Có thật phụ nữ sống chung sẽ có kỳ kinh giống nhau?

(4.2) - 52 đánh giá

Bạn có biết kinh nguyệt cũng có thể phản ánh được tình trạng cơ thể của bạn? Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: Bạn sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ sinh một ngày? Khi thay băng, bạn thấy nó chỉ lấm tấm đỏ hay “ướt sũng”? Chu kỳ kinh của bạn kéo dài bao nhiêu ngày và có đều đặn không? Sau đây là những dấu hiệu mà các bạn nữ nên để ý để hiểu hơn về kinh nguyệt của mình nhé.

Nếu máu kinh có màu đỏ tươi

Hãy tưởng tượng bạn đang chuẩn bị hành lý cho một chuyến du lịch và bạn không biết phải đem theo bao nhiêu băng vệ sinh là đủ. Nếu máu kinh của bạn có màu đỏ tươi, hãy đem theo nhiều lên nhé. Màu đỏ tươi đồng nghĩa bạn chỉ mới bắt đầu hành kinh và có thể sẽ ra máu nhiều hơn vào những ngày sắp tới.

Nếu máu màu nâu đỏ

Đừng lăn tăn nếu bạn trông thấy máu màu nâu đỏ hoặc màu nâu sẫm. Điều đó có nghĩa là bạn đang ở cuối chu kỳ kinh nguyệt. Vào thời điểm này máu thường ra ít và bạn có thể chỉ cần mang băng vệ sinh hàng ngày.

Nếu lượng máu kinh ít

Nếu bạn đã quen với việc thường xuyên thay băng khi hành kinh, nhưng gần đây lượng kinh nguyệt lại ít hơn nhiều thì có lẽ đã có vài sự thay đổi trong cơ thể bạn. Đó có thể là do bạn đang dùng biện pháp ngừa thai nội tiết tố như vòng tránh thai hoặc thuốc tránh thai.

Nếu bạn ra máu nhiều

Nếu bạn phải thay nhiều băng vệ sinh trong một ngày, đấy có thể là do ảnh hưởng của biện pháp ngừa thai hoặc là dấu hiệu của một vấn đề nào đó.

Ngoài ra, việc ra máu nhiều bất thường còn là triệu chứng của một polyp tử cung hoặc u xơ tử cung, hai loại u lành tính trong nội mạc tử cung. Hầu hết polyp không cần điều trị vì nó sẽ tự biến mất. U xơ tử cung thì có thể phải cần dùng thuốc để thu nhỏ.

Nếu xuất hiện cục máu đông

Những cục máu đông nhỏ rất phổ biến trong những ngày nặng nề nhất của kỳ kinh nguyệt, khi mà dòng chảy quá nhanh khiến chất làm loãng máu chưa kịp làm việc. Cục máu đông cũng có thể xuất hiện nếu bạn đứng lên sau một thời gian dài ngồi hoặc nằm xuống. Nếu cục máu đông có kích thước nhỏ hơn một đồng xu thì đó là bình thường. Nhưng nếu cục máu đông của bạn lớn hơn kèm theo cơn đau ở vùng bụng dưới, hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem bạn có bị polyp và u xơ tử cung không nhé.

Nếu bạn bị đau quặn ở bụng dưới

Trong những ngày hành kinh, cơ thể sẽ tiết ra chất prostaglandins kích thích tử cung co bóp để đẩy các chất bên trong ra ngoài. Nhưng những cơn co mạnh trong một thời gian ngắn có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu đến khu vực, gây nên những cơn đau đớn mà ta thường gọi là đau bụng kinh. Tình trạng này có thể khiến bạn khó chịu nhưng lại hoàn toàn bình thường nhé.

Nếu kinh nguyệt của bạn không đều

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 đến 35 ngày – nói cách khác, kinh nguyệt của bạn bắt đầu sau ngày hành kinh cuối cùng khoảng 4-5 tuần. Khi mới có kinh, chu kỳ của bạn có thể ngắn hơn 28 ngày hoặc dài hơn 35 ngày và đôi khi sẽ có máu nhẹ vào giữa chu kỳ, điều này tương đối bình thường.

Đôi khi nguyên nhân khiến chu kỳ kinh của bạn không đều có thể do một bệnh lây qua đường tình dục nào đó chẳng hạn như bệnh chlamydia. Vì thế hãy đến bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân và xây dựng kế hoạch điều trị tốt nhất.

Kinh nguyệt cũng giống như chiếc nhẫn tâm trạng phản ánh tình trạng cơ thể bạn. Nếu chú ý đến chu kỳ của mình, bạn có thể nhận biết được những dấu hiệu cũng như nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình đấy.

Bạn có thể quan tâm đến một số bài viết sau đây:

  • 7 điều bác sĩ phụ khoa muốn chị em phụ nữ biết
  • Đau vùng chậu ở phụ nữ là biểu hiện của bệnh gì?
  • Hầu hết phụ nữ đều hiểu sai về âm đạo!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bài tập hiệu quả cho người bị bệnh tiểu đường

(14)
Với những người bị bệnh tiểu đường, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì tập thể dục cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích không ngờ tới. ... [xem thêm]

Rong biển: Nguồn dinh dưỡng từ đại dương

(73)
Rong biển là một nguyên liệu không thể thiếu trong sushi, kimbap, cơm chiên kim chi hay các món canh Hàn Quốc. Nguồn dinh dưỡng từ đại dương này không những tốt ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột cho con

(67)
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân… Để giải quyết, bạn hãy tăng cường sức khỏe đường ruột cho con. ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện E Hà Nội

(57)
Bệnh viện E Hà Nội là cơ sở khám chữa bệnh được tin tưởng và luôn đi theo phương châm: “Chăm sóc người bệnh toàn diện bằng những phương pháp khoa học ... [xem thêm]

Tìm giải pháp cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai

(68)
Ngứa vùng kín khi mang thai là cảm giác không dễ chịu cũng như đôi lúc sẽ cản trở sinh hoạt của chị em trong ngày. Nguyên nhân gây ra lại khá đa dạng, từ ... [xem thêm]

6 cách để ngăn ngừa ung thư da

(27)
Chỉ cần thực hiện 6 cách dưới đây hằng ngày, bạn sẽ ngăn ngừa ung thư da và có một làn da khỏe mạnh.Ung thư da nghe có vẻ là một căn bệnh rất đáng ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về men tiêu hóa

(88)
Men tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng trưởng cơ thể và phòng ngừa bệnh tật. Không chỉ có ... [xem thêm]

Bật mí cách bảo quản sữa mẹ đúng để đảm bảo nguồn sữa cho con

(58)
Sau thời gian nghỉ thai sản, bạn phải trở lại đi làm, mỗi ngày phải rời xa bé yêu từ 8 đến 10 giờ. Nếu muốn con vẫn được hưởng nguồn dinh dưỡng quý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN