Giảm cân theo chế độ ăn Keto sẽ khiến bạn rụng tóc?

(4.42) - 30 đánh giá

Chế độ ăn Keto (keto diet) có thể giúp bạn giảm nhanh 6-7kg trong 1 tháng nhưng nó cũng mang lại nhiều tác dụng phụ gây phiền phức.

Chế độ ăn Keto (keto diet) là gì?

Ketogenic, hay còn gọi ngắn gọn là Keto, là chế độ ăn kiêng dựa vào cách kiểm soát thể loại và số lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể. Với phương pháp này, bạn có thể giảm nhanh trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, bạn có thể giảm đến 6-7kg trong vòng 1 tháng. Đây là cách giảm cân được giới nhân viên văn phòng ưa chuộng vì tính hiệu quả của nó.

Tuy nhiên, Keto lại mang đến một số tác dụng phụ mà bạn cần phải lưu ý để có lộ trình giảm cân vui vẻ và an toàn. Xin lỗi vì dưới đây sẽ là những thông tin không vui dành cho những người đang áp dụng cách giảm cân theo chế độ ăn Keto.

Nếu bạn đang theo chế độ giảm cân Keto và số cân nặng của bạn đang giảm đúng mong đợi nhưng lại phải bận tâm đến những những sợi tóc bị rụng trong khi tắm gội thì điều gì đang diễn ra? Chế độ ăn kiêng Keto (keto diet) có liên quan gì đến hiện tượng này?

Một sự thật đáng buồn là có khá nhiều câu chuyện trên mạng xã hội kể về thực trạng trước và sau khi giảm cân của những người đang áp dụng chế độ ăn Keto. Các chuyên gia sức khỏe cũng có những cảnh báo về tình trạng rụng tóc nếu bạn đi theo chế độ giảm cân Keto.

Sự thật là: Keto gây rụng tóc!

Rụng tóc vì Keto là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra nhưng nó không phải là tuyệt đối. Theo Erin Palinski-Wade – tác giả phương pháp ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thì có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rụng tóc liên quan đến Keto là giảm cân nhanh và thiếu protein.

Keto tạo ra xu hướng thu nhận carbs thay vì chất béo và protein. Khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ protein cần thiết mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ cao bị rụng tóc. Đó là khẳng định của tiến sĩ Joshua Zeichner và nhiều bác sĩ khác tại New York.

Một lý luận khác được nêu ra là nếu không có đủ protein, làn da sẽ mất đi khả năng xây dựng các liên kết cần thiết để tóc phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, dung nạp đủ protein trong quá trình ăn kiêng là điều khó và hiếm ai theo đuổi vì nó làm giảm hiệu quả giảm cân.

Một khả năng khác khiến người ta cho rằng Keto có liên quan đến hiện tượng rụng tóc là chế độ này gây ra nhiều sự căng thẳng cho cơ thể.

Tôi phải làm gì để không bị rụng tóc khi áp dụng chế độ ăn kiêng Keto?

Đầu tiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Vì có khi chứng rụng tóc của bạn có thể liên quan đến Keto, nhưng cũng có thể nó xuất phát từ một nguyên nhân khác. Đây là việc bạn nên làm để đánh giá đúng tình hình trước khi bắt đầu thử các phương pháp hạn chế tình trạng rụng tóc.

Từ đó, bạn sẽ có những thông tin chính xác nhờ các kết quả xét nghiệm. Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng rụng tóc liên quan đến chế độ ăn kiêng thì họ có thể yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn. Ví dụ, bạn phải nạp thêm protein cho cơ thể hoặc ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các giải pháp khác để làm chậm quá trình rụng tóc hoặc khiến tóc mọc nhanh hơn. Tức là bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Tất cả những điều này phải được diễn ra dưới sự giám sát của người có chuyên môn y khoa cao.

Làm sao để ngăn ngừa rụng tóc trong quá trình ăn kiêng?

Một tin tốt lành là bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc trong quá trình áp dụng chế độ ăn kiêng Keto nếu bạn thực sự quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn từ lúc mới bắt đầu.

Bác sĩ Palinski Wade khuyên bạn nên đảm bảo nạp ít nhất 15% tổng lượng calo từ các loại thực phẩm chứa protein mỗi ngày. Cô cũng khuyến cáo bạn không nên để thiếu hụt các nhóm dinh dưỡng khác vì điều này cũng có thể gây rụng tóc. Thực tế cho thấy, chế độ ăn Keto hạn chế rất nhiều nhóm thực phẩm chứa các chất có lợi cho sự phát triển của da và tóc.

Cuối cùng, dù Keto mang lại cho bạn kết quả giảm cân rất ấn tượng nhưng Palinski-Wade khuyên bạn nên rất cẩn trọng khi áp dụng. Theo cô, dù các biện pháp giảm cân khác không có kết quả nhanh như Keto nhưng lại không có nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bạn thấy khó chịu.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về chế độ ăn kiêng Keto để có lựa chọn phù hợp cho sức khỏe của mình!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách chăm sóc ngực chảy xệ phụ nữ có con nên biết

(49)
Từ khi làm mẹ, bạn cảm thấy vòng một của mình không còn căng tròn như ngày xưa? Đó là vì bạn chưa thử các cách chăm sóc ngực chảy xệ đấy!Nhũ hoa sẽ ... [xem thêm]

9 loại thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

(55)
Đối với các bé sơ sinh, không có nguồn dinh dưỡng nào quý giá hơn sữa mẹ. Chính vì vậy, việc bổ sung thực phẩm sao cho đảm bảo một nguồn sữa dồi dào, ... [xem thêm]

Creatine là gì mà bạn phải cẩn trọng khi dùng?

(92)
Creatine là một trong những chất bổ sung dùng trong thể thao rất phổ biến trên thị trường hiện nay, nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ gây ảnh ... [xem thêm]

Trẻ tập đi thật sự nghĩ gì đằng sau lời nói của con?

(75)
Bố mẹ thường đau đầu khi con mình là đứa trẻ bướng bỉnh, nhất là lúc tắm rửa, cho con ăn hay ngủ. Trẻ không chịu làm theo ý bố mẹ, thế là có cuộc ... [xem thêm]

5 vấn đề thường gặp ở sinh viên năm nhất

(37)
Sau những niềm vui sướng tột cùng khi nhận trên tay giấy báo nhập học, cũng đã đến lúc bạn chuẩn bị bước vào một chặng đường đầy cam go và thử ... [xem thêm]

Herpes sinh dục, những hướng dẫn cần biết

(71)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Thuốc điều trị tăng huyết áp Cozaar: Những điều cần phải biết

(92)
Cozaar (Losartan Potassium) được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và giúp bảo vệ thận từ tổn thương do bệnh tiểu đường. Thuốc cũng được sử dụng ... [xem thêm]

Bổ sung DHA cho bà bầu: Việc làm cần thiết nên thực hiện

(82)
Bổ sung DHA cho bà bầu không những đem đến tác dụng tốt cho thai nhi trong bụng mà còn giúp bạn phòng ngừa được một số nguy cơ nhất định.DHA (axit ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN