Bạn cần biết gì để sử dụng ghế ăn dặm cho bé an toàn?

(4.21) - 83 đánh giá

Ghế ăn dặm cho bé có lẽ không còn gì xa lạ với bạn. Ghế ăn dặm có thể giúp bé ngồi ăn cùng gia đình và ăn uống gọn gàng hơn. Ghế ăn dặm cho bé rất tiện lợi nhưng cũng có thể gây nguy hiểm nếu ba mẹ không biết cách cho con ngồi ghế ăn dặm an toàn.

Ba mẹ luôn lo lắng, giám sát khi trẻ chơi ở công viên, leo cầu thang… nhưng đôi khi lại chủ quan khi trẻ ngồi trên ghế ăn dặm. Tỷ lệ trẻ bị chấn thương do ghế ăn dặm không nhỏ hơn tỷ lệ chấn thương do các lý do khác gây ra. Số ca chấn thương khi ngồi ghế ăn dặm tăng trong những năm gần đây. Vào năm 2013, mỗi giờ có 1 trẻ phải đi cấp cứu do các chấn thương liên quan tới ghế ăn dặm. Vậy mỗi ngày có tới 24 trẻ, mỗi năm có tới 9.400 trẻ bị chấn thương.

Những chấn thương liên quan tới ghế ăn dặm cho bé

Nguy cơ chấn thương lớn nhất khi ngồi ghế ăn dặm là trẻ bị té. Có tới 93% các chấn thương liên quan tới ghế là do trẻ bị té. Nếu té khi ngồi trên ghế ăn dặm, trẻ có thể bị các chấn thương sau:

  • Chấn thương sọ não
  • Chấn động não
  • Chấn thương cổ
  • Rách da
  • Trầy da
  • Gãy xương
  • Chấn thương miệng
  • Gãy răng.

Ngoài té, trẻ còn có nguy cơ gặp những chấn thương khác như:

  • Hóc khi nuốt các vật bé với tới
  • Bỏng do thức ăn hay đồ uống nóng để trong tầm tay trẻ
  • Chảy máu do các vật nhọn để trong tầm tay của con
  • Ghế bị lật do trẻ lấy chân đẩy vào bàn
  • Kẹt ngón tay vào các khớp nối của ghế.

Những loại ghế ăn dặm cho bé

Hiện nay, có rất nhiều mẫu ghế ăn dặm trên thị trường nên bạn cần lựa chọn thật cẩn thận. Ghế ăn dặm cần phù hợp với tuổi và các nhu cầu thể chất cũng như phát triển của con.

Phân loại ghế ăn dặm cho bé theo kiểu dáng:

  • Ghế ăn dặm truyền thống: Ghế này có chân dài để bé có thể ngồi ngang tầm với bàn ăn và ăn cùng gia đình. Ghế thường có chỗ ngồi bằng nhựa có dây buộc, một khay để chén có thể tháo ra được và có lưng dựa để đỡ các bé ngồi chưa vững.
  • Ghế ăn dặm tiết kiệm không gian: Ghế này dùng để gắn lên ghế bình thường và có dây đai để bạn có thể gắn ghế an toàn hơn. Ghế còn có lưng dựa điều chỉnh được và một khay đựng chén có thể tháo ra được. Ghế này có thể điều chỉnh kích thước khi trẻ lớn hơn.
  • Ghế ăn dặm gắn vào bàn: Ghế này thường nhỏ và rất linh động. Ghế gắn trực tiếp vào bàn ăn bằng đai và một hệ thống dây an toàn. Ghế không có khay hay dựa lưng. Bạn chỉ nên dùng ghế này khi xương đầu, cổ của bé đã vững vàng và bé có thể kiểm soát trọng tâm cơ thể tốt. Bé cũng cần biết ngồi thật vững khi ngồi ghế này để không bị té xuống bàn.
  • Ghế nâng: Ghế này không có lưng dựa và khay, dùng cho bé ở độ tuổi tập đi có thể ngồi vững vàng. Ghế có 5 nấc để nâng chiều cao cho phù hợp với bé khi ngồi vào bàn ăn cùng gia đình.

Phân loại ghế ăn dặm cho bé theo chất liệu

  • Ghế ăn dặm bằng gỗ

Ưu điểm của loại ghế ăn dặm bằng gỗ là vững chắc, không dễ đổ ngã. Ghế có dây đai an toàn và có thể điều chỉnh được mức độ cao thấp, để bé ngồi ăn chung với gia đình ở trên cao.

Tuy nhiên, ghế ăn dặm bằng gỗ rất nặng và cồng kềnh dù đã được gấp gọn. Ghế chỉ phù hợp để sử dụng ở nhà, rất khó để mang đi chơi hay đi du lịch xa. Nhược điểm lớn nhất của ghế là khó vệ sinh, khi cho trẻ ăn, bàn ghế dễ bị dây bẩn do thức ăn và khó có thể lau sạch sẽ được.

  • Ghế ăn dặm bằng nhựa

Ghế ăn dặm bằng nhựa có ưu điểm là gọn nhẹ, có thể tháo gập lại dễ dàng và dễ dàng di chuyển. Ngoài ra, loại ghế này cũng có các dây đai an toàn, giúp bố mẹ buộc cố định ghế của bé vào ghế ăn của người lớn. Do đó, ghế vẫn phù hợp cho bé ngồi ăn chung với gia đình ở trên bàn cao.

Những điểm cần có của một ghế ăn dặm cho bé an toàn

Khi đi mua ghế ăn dặm, bạn hãy chọn ghế có các đặc điểm sau:

  • Có bộ đai an toàn: Ghế ăn dặm có loại có và không có bộ đai an toàn. Bạn hãy chọn ghế có dây an toàn qua vai để bé không bị chúi về trước và tránh trường hợp bé với quá xa và té khỏi ghế. Ghế chỉ có đai bụng là không an toàn vì bé có nguy cơ té về trước.
  • Có phần đáy rộng: Khi bé ngồi, ghế sẽ bị nặng phần trên nên dễ đổ do mất cân bằng. Hãy khắc phục điều này bằng cách chọn ghế có phần đáy rộng chân to để ghế cân bằng hơn. Ghế loại này sẽ chiếm nhiều chỗ hơn nhưng con bạn sẽ được an toàn hơn.
  • Bánh xe có khóa: Nếu ghế của con có bánh xe, bạn hãy kiểm tra xem nó có khóa không. Khóa an toàn sẽ tránh việc xe di chuyển gây nguy hiểm cho con. Nếu con bạn đã biết mở khóa ghế, bạn hãy lấy một miếng vải quấn quanh mối khóa để bé không mở được nhé.
  • Có khớp bằng kim loại: Những đồ vật bằng nhựa rất dễ vỡ khi sử dụng lâu. Đã có rất nhiều ghế bị thu hồi vì những khớp nối bằng nhựa bị vỡ nên bạn hãy chọn những ghế có khớp nối bằng kim loại để dùng ghế được lâu hơn.

Mẹo sử dụng ghế ngồi ăn dặm an toàn cho con

Ghế ngồi ăn dặm rất tiện lợi và có ích cho con. Bạn chỉ cần biết những mẹo sau là trẻ luôn an toàn trên ghế ăn dặm:

1. Luôn chọn ghế vững vàng với phần đáy rộng

Khi chọn ghế ăn dặm, bạn hãy mua loại có trọng tâm thấp để ghế không dễ bị đổ. Các chân càng cách xa nhau thì ghế sẽ càng vững.

2. Kiểm tra độ chắc chắn của ghế trước khi cho trẻ ngồi

Trước khi cho trẻ ngồi vào ghế, bạn hãy kiểm tra xem ghế có dễ xê dịch không. Nếu ghế có bánh xe, hãy kiểm tra xem bánh xe đã khóa chưa. Nếu bạn dùng dây đai để gắn ghế, hãy kiểm tra các sợi dây đai này.

3. Kiểm tra dây an toàn thật kỹ

Để đảm bảo an toàn cho con, bạn hãy chọn dây an toàn có đầy đủ đai vai, đai bụng và đai chân thay vì những ghế chỉ có đai bụng. Khi bạn đã đặt con vào ghế, hãy nhớ khóa hết các đai thật chắc chắn để con không té khỏi ghế.

4. Đặt ghế ra xa bàn ăn

Dù bạn muốn con ngồi ăn cùng gia đình thì vẫn phải cẩn thận đừng để con ngồi quá gần. Trẻ có thể đá vào bàn và làm đổ ghế đấy. Bạn hãy kiểm tra chân con xem bé có đá tới bàn không.

5. Kiểm tra bàn ăn

Bạn hãy kiểm tra toàn bàn ăn xem có những vật có thể gây nguy hiểm cho con như những món dễ gây nghẹn, vật nhọn, đồ nóng hay thậm chí cả khăn trải bàn nữa. Bạn hãy đặt những vật này ngoài tầm với của trẻ hay đặt ghế ra xa hơn để trẻ ngồi ghế ăn dặm an toàn hơn.

6. Luôn để mắt tới con

Không có gì là an toàn tuyệt đối với con trẻ cả. Ngay cả khi bạn chỉ để đồ ăn mềm xung quanh, bé vẫn có nguy cơ bị nghẹn vì con chỉ đang trong quá trình tập ăn. Vì vậy, khi bé ngồi ăn trên ghế, bạn luôn cần để mắt đến con để xử lý kịp thời những chuyện có thể xảy ra.

Những trường hợp chấn thương liên quan tới ghế ăn dặm xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ. Bạn vẫn có thể bảo vệ con mình khỏi nguy cơ này bằng cách chọn ghế phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu của con. Hãy cẩn thận cho bé ngồi ghế ăn dặm an toàn để bữa ăn của gia đình thêm vui nhé.

Ngoài việc lựa chọn ghế ăn dặm cho bé, bạn cũng đừng quên đến thực đơn của con nhé. Bạn hãy tham khảo bài viết “9 thực phẩm dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng” để lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách đơn giản giúp bạn nhận biết tinh bột nghệ thật

(67)
Tinh bột nghệ – một thực phẩm tự nhiên có rất nhiều công dụng giúp bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trên thị trường hiện này bày bán rất nhiều loại tinh bột ... [xem thêm]

Định nghĩa và nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu

(13)
Bạn biết không, phụ nữ thường gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn so với nam giới, gây đau và bỏng rát khi đi tiểu.Bạn đang thắc mắc ... [xem thêm]

Rau củ hấp có phải là tốt nhất?

(16)
Bạn từng nghe qua nấu nướng sai cách sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong rau củ. Vậy làm thế nào để giữ lại chất dinh dưỡng đó? Có rất nhiều cách để ... [xem thêm]

Lòng trắc ẩn và hương vị của sự yêu thương

(17)
Mỗi con người chúng ta ai cũng có lòng trắc ẩn, mặc dù đôi khi nó bị vùi lấp dưới thành kiến và sự ích kỉ. Hãy vượt qua rào cản của những thứ tiêu ... [xem thêm]

Trị bệnh trào ngược axit cho người bệnh hen suyễn

(17)
Những người bị hen suyễn thường bị trào ngược axit mạn tính gần gấp đôi so với những người không bị hen suyễn và tình trạng này được gọi là bệnh ... [xem thêm]

Vitamin D: Những điều cần biết

(37)
Vitamin D có tác dụng gì? Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Cơ thể cần canxi để xây dựng xương và răng ở giai đoạn thiếu niên và giai đoạn vị thành ... [xem thêm]

10 cách để bạn siêng tập thể dục buổi sáng

(35)
Tập thể dục buổi sáng là cách tuyệt vời để thúc đẩy năng lượng và tâm trạng cho ngày mới hứng khởi. Nhưng liệu bạn đã biết cách tập đúng? Những ... [xem thêm]

Làm thế nào để người ăn chay không bị bệnh thiếu máu?

(90)
Cắt giảm thịt và các sản phẩm động vật trong các bữa ăn sẽ làm bạn tăng nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận cân bằng chế độ ăn uống và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN