyên bào phổi – màng phổi. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài ... [xem thêm]

Khả năng sinh sản: Đưa ra quyết định

(23)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Trao đổi về khả ... [xem thêm]

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(50)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này cung cấp thông tin về các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh u ... [xem thêm]

Khả năng sinh sản: Những cách khác để trở thành bố mẹ

(86)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Long Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có cung cấp ... [xem thêm]

Công cụ đánh giá tác dụng muộn sau điều trị

(20)
Nhiều phương pháp điều trị ung thư ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề sau khi điều trị kết thúc nhiều năm. Những biến chứng này được gọi là “tác ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Tiếp cận với y học tích hợp: một phương pháp để giúp trẻ

(35)
Phương pháp y học tích hợp có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị. Liệu pháp điều trị này là bổ trợ cho các phương pháp ... [xem thêm]

Chậm lành vết thương trong bệnh ung thư

(70)
Chậm lành vết thương là gì? Chậm lành vết thương xảy ra khi vết thương hoặc vết rách trên da mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành. Trong thời gian ... [xem thêm]

Ung thư mũi hầu: Các loại điều trị

(14)
TRONG BÀI VIẾT NÀY: Bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà các bác sĩ chỉ định điều trị ung thư mũi hầu (Nasopharyngeal cancer – NPC). ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN