Hướng dẫn cách tập tư thế con quạ hiệu quả

(3.89) - 38 đánh giá

Khi tập tư thế con quạ, bạn không những luyện cách giữ thăng bằng cơ thể mà còn tăng sức mạnh cho cơ trọng tâm, cổ tay, cẳng tay và bụng. Tuy nhiên, đây là một tư thế đòi hỏi bạn phải luyện tập nhiều lần mới có thể thuần thục.

Tư thế con quạ với tên tiếng Anh là Crown pose (Bakasana) là một trong những bài tập giữ thăng bằng trên cánh tay đầu tiên người tập yoga cần thực hiện. Tư thế yoga này không chỉ tập trung vào việc luyện tập sức mạnh của cánh tay mà còn giúp bạn xác định trọng tâm cơ thể và học cách phân bổ trọng lượng để có thể giữ thăng bằng tốt hơn.

Tư thế con quạ thuộc nhóm các bài tập yoga nâng cao đòi hỏi bạn cần có sự kiên nhẫn rèn luyện đúng động tác và đạt hiệu quả cao. Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích sức khỏe, cách thực hiện tư thế và những lỗi phổ biến mà bạn nên tránh để không bị chấn thương nhé!

Lợi ích của tư thế con quạ

Một số lợi ích của tư thế con quạ trong yoga bạn có thể tham khảo là:

– Cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

– Tăng cường sức mạnh của vùng cơ trọng tâm.

– Tăng cường sức mạnh cho cổ tay, cẳng tay và bụng cũng như giúp kéo giãn phần lưng trên.

– Cải thiện khả năng định vị cơ thể trong không gian và tăng cường khả năng kiểm soát cơ thể.

– Xây dựng cảm giác tự tin khi luyện tập yoga. Nếu thành thục tư thế yoga tương đối khó này, bạn có thể cảm thấy dễ dàng hơn khi tập các bài tập thăng bằng trên cánh tay.

Phần khó nhất của tư thế con quạ trong yoga là tìm ra cách chuyển đủ trọng lượng lên tay để có thể nhấc chân lên mà không chúi về phía trước. Bạn có thể tìm hiểu từng bước vào tư thế đúng để giữ thăng bằng tốt hơn.

Cách tập tư thế con quạ

Trước khập tập tư thế con quạ, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Đảm bảo cho dạ dày trống rỗng (không nên ăn ngay trước khi tập)
  • Bữa ăn gần nhất nên cách buổi tập khoảng 4 – 6 tiếng để thức ăn được tiêu hóa
  • Thời gian lý tưởng để tập yoga là vào buổi sáng sớm, nếu không thu xếp được thì có thể tập buổi tối

Bạn có thể vào tư thế con quạ bằng cách bắt đầu bằng cách đứng trong tư thế trái núi (Mountain Pose – Tadasana) với hai cánh tay xuôi hai bên hông. Bạn hít thở đều đặn trong khi thực hiện tư thế này.

Sau khi thực hiện tư thế trái núi, bạn thực hiện tiếp các bước sau:

– Hơi cong đầu gối một chút sao cho bạn có thể áp lòng bàn tay trên sàn, hai tay cách nhau một khoảng bằng vai.

– Đặt hai lòng bàn tay thật vững vàng trên thảm sao cho hai tay nằm trước bàn chân khoảng một bước chân. Bạn mở rộng các ngón tay và dồn trọng lực vào khớp trên cùng của mỗi ngón.

– Hơi cong khuỷu tay lại.

– Nhón chân và mở đầu gối sao cho đầu gối thẳng hàng với cánh tay trên.

– Đặt đầu gối vào phần phía sau của cánh tay trên.

– Bắt đầu dồn trọng lượng về phía trước vào hai bàn tay đồng thời nâng đầu lên.

– Nhón chân cao thêm sao cho chỉ có mũi chân chạm đất. Sau đó, bạn nhấc từng chân một lên khỏi mặt đất.

– Điều chỉnh hai đầu gối sát vào nhau.

– Đưa bàn chân về phía mông.

– Để thoát khỏi tư thế, bạn thở ra và chuyển trọng lượng trở lại chân cho đến khi bàn chân chạm sàn.

Khi mới bắt đầu tập tư thế con quạ, bạn sẽ có xu hướng chuyển mông cao và cách xa gót chân. Bạn cần điều chỉnh sao cho mông và gót chân sát nhau khi thực hiện tư thế này. Khi bạn đã sẵn sàng đưa chân lên khỏi sàn, hãy ấn phần trên của cánh tay vào cẳng chân và kéo háng vào xương chậu để nâng lên dễ dàng hơn.

Tư thế con quạ tương đối khó nên khi mới tập, bạn có thể đặt một cục gạch xốp tập yoga dưới chân để vững vàng hơn. Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương, bạn cũng nên đặt một tấm chăn trước mặt để không bị đập đầu nếu chẳng may té ngã. Bạn cũng có thể nhấc từng chân một nếu bạn chưa nhấc được cả hai chân. Cách này sẽ giúp bạn cải thiện dần sức mạnh các cơ và luyện được kỹ thuật tập đúng.

Khi bạn đã tập quen, bạn có thể nâng cao tư thế yoga này bằng cách duỗi thẳng cánh tay để vào tư thế cần cẩu (Crane Pose – Bakasana).

Tư thế cần cẩu

Nếu bạn đã thành thạo, bạn hãy thử nhảy từ tư thế chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana) thẳng vào tư thế con quạ. Bạn cũng có thể di chuyển từ tư thế con quạ sang tư thế trồng chuối và lại đổi từ tư thế trồng chuối sang tư thế con quạ để tăng thêm mức độ thách thức.

Các lỗi thường gặp

Khi tập tư thế con quạ trong yoga, bạn cần chú ý tránh những lỗi thường gặp như sau:

• Khuỷu tay cong ra hai bên: Khi đã vào đúng tư thế, bạn không nên để khuỷu tay cong ra hai bên. Thay vào đó, bạn giữ khuỷu tay thẳng hàng với vai và cổ tay. Nếu không làm đúng, bạn sẽ dồn quá nhiều trọng lượng ở phần bên ngoài cổ tay và bị chấn thương. Bạn có thể ngừa tình trạng chấn thương này bằng cách bám chặt đầu ngón tay xuống đất và đảm bảo khuỷu tay thẳng hàng với cổ tay.

• Không đưa đầu gối lên cao: Bạn nên đưa đầu gối cao hết cỡ trên cánh tay thay vì để phần đùi tì vào cánh tay.

• Không dùng cơ trọng tâm: Bạn cần sử dụng cơ trọng tâm để nâng chân lên cao chứ không chỉ dùng hông.

• Hạ tầm mắt: Bạn nên giữ tầm mắt nhìn lên hoặc nhìn ngang thay vì nhìn xuống hay cúi đầu xuống vì điều này sẽ khiến bạn nghiêng về phía trước và mất thăng bằng.

Bạn cần tránh tư thế con quạ nếu có bất kỳ chấn thương hoặc vấn đề nào ở cổ tay hoặc vai như hội chứng ống cổ tay. Đây cũng không phải tư thế thích hợp cho phụ nữ đang mang thai hay người mất ngủ.

Tư thế con quạ tuy hơi khó nhưng sẽ giúp cải thiện sức mạnh các cơ và độ dẻo dai cơ thể rất tốt. Nếu bỏ thời gian tập luyện thuần thục tư thế yoga này, bạn sẽ có thể tự tin tập những tư thế khó và thú vị hơn những tư thế yoga cơ bản mình vẫn hay tập đấy.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giữ gìn vóc dáng với 2 ngày cuối tuần

(79)
Sau một tuần làm việc mệt mỏi, có lẽ 2 ngày cuối tuần là thời gian bạn sẽ ngủ nướng trên giường. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ gìn vóc dáng của mình, ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng – nên và tránh luyện tập như thế nào?

(99)
Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng là bệnh có thể gặp ở cả người lớn tuổi và trẻ tuổi, từ 20 – 60 tuổi. Bệnh này có thể được cải thiện đáng kể ... [xem thêm]

5 chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến nhất hiện nay

(34)
Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp chấn thương. Hiển nhiên, chơi đá bóng cũng không phải là ngoại lệ. Trong đó, chấn thương đầu gối ... [xem thêm]

Đi bộ buổi sáng và 10 lợi ích thiết thực cho sức khỏe

(64)
Với những ai không thích phải vận động mạnh vào buổi sáng thì những môn như gym, bơi lội hay cầu lông… sẽ không phải là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Bạn biết gì về vật lý trị liệu?

(42)
Hiện nay, vật lý trị liệu được áp dụng khá phổ biến và được công nhận như một phương pháp điều trị hiệu quả giúp chức năng cơ thể hồi phục bình ... [xem thêm]

Dáng đứng xấu khiến bạn trông kém hấp dẫn, làm sao đây?

(41)
Dáng đứng xấu không những khiến bạn trông kém hấp dẫn mà còn gây nhiều tổn hại cho sức khỏe. Nếu bạn có thói quen đi đầu chúi phía trước, hai vai thõng ... [xem thêm]

Yoga và pilates – bộ môn nào tốt hơn?

(70)
Cả yoga và pilates đều giúp củng cố sức khỏe và giảm cân. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được điểm khác nhau giữa hai bộ môn này để chọn ... [xem thêm]

8 lợi ích của chơi bóng đá khiến bạn chỉ muốn ra sân ngay!

(40)
Lợi ích của chơi bóng đá không chỉ là tăng cường sức khỏe thể chất mà còn có tác dụng thư giãn tinh thần và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm nữa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN