Cho bé uống sữa đậu nành có an toàn không?

(3.64) - 73 đánh giá

Sữa đậu nành là thức uống chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn đang phân vân không biết có nên cho bé uống sữa đậu nành? Nếu đang trong tình huống này, bạn hãy đọc chia sẻ dưới đây của Chúng tôi nhé.

Hiện nay, có phong trào nhiều người chọn thực phẩm lành mạnh từ thực vật như đậu nành, gạo lứt, hạt sen, hạt mè, hạt chia… vào bữa ăn của gia đình. Trong đó, có người còn muốn thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành cho con vì nghĩ rằng loại sữa này vừa ngon, bổ lại rẻ. Thế nhưng, sữa đậu nành có thật sự an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển không? Đây là vấn đề cần được làm sáng tỏ.

Sữa đậu nành với sữa bò

Sữa đậu nành và sữa bò có rất nhiều sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng. Một ly sữa bò nguyên chất có tới 146 kcal, trong khi sữa đậu nành chỉ chứa 100 kcal. Về hàm lượng chất béo, sữa bò cũng cao hơn sữa đậu nành khi chứa đến 8g trong khi sữa đậu nành chỉ có 4g.

Về protein, sữa bò và sữa đậu nành có hàm lượng gần bằng nhau (1 ly sữa bò có 8g protein, 1 ly sữa đậu nành có 7g). Ngoài ra, sữa đậu nành chứa nhiều chất xơ (2g/ly), trong khi sữa bò hoàn toàn không có.

Sữa đậu nành và việc bổ sung canxi

So với sữa bò, sữa đậu nành có hàm lượng canxi thấp hơn. Do đó, nếu quyết định cho bé mới biết đi uống sữa đậu nành, bạn nên chọn loại sữa đậu nành được tăng cường các chất dinh dưỡng như folate, canxi, vitamin A, D và B.

Bên cạnh đó, trong sữa đậu nành còn có chứa hợp chất phytates, một hợp chất làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Vì vậy, nếu bé uống sữa đậu nành, bạn cần cho bé ăn thêm nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa chua, phô mai, cá hồi đóng hộp, nước cam ép…

Sữa đậu nành có tốt cho bé mới biết đi?

Cho bé uống sữa đậu nành thay vì sữa bò sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Ở độ tuổi này, bé rất cần canxi để phát triển xương, răng, cơ và hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những loại sữa đậu nành đã được bổ sung thêm canxi và các vitamin quan trọng khác.

Đối với những bé không dung nạp lactose, bạn có thể yên tâm cho bé uống sữa đậu nành mà không lo bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé bị dị ứng với sữa đậu nành. Nếu thấy con có những biểu hiện dị ứng như nổi mẩn đỏ, buồn nôn, đau bụng… bạn không cho bé uống sữa đậu nành nữa.

Tác dụng phụ của sữa đậu nành

Khi cho bé uống sữa đậu nành, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây dị ứng. Một số protein có trong đậu nành thường gây các triệu chứng như buồn nôn, phát ban, đau vùng bụng…
  • Tuy có nhiều khoáng chất và vitamin nhưng sữa đậu nành lại có ít protein hơn so với sữa bò. Nếu bé uống sữa đậu nành có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt protein, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho huyết áp và việc duy trì nhiệt độ cơ thể.
  • Sữa đậu nành có chứa phytoestrogen, một hợp chất được nhiều người tin rằng có khả năng gây ung thư vú. Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều phytoestrogen có thể khiến bé dậy thì sớm.

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đậu nành hoàn toàn phù hợp với trẻ em, đặc biệt là những bé bị dị ứng với chất lactose trong sữa bò. Các chuyên gia về đậu nành khuyên bạn chỉ nên cho trẻ dùng tối đa hai phần thức ăn đậu nành mỗi ngày. Điều quan trọng đối với chế độ ăn uống dựa trên thực vật là sự đa dạng thực phẩm chứ không nên chỉ dùng mỗi đậu nành. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein khác như các loại hạt, các loại đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan. Các loại ngũ cốc nguyên hạt và rau cải cũng chứa protein nhưng ở mức thấp hơn một chút.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu bị nhiệt miệng thì phải làm sao?

(26)
Bà bầu bị nhiệt miệng hoặc loét miệng dẫu chưa hẳn là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Thế nhưng, tình trạng này lại gây khó chịu trong thời gian dài ... [xem thêm]

Thử thai tại nhà như thế nào mới đúng?

(10)
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, không ít phụ nữ không có thì giờ để đến khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế hay bệnh viện. Do đó, khi muốn biết ... [xem thêm]

6 hành vi không tốt của con mà bạn không thể ngó lơ

(17)
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh không có thời gian quan tâm đến con cái. Tuy nhiên, có 6 vấn đề hành vi nhỏ ở con mà bố mẹ không thể bỏ ... [xem thêm]

Giang mai thần kinh

(64)
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, bao gồm cả việc tấn công vào hệ thần kinh.Tìm hiểu ... [xem thêm]

THUỐC BỔ NÃO: Đôi điều bạn cần biết

(61)
Thuốc bổ não thường là thực phẩm chức năng có thành phần từ thiên nhiên hoặc các loại thuốc có tác dụng tích cực đến chức năng não ở những người ... [xem thêm]

Điều trị bệnh viêm màng não: Cuộc sống của bệnh nhân sau khi khỏi bệnh

(68)
Điều trị bệnh viêm màng não bao gồm nhiệm vụ tiêu diệt nguồn bệnh và xây dựng lại cuộc sống sau khi hồi phục.Nếu bạn hoặc một ai đó mà bạn quen ... [xem thêm]

Trẻ bị chảy máu cam một bên mũi tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe

(97)
Chảy máu mũi là vấn đề phổ biến mà hầu hết trẻ em đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Bé có thể bị chảy máu cam một bên mũi hoặc cả hai bên. ... [xem thêm]

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp giúp bạn xoa dịu cơn đau

(55)
Bệnh cơ xương khớp rất phổ biến với nguy cơ mắc các bệnh xương khớp tăng dần theo độ tuổi. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN