Cho con uống thuốc chống trầm cảm: Nên hay không?

(4.42) - 71 đánh giá

Hiện có một số bố mẹ cho con uống thuốc chống trầm cảm khi trẻ có dấu hiệu bị các bệnh tâm lý. Thuốc chống trầm cảm thường rất hiệu nghiệm trong việc giúp trẻ cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, bố mẹ nên cẩn thận khi cho con uống thuốc chống trầm cảm vì nó có khá nhiều tác dụng phụ.

Thuốc chống trầm cảm có thể là một lựa chọn hợp lý của bố mẹ khi thấy con lo âu, buồn bã trong thời gian dài. Tuy nhiên, cho con uống thuốc chống trầm cảm có thể gây hại nhiều hơn lợi nên bạn cần cẩn thận.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng và dễ thấy nhất của thuốc ở những người dưới 25 tuổi là gây ra hoặc thúc đẩy ý nghĩ muốn tự tử và hành vi tự tử. Tuy tác dụng phụ này ít xảy ra ở trẻ nhỏ và vị thành niên nhưng cũng rất nguy hiểm nên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã in lời cảnh báo lên bao thuốc chống trầm cảm.

Lợi ích của thuốc lớn hơn tác dụng phụ vì nó rất hiệu quả trong việc cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng. Tuy nhiên, bạn cũng nên cho con sử dụng với liều lượng vừa phải và chỉ sử dụng khi trẻ có những biểu hiện trầm cảm nặng.

Biểu hiện trẻ có suy nghĩ muốn tự tử

Những biểu hiện muốn tự tử ở trẻ có thể rất dễ thấy. Bạn hãy để ý đến những dấu hiệu sau khi con bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm hay trẻ thay đổi liều dùng:

  • Trẻ buồn hơn thấy rõ
  • Trẻ bị hoảng loạn
  • Trẻ nói về chuyện tự tử
  • Trẻ trở nên lo âu hay lo âu hơn trước
  • Trẻ lo lắng và dễ kích động
  • Trẻ gây gổ ở trường hay với các bạn và anh chị em
  • Trẻ tự cô lập bản thân
  • Trẻ tự làm đau bản thân
  • Trẻ hay bồn chồn đi lại và lẩm bẩm
  • Trẻ trở nên bạo lực, hung hăng hay xấu tính.

Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có các dấu hiệu trên ở trẻ.

Làm gì khi trẻ bị trầm cảm?

Trước khi trẻ bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, bạn nên cho con kiểm tra thể chất để loại bỏ các bệnh thể chất có thể gây trầm cảm hay lo âu. Nếu trẻ không có bất kỳ bệnh thể chất nào, bạn hãy cho trẻ đến một bác sĩ chuyên về tâm lý trẻ em để khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra những thông tin quan trọng như lịch sử gia đình, hành vi của trẻ và những lý do trẻ tự làm tổn thương bản thân. Sau khi đã kiểm tra những vấn đề kể trên, bác sĩ sẽ đề ra hướng chữa trị hợp lý nhất cho con bạn và quyết định xem con bạn có nên dùng thuốc chống trầm cảm hay không.

Những loại thuốc chống trầm cảm an toàn cho trẻ

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã chứng nhận hai loại thuốc sau là an toàn cho trẻ:

  • Prozac (fluoxetin): dành cho trẻ 8 tuổi trở lên
  • Lexapro (escitalopram): dành cho trẻ 12 tuổi trở lên

Những loại thuốc như Zoloft (sertraline), Luvox (fluvoxamine) và Anafranil (clomipramine) cũng đã được chứng nhận an toàn để chữa các chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cho trẻ.

Bác sĩ có thể sẽ kê một số thuốc không nằm trong danh sách trên nếu con bạn đã lớn cũng như nếu thuốc đó an toàn và hiệu quả. Bạn hãy đọc hướng dẫn đi kèm thuốc thật cẩn thận để hiểu tác dụng phụ và những nguy cơ khi dùng nhé.

Lưu ý khi bắt đầu cho con uống thuốc chống trầm cảm

Nếu bác sĩ kê thuốc chống trầm cảm, con bạn sẽ uống liều nhẹ nhất và tăng liều dần nếu thuốc không có tác dụng. Các suy nghĩ muốn tự tử và các hành vi tự tử thường xuất hiện nhiều nhất trong vài tháng đầu dùng thuốc hay khi thay đổi liều lượng thuốc. Bạn hãy chú ý quan sát con thật kỹ vào khoảng thời gian này.

Nhìn chung, các loại thuốc chống trầm cảm khá an toàn và hiệu quả cho trẻ em và trẻ vị thành niên nhưng bạn vẫn cần cẩn thận khi cho con uống thuốc chống trầm cảm. Bạn cũng nên kết hợp các trị liệu tâm lý để con nhanh chóng vượt qua bệnh và sống thật hạnh phúc, vui vẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ ăn đúng cách?

(58)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

Cách viết nhật ký giúp bạn xua tan stress

(94)
Đừng vội nghĩ rằng chỉ có những cô nàng lãng mạn mới học cách viết nhật ký với những quyển sổ nhỏ xinh xinh… Bạn vẫn đang viết nhật ký hàng ngày ... [xem thêm]

Quan hệ tình dục có liên quan gì đến chứng đau nửa đầu?

(99)
Nếu bị đau nửa đầu do quan hệ tình dục, thường sẽ không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên trong vài trường hợp, chứng đau đầu sau khi quan hệ lại là dấu ... [xem thêm]

Dấu hiệu của người “giận quá mất khôn”

(84)
Giận dữ là cách thể hiện những cảm xúc tức giận mạnh mẽ, những cảm xúc này có thể bắt nguồn từ sự thất vọng hoặc sự phiền toái. Trong một số ... [xem thêm]

Nha khoa thẩm mỹ: Các phương pháp bạn nên biết

(42)
Ngày nay, nha khoa thẩm mỹ đang trở nên phổ biến, từ làm trắng, chỉnh hình răng, trám răng hay trồng răng. Các nha sĩ có rất nhiều công nghệ và thiết bị ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ

(52)
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé bị đau sau tiêm, bạn hãy áp dụng 6 cách giảm đau sau khi ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh bạch tạng ở người

(46)
Bệnh bạch tạng khiến cho các sắc tố da, tóc và mắt ở người trở nên nhạt màu hoặc không màu. Đột biến gene chính là nguyên nhân bệnh bạch tạng khiến ... [xem thêm]

Phim sex: Tưởng không hại nhưng lại hại không tưởng!

(45)
Có một thực tế là rất nhiều người thích xem phim sex. Đặc biệt là phái mạnh. Coi phim sex có thể giúp bạn tự thỏa mãn nhu cầu tình dục, nhưng liệu nó có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN