[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh Parkinson có chữa được không?

(4.47) - 75 đánh giá

Khi càng hoang mang với câu hỏi “ Bệnh Parkinson có chữa được không? ”, bạn càng dễ bị căng thẳng khiến triệu chứng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Thực tế, nhiều người đã cải thiện được sức khỏe nhờ biết cách điều trị và suy nghĩ lạc quan hơn.

Mặc dù y học hiện đại chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson, nhưng bạn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh bằng cách dùng thuốc. Khi bệnh không còn đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Đặc biệt, bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, thay đổi chế độ ăn và tập luyện đều đặn để ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Vì thế, thay vì luẩn quẩn với ý nghĩ “ Bệnh Parkinson có chữa được không? ”, bạn hãy cùng Chúng tôi tập trung tìm cách điều trị bệnh hiệu quả nhé.

Chữa bệnh Parkinson bằng thuốc

Sau khi chẩn đoán bệnh Parkinson, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc mà bạn phải duy trì suốt đời. Dựa vào mức độ bệnh, bác sĩ kê toa và phối hợp các nhóm thuốc khác nhau để kiểm soát triệu chứng và hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Bạn nên lưu ý luôn dùng thuốc đúng liều và đúng vào một giờ nhất định khi chữa bệnh Parkinson. Nếu bạn dùng Madopar (hoặc Sinemet), hãy chia thuốc uống thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng. Bởi vì thuốc chỉ uống khi đói nên bạn nên ăn nhẹ 1 – 2 cái bánh gạo để tránh tác dụng phụ đau dạ dày. Bạn không nên dùng thuốc cùng bữa ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.

Ngoài ra, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa đều đặn để được điều chỉnh liều lượng từng thuốc cũng như phối hợp các kiểu thuốc với nhau.

Chữa bệnh Parkinson không dùng thuốc

Vận động là cách đơn giản giúp giảm căng thẳng một cách tự nhiên.

Bạn có biết cách chữa bệnh Parkinson không dùng thuốc có thể mang lại kết quả tương đương với thuốc? Thật bất ngờ, song đây lại chính là cách chữa bệnh hoàn toàn miễn phí và không hề có tác dụng phụ.

Sau đây là 3 cách chữa bệnh Parkinson không dùng thuốc mà bạn có thể áp dụng ngay:

1. Tập thể dục: Vận động giúp tăng khối cơ, giảm mỡ, đảm bảo cơ thể linh hoạt và giữ thăng bằng tốt hơn. Đây cũng là cách đơn giản giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng một cách tự nhiên. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập giúp giảm run chân tay nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, bơi lội…

Lưu ý khi tập luyện, bạn không nên di chuyển quá nhanh và luôn cố bấu chặt ngón chân xuống mặt sàn. Nếu cảm thấy không vững, bạn nên dừng tập và điều chỉnh tư thế, hãy luôn nhìn thẳng về phía trước, không nhìn xuống chân khi đi bộ…

2. Ăn uống lành mạnh: Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng Parkinson. Bạn cần ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để phòng ngừa chứng táo bón. Hãy ăn thường xuyên các loại cá và những thức ăn chứa nhiều omega – 3 rất tốt cho hệ thần kinh.

3. Thư giãn toàn thân: Bạn có thể tham gia các lớp học thiền, yoga… hoặc đến các trung tâm vật lý trị liệu để được massage, châm cứu thư giãn. giảm triệu chứng đau, tê, mỏi ở người Parkinson.

Phẫu thuật ở Parkinson giai đoạn muộn

Người bệnh Parkinson giai đoạn muộn có thể được chỉ định kích thích não sâu.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Khoa Nội Hồi sức Thần kinh (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức) cho biết các thuốc điều trị Parkinson thường chỉ có hiệu quả tốt trong vòng 4 -5 năm. Càng về sau, khả năng đáp ứng với thuốc càng kém hiệu quả, buộc người bệnh phải tăng dần liều dẫn đến tăng nguy cơ gặp biến chứng. Chính vì vậy, người bệnh Parkinson ở giai đoạn muộn nếu không còn đáp ứng với thuốc điều trị có thể được chỉ định phẫu thuật kích thích não sâu.

Kỹ thuật kích thích não sâu được xem là phương pháp mới nhất hiện nay để điều trị bệnh Parkinson. So với dùng thuốc, phương pháp kỹ thuật cao này đòi hỏi người bệnh phải trả chi phí đến 700 triệu đồng. Điều này đã gây ra hạn chế cho người bệnh vì không đủ điều kiện về tài chính.

Chữa bệnh Parkinson bằng Đông y

Nhằm khắc phục những hạn chế của Tây y, đồng thời tăng cơ hội chữa bệnh Parkinson, Đông y đã mang đến hy vọng mới bằng bài thuốc cổ truyền Thiên ma và Câu đằng.

Gs.Ts Lê Đức Hinh – Nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam nhấn mạnh vai trò của Đông y trong việc điều trị bệnh Parkinson: “Trong Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị Parkinson, trong đó nổi bật có Thiên ma, Câu đằng giúp điều hòa hoạt động của các tế bào thần kinh. Người bệnh sau khi sử dụng thấy giúp giảm run rẩy, giảm co cứng cơ bắp, đi đứng thuận lợi hơn, tâm trạng người bệnh phấn khởi, dễ hòa nhập cuộc sống hơn.”

Nếu kiên trì điều trị đúng hướng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp thêm thảo dược quý Thiên ma và Câu đằng sẽ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc tây lên gan, thận.

Là một người làm trong ngành y lâu năm, bác Đỗ Bình Dương (Đống Đa, Hà Nội) đã nghiên cứu rất kỹ hai loại thảo dược Câu đằng và Thiên ma để chữa bệnh Parkinson của mình và tìm thấy Vương Lão Kiện. Ông bất ngờ nhận ra hiệu quả của sản phẩm chăm sóc sức khỏe này: “Sau 9 tháng dùng Vương Lão Kiện, môi và lưỡi đã đỡ bị rung, hàm răng cũng đỡ lập cập, nói đúng giọng hơn, hai bàn tay cũng bớt run và có thể cầm ly nước bình thường…”

Sống chung với căn bệnh mãn tính như Parkinson có thể khiến người bệnh dễ chán nản bởi các triệu chứng gây khó chịu khi đi lại, nói chuyện, thậm chí là ăn uống và giao tiếp. Vì vậy, người bệnh Parkinson rất cần có người thân hỗ trợ để có thể kiểm soát và duy trì hiệu quả điều trị cao trong thời gian dài.

Khi trăn trở tìm lời giải cho câu hỏi “ Bệnh Parkinson có chữa được không ”, cuộc hành trình phía trước sẽ đầy thử thách khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn luôn giữ vững ý chí tinh thần quyết tâm điều trị thì chắc chắn sẽ sống khỏe cùng Parkinson!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ nên làm gì khi vú bị căng sữa?

(95)
Ngực bạn sẽ lớn dần trong suốt chín tháng thai kỳ và cả tuần đầu tiên sau sinh. Bạn sẽ cảm thấy đau đến mức việc mặc áo ngực cũng trở nên vô cùng ... [xem thêm]

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non tự phát là gì?

(97)
Sinh non tự phát là vấn đề rất nguy hiểm mà không phải bố mẹ nào cũng nhận thức được điều đó. Việc cần làm xét nghiệm trước khi sinh là rất cần ... [xem thêm]

Nặn mụn bọc tại nhà thế nào mới không để lại thâm, sẹo rỗ?

(92)
Nặn mụn bọc được xem là một trong những phương pháp chúng ta có thể làm tại nhà. Mụn bọc sẽ dễ dàng được loại bỏ, trả lại cho bạn là da mềm mịn, ... [xem thêm]

Kẽm và huyết áp: Mối liên hệ mật thiết giữa chúng

(89)
Kẽm và huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt và điều chỉnh lượng kẽm tiêu thụ cho phù ... [xem thêm]

Chảy máu chân răng, bạn phải làm sao?

(75)
Khi bạn bị chảy máu chân răng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, nướu răng… Nếu không điều trị sớm, bạn sẽ có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

Mách bạn 9 phương pháp hữu hiệu giúp se khít lỗ chân lông tự nhiên

(83)
Vì sao lỗ chân lông lại nở to, làm bạn kém tự tin? Có cách nào se khít lỗ chân lông tự nhiên vừa an toàn, vừa tốn chi phí thấp? Ngừa lỗ chân lông to quay ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng sa tử cung sau sinh

(37)
Tình trạng sa tử cung (sa dạ con) sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động cũng như khả năng sinh con sau này của phụ nữ nếu không được cải thiện ... [xem thêm]

Nhịp tim lý tưởng được xác định như thế nào?

(81)
Nhịp tim lý tưởng là một trong những chỉ số quan trọng nhất, thể hiện tình trạng sức khỏe cần đạt được, cũng như giúp bạn phòng tránh nguy cơ nhồi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN