Bệnh ho: Phân biệt ho gà với các kiểu ho thông thường khác

(3.6) - 90 đánh giá

Ho là cách cơ thể loại bỏ các loại tạp chất, vi khuẩn gây kích ứng. Khi có một dị vật, vi khuẩn hoặc tạp chất nào đó kích thích cổ họng hay đường thở, hệ thống thần kinh sẽ gởi một cảnh báo đến não. Não phản ứng bằng cách điều khiển cho các cơ ở ngực và bụng của bạn co lại để tống đẩy di vật ra ngoài bằng tiếng ho.

Ho là phản xạ phòng thủ quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi các chất kích thích như chất nhầy, khói, bụi, nấm mốc… Song ho cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý và biểu hiện những tình trạng sức khỏe khác nhau. Dựa vào đặc điểm của tiếng ho hoặc cơn ho, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Cách phân loại bệnh ho

Đặc điểm cơn ho được phân loại dựa trên các yếu tố:

  • Thời điểm ho: ban ngày, ban đêm, sau khi ăn, trong khi vận động mạnh…
  • Âm vực của tiếng ho: ho khan, ho ướt, ho có tiếng rít…
  • Thời lượng cơn ho: Cơn ho của bạn kéo dài trong bao lâu
  • Các hiệu ứng kèm theo: Cơn ho có gây ra các triệu chứng liên quan như tiểu không tự chủ, mất ngủ hay nôn ói, suy nhược cơ thể hay không.

Đôi khi, phản xạ ho của cơ thể xuất phát từ nguyên nhân tắc nghẽn đường thở. Nếu bạn hoặc con bạn đã nuốt phải thứ gì đó chặn đường thở, hãy sơ cứu ngay lập tức để tống đẩy dị vật ra ngoài, làm thông đường thở rồi mới đưa đến bệnh viện. Dấu hiệu tắc nghẽn đường thở bao gồm:

  • Da nhợt nhạt, chuyển dần sang màu xanh
  • Mất ý thức
  • Không có khả năng nói hoặc khóc
  • Khò khè, có tiết rít khi cố gắng thở
  • Hoảng loạn
  • Tiếng ho nhỏ, yếu ớt

Phân biệt bệnh ho gà với các kiểu bệnh ho thông thường khác

Bệnh ho gà

Đây là bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân vì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh do vi khuẩn gây ra và có tốc độ lây lan rất nhanh.

Sau khi tấn công vào cơ thể người bệnh, vi khuẩn có thời gian ủ bệnh từ 7-10 ngày. Sau đó, giai đoạn khởi phát khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường như sốt, ho nhẹ.

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-2 tuần. Sau đó, cơn ho bắt đầu tăng nặng, người bệnh có cảm giác bị hụt hơi giữa các cơn ho. Vì thế, người bệnh phải rất cố gắng để duy trì nhịp thở. Điều này khiến nhịp thở của bệnh nhân kèm theo tiếng rít nghe như tiếng gà.

Bệnh ho gà xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa được tiêm phòng. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào tiếng ho, mức độ ho và làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định vi khuẩn gây bệnh ho gà có đang trú ngụ trong đường hô hấp của bệnh nhân hay không.

Điều trị ho gà

Ở mọi đối tượng mắc bệnh ho gà, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được dùng các loại thuốc giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

Tuy là bệnh có nguy cơ gây tử vong nhưng nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ hồi phục sau khoảng 3 tháng.

Ho có đàm (ho ướt)

Đây là dạng ho kèm theo chất nhầy. Nó thường xuất hiện khi cơ thể bị cảm lạnh hoặc cúm. Cơn ho có thể đến từ từ hoặc nhanh chóng và có kèm với các triệu chứng như sổ mũi, mệt mỏi cơ thể.

Tên gọi này dựa vào cảm giác ẩm ướt của tiếng ho vì cơ thể đang cố đẩy chất nhầy ra khỏi hệ hô hấp (bao gồm cổ họng, mũi, đường thở và phổi).

Nếu bạn bị ho đàm, bạn có thể cảm thấy có một thứ gì đó bị mắc kẹt ở phía sau cổ họng hoặc trong lồng ngực. Cơn ho sẽ đưa chất nhầy ra miệng để bạn khạc nhổ ra ngoài.

Với tình trạng ho ướt cấp tính, cơn ho sẽ kéo dài dưới 3 tuần. Ho ướt mãn tính thường kéo dài khoảng 8 tuần ở người lớn hoặc 4 tuần ở trẻ em.

Thời gian kéo dài cơn ho còn phụ thuộc vào một số nguyên nhân như:

  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm
  • Viêm phổi
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính
  • Viêm phế quản cấp
  • Hen suyễn

Điều trị ho ướt

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi

Máy tạo độ ẩm phun sương mát có thể là vật dụng có tác dụng hỗ trợ tích cực trong thời gian điều trị ho có đàm cho trẻ. Bệnh nhân cũng có thể làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý. Bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh để giảm nhẹ triệu chứng.

Đối với trẻ em

Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh, trẻ trên 1 tuổi được uống 1 muỗng cà phê mật ong khoảng 30 phút trước khi ngủ sẽ giảm tình trạng ho ướt và có giấc ngủ ngon hơn.

Với trẻ em từ 1 tuổi trở lên, bác sĩ cũng có thể kê thuốc ho hoặc thuốc trị cảm lạnh để điều trị tình trạng ho ướt.

Đối với người lớn

Người lớn có thể điều trị ho ướt cấp tính bằng thuốc ho, thuốc giảm triệu chứng cảm lạnh hoặc mật ong. Nếu cơn ho kéo dài hơn 3 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh hoặc các liệu pháp y khoa khác.

Ho khan

Ho khan là tình trạng ho không kèm theo chất nhầy. Cơn ho thường khó kiểm soát và xảy ra khi bạn bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

Ở cả trẻ em và người lớn, tình trạng ho khan thường kéo dài trong vài tuần sau khi khỏi bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Những nguyên nhân khác gây ho khan có thể là:

  • Viêm thanh quản
  • Đau họng
  • Viêm xoang
  • Viêm amidan
  • Hen suyễn
  • Dị ứng
  • Trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị bệnh ho khan

Các phương pháp điều trị tình trạng ho khan tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn ho.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, ho khan thường không cần điều trị bằng thuốc. Một chiếc máy tạo độ ẩm trong nhà sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn giữa những cơn ho.

Đối với trẻ em

Để điều trị ho khan cho trẻ em, bác sĩ có thể cho bé sử dụng thuốc ho để làm dịu cơn đau họng. Nếu cơn ho kéo dài hơn 3 tuần, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bé dùng thuốc kháng sinh, kháng histamine hoặc thuốc hen.

Đối với người lớn

Tình trạng ho khan mãn tính ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu cơn ho kèm theo triệu chứng đau và ợ nóng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh, kháng axit, thuốc hen hoặc một số biện pháp y khoa khác. Khi đó, bạn hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng để bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiểu rõ lợi ích của quả mơ: Bí quyết chăm con khỏe mạnh

(29)
Tuổi tác luôn là vấn đề đáng quan ngại của nhiều người vì khi tuổi càng cao sẽ càng hay gặp các vấn đề về da và sức khỏe. Chức năng da trở nên chảy ... [xem thêm]

Giảm khô âm đạo ở tuổi mãn kinh hiệu quả

(68)
Vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn, từ từ sẽ ngưng hẳn quá trình này. Sau đó phụ nữ sẽ phải trải qua khá nhiều ... [xem thêm]

8 điều về xét nghiệm di truyền không phải ai cũng biết

(65)
Xét nghiệm di truyền được xem là phương pháp tiên tiến hiện nay nhằm xác định nguy cơ trẻ sinh ra có mắc phải các dị tật bẩm sinh hay không. Việc hiểu rõ ... [xem thêm]

8 hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

(25)
Bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ từ những hoạt động đơn giản mỗi ngày như ca hát, đọc sách, nghe điện thoại, ghép chữ… Lợi ích từ ... [xem thêm]

Những sai lầm khiến serum trở thành “thần chết” của làn da

(27)
Serum được xem là một liệu pháp giúp con gái “tự điều trị” các vấn đề da tại nhà. Thế nhưng, bạn đã bao giờ thắc mắc, vì sao sử dụng những dòng ... [xem thêm]

Siêu âm thai và 7 điều nên biết trước khi thực hiện

(18)
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi thai nhi khá phổ biến hiện nay. Tuy chưa có ghi nhận nào về tác hại của siêu âm đối ... [xem thêm]

Phụ nữ bị tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của con

(59)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

Bị ngã khi mang thai và biện pháp để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu

(47)
Quá trình mang thai đồng nghĩa với việc trọng lượng cơ thể chúng ta tăng lên từng ngày. Điều này dần làm cho chuyện đi lại trở nên khó khăn và nguy cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN