Bài 45 – Những điều cần biết khi em bé ngôi mông (em bé để ngược)

(4.1) - 76 đánh giá

Em bé ngôi mông – hay ngôi ngược là gì?

Vào những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi thường quay đầu xuống dưới, để khi mẹ chuyển dạ sanh, đầu em bé ra trước (dân gian hay gọi ngôi thuận). Còn ngược lại, cái mông và/hoặc cái chân ở dưới, đầu em bé phía trên, gọi là ngôi mông (dân gian hay gọi ngôi ngược). Khi thai đủ tháng thì tỷ lệ ngôi mông đâu đó khoảng 3-4%.

Tại sao em bé không quay đầu?

Câu trả lời là “em không thích quay”, chứ bác sĩ cũng không biết tại sao. Những yếu tố sau đây có thể liên quan:

  • Đa thai (hơn 1 thai)
  • Ối quá ít hay quá nhiều
  • Tử cung mẹ có hình dạng bất thường hay có nhân xơ tử cung
  • Nhau tiền đạo (bánh nhau bám vị trí bất thường)
  • Sinh non

Vào những tuần cuối của thai kỳ, bác sĩ khám sẽ biết. Sau đó sẽ xác định bằng siêu âm thai.

Em bé ngôi mông sanh thường được không?

Có thể được. Ngày nay, hầu hết thai ngôi mông thường được chọn mổ chủ động. Cả sanh thường hay sanh mổ đều có nguy cơ nhưng đối với ngôi mông, sanh thường sẽ có nhiều tai biến hơn sanh mổ, và một số trường hợp không thể sanh thường (ví dụ: ngôi mông – con quá to).

Xem thêm bài: "Làm gì khi ngôi thai là ngôi mông" của Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh vs Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã Đan

Bác sĩ sẽ làm gì khi thai tôi ngôi mông?

Việc theo dõi thai vẫn tiếp tục, cho đến khi bé trưởng thành (đủ ngày đủ tháng). Khi thai 36-38 tuần, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về ngoại xoay thai. Đây là thủ thuật hỗ trợ xoay bé về ngôi đầu, tuy nhiên không thể áp dụng cho mọi trường hợp. Chưa kể một số tai biến nghe khá “rùng rợn” có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật ngoại xoay thai, ví dụ như: vỡ ối non, sanh non, nhau bong non…Thủ thuật này KHÔNG thực hiện nếu bạn mang đa thai, nhau tiền đạo, nguy cơ sanh non hoặc có ra huyết âm đạo. Bắt buộc thực hiện ở nơi có điều kiện gây mê hồi sức tốt, có thể mổ lấy thai cấp cứu và đội ngũ bác sĩ Nhi khoa sơ sinh luôn sẵn sàng.

Một số tài liệu ghi nhận cho mẹ nghe nhạc, tập thể dục…nhưng chưa thấy khuyến cáo thực hành. Mẹ nghe nhạc nhảy nhót đến thai xoay đầu chắc….cũng khó!

Nếu thai tôi ngôi mông và tôi có nguyện vọng sinh thường thì sao?

Thì bạn nên thảo luận với bác sĩ những lợi ích và nguy cơ của việc sanh thường trong tình huống này. Bác sĩ của bạn sẽ giải thích cho bạn rằng nguyện vọng của bạn có thực hiện được hay không (mình nghĩ nguyện vọng này chính đáng). Kinh nghiệm, kỹ năng của bác sĩ Sản khoa đang theo dõi cho bạn là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với theo dõi thai, theo dõi chuyển dạ – sanh ngôi mông, bạn nên lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1500914110005168
  • If your baby is breech – Patient education FAQ – ACOG
    Breech births – American pregnancy association
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Sử dụng thuốc trong thai kỳ

    (93)
    Biên dịch: Trần Hà Minh Trung, Trần Thị Thu Hiệu đính: BS. Bùi Thị Phương Loan Nếu bạn đang mang thai hoặc đang dự định có thai và muốn có một em bé khỏe ... [xem thêm]

    5 kiểu cơn co tử cung trong thai kỳ và những điều sản phụ cần biết

    (73)
    Biên dịch: Vân Trần Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Những cơn co tử cung có liên quan đến sự co thắt và dày lên của cơ tử cung. Cơn đau hay cơn co thắt ... [xem thêm]

    Sinh mổ nhiều lần nguy hiểm như thế nào?

    (91)
    Nhiều bệnh nhân hỏi mình về vấn đề mổ lấy thai nhiều lần, 2-3 thậm chí 4 lần có nguy hiểm gì không? Mình post lên đây phần trả lời cho 1 chị bệnh nhân ... [xem thêm]

    Bài 18 – Nếu phải xin tinh trùng

    (50)
    Nếu phải xin tinh trùng… …thì đừng hát bài “Nếu phải xa nhau….” Sau những xét nghiệm cần thiết, tôi đã giải thích cho anh chị một cách thận trọng ... [xem thêm]

    Bài 5 – Những thắc mắc khi đi khám hiếm muộn

    (50)
    Đi khám bệnh (tim, gan, phổi…) thì thấy bình thường rồi. Bạn “hiên ngang” gọi xin sếp và thông báo với bạn bè đồng nghiệp mình đi khám bệnh. Vậy thì ... [xem thêm]

    Xét nghiệm thường quy trong thai kì

    (18)
    Tại sao cần phải làm xét nghiệm khi đang mang thai? Những xét nghiệm được làm cho tất cả phụ nữ mang thai như là một phần của kế hoạch chăm sóc trước ... [xem thêm]

    Khởi phát chuyển dạ là gì?

    (45)
    Khởi phát chuyển dạ Khởi phát chuyển dạ là việc sử dụng các loại thuốc hoặc các phương pháp khác để khởi phát chuyển dạ. Tại sao phải khởi phát ... [xem thêm]

    Béo phì ở phụ nữ mang thai

    (98)
    BMI của mẹ – nguy cơ lớn nhất của béo phì ở trẻ em Một nghiên cứu trên 45.000 phụ nữ cho thấy nồng độ glucose trong máu tăng nhưng vẫn ở dưới mức ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN